Sự kiện Lư Câu Kiều xảy ra vào ngày 7 tháng 7 năm 1937 được xem là sự kiện mở đầu cho cuộc Chiến tranh Trung - Nhật. Thậm chí nhiều sử gia còn nhận định, đây có thể coi là một trong chuỗi sự kiện, mở đầu cho Chiến tranh Thế giới thứ hai ở châu Á - Thái Bình Dương.Diễn biến của vụ việc bắt đầu từ tháng 7/1937, khi Nhật tiến hành nhiều trận tập trận gần phía Tây cầu Lư Câu. Những cuộc tập trận này còn được tổ chức vào ban đêm - một kiểu tập trận rất không bình thường ở thời điểm đó.Tới đêm ngày 7/7/1937, một cuộc tập trận ban đêm của binh lính Nhật Hoàng lại diễn ra mà không thông báo cho phía Trung Quốc trước, khiến lính Trung Quốc căng thẳng, nổ súng bắn cảnh cáo do tưởng nhầm bị tấn công.Tới 11 giờ đêm, hai bên chính thức đụng độ, lính Nhật dùng súng trường và súng máy tấn công trả đũa toán lính Trung Quốc, trong khi đó phía Trung Quốc dù có trang bị thô sơ hơn, nhưng lại có quân số đông hơn.Súng ngừng nổ ngay trong đêm, các cấp chỉ huy của hai bên quyết định hòa hoãn. Tuy nhiên tới 5 giờ sáng, quân Nhật với súng máy, sơn pháo và cả thiết giáp, đã tấn công cầu Lư Câu.Quân Nhật đã nhanh chóng chiếm được cây cầu cùng một vài vùng lân cận, tới tận ngày 9/7, quân Trung Quốc lợi dụng sương mù và mưa, đã tổ chức phản công chiếm lại cây cầu này.Sau đó, các bên thỏa thuận rút quân, trả lại hiện trạng ban đầu. Giấy tờ ký kết chưa kịp ráo mực, tới đêm ngày 9/7, Nhật đã tổ chức tăng cường lực lượng, tới ngày 25 chiến dịch nổ ra và quân Nhật chiếm được thị trấn Uyển Bình cùng cầu Lư Câu.Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo sau sự kiện này đã như giọt nước tràn ly, không thể hòa hoãn. Sự kiện Nhật Bản chiếm cầu Lư Câu và Uyển Bình, được cho là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến quy mô toàn diện ở Bắc Bình - Thiên Tân vào cuối tháng 7 cùng năm.Nhiều tài liệu sau này được hé lộ, đã cho thấy sự kiện cầu Lư Câu rất có thể là do Nhật Bản dàn dựng lên, chủ đích là để gây chiến với Trung Quốc một cách toàn diện, sau đó sử dụng vũ lực để xâm lược quốc gia đông dân nhất thế giới này.Chiến tranh Trung - Nhật sau đó đã nổ ra và tới tận 9/9/1945 - khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh - cuộc chiến tranh này mới chính thức kết thúc.Thực tế, Nhật Bản và Trung Quốc đã trong tình trạng chiến tranh từ khi Tokyo chiếm đóng Mãn Châu vào năm 1931, tuy nhiên cuộc chiến này chỉ leo thang lên thành chiến tranh tổng lực, sau sự kiện 7 tháng 7 kể trên.Lý do Nhật Bản muốn xâm lược Trung Quốc, rất đơn giản đó là vì Bắc Kinh nắm trong tay một lực lượng lao động khổng lồ, kèm theo đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích đất nông nghiệp rất lớn.Trong cuộc Chiến tranh Trung - Nhật sau này, Bắc Kinh đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về mặt quân sự từ cả Liên Xô và Đức (giai đoạn 1937 tới 1942) và sau này là giúp sức từ Mỹ (kể từ sau năm 1942).Chiến tranh Trung - Nhật cũng được coi là cuộc chiến lớn nhất châu Á trong thế kỷ 20. Ước tính, có khoảng hơn 20 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến này, chủ yếu là người dân thường Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina. Những thước phim cực kỳ hiếm hoi ghi lại trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật. Nguồn: TheArchive.
Sự kiện Lư Câu Kiều xảy ra vào ngày 7 tháng 7 năm 1937 được xem là sự kiện mở đầu cho cuộc Chiến tranh Trung - Nhật. Thậm chí nhiều sử gia còn nhận định, đây có thể coi là một trong chuỗi sự kiện, mở đầu cho Chiến tranh Thế giới thứ hai ở châu Á - Thái Bình Dương.
Diễn biến của vụ việc bắt đầu từ tháng 7/1937, khi Nhật tiến hành nhiều trận tập trận gần phía Tây cầu Lư Câu. Những cuộc tập trận này còn được tổ chức vào ban đêm - một kiểu tập trận rất không bình thường ở thời điểm đó.
Tới đêm ngày 7/7/1937, một cuộc tập trận ban đêm của binh lính Nhật Hoàng lại diễn ra mà không thông báo cho phía Trung Quốc trước, khiến lính Trung Quốc căng thẳng, nổ súng bắn cảnh cáo do tưởng nhầm bị tấn công.
Tới 11 giờ đêm, hai bên chính thức đụng độ, lính Nhật dùng súng trường và súng máy tấn công trả đũa toán lính Trung Quốc, trong khi đó phía Trung Quốc dù có trang bị thô sơ hơn, nhưng lại có quân số đông hơn.
Súng ngừng nổ ngay trong đêm, các cấp chỉ huy của hai bên quyết định hòa hoãn. Tuy nhiên tới 5 giờ sáng, quân Nhật với súng máy, sơn pháo và cả thiết giáp, đã tấn công cầu Lư Câu.
Quân Nhật đã nhanh chóng chiếm được cây cầu cùng một vài vùng lân cận, tới tận ngày 9/7, quân Trung Quốc lợi dụng sương mù và mưa, đã tổ chức phản công chiếm lại cây cầu này.
Sau đó, các bên thỏa thuận rút quân, trả lại hiện trạng ban đầu. Giấy tờ ký kết chưa kịp ráo mực, tới đêm ngày 9/7, Nhật đã tổ chức tăng cường lực lượng, tới ngày 25 chiến dịch nổ ra và quân Nhật chiếm được thị trấn Uyển Bình cùng cầu Lư Câu.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo sau sự kiện này đã như giọt nước tràn ly, không thể hòa hoãn. Sự kiện Nhật Bản chiếm cầu Lư Câu và Uyển Bình, được cho là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến quy mô toàn diện ở Bắc Bình - Thiên Tân vào cuối tháng 7 cùng năm.
Nhiều tài liệu sau này được hé lộ, đã cho thấy sự kiện cầu Lư Câu rất có thể là do Nhật Bản dàn dựng lên, chủ đích là để gây chiến với Trung Quốc một cách toàn diện, sau đó sử dụng vũ lực để xâm lược quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Chiến tranh Trung - Nhật sau đó đã nổ ra và tới tận 9/9/1945 - khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh - cuộc chiến tranh này mới chính thức kết thúc.
Thực tế, Nhật Bản và Trung Quốc đã trong tình trạng chiến tranh từ khi Tokyo chiếm đóng Mãn Châu vào năm 1931, tuy nhiên cuộc chiến này chỉ leo thang lên thành chiến tranh tổng lực, sau sự kiện 7 tháng 7 kể trên.
Lý do Nhật Bản muốn xâm lược Trung Quốc, rất đơn giản đó là vì Bắc Kinh nắm trong tay một lực lượng lao động khổng lồ, kèm theo đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích đất nông nghiệp rất lớn.
Trong cuộc Chiến tranh Trung - Nhật sau này, Bắc Kinh đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về mặt quân sự từ cả Liên Xô và Đức (giai đoạn 1937 tới 1942) và sau này là giúp sức từ Mỹ (kể từ sau năm 1942).
Chiến tranh Trung - Nhật cũng được coi là cuộc chiến lớn nhất châu Á trong thế kỷ 20. Ước tính, có khoảng hơn 20 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến này, chủ yếu là người dân thường Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Những thước phim cực kỳ hiếm hoi ghi lại trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật. Nguồn: TheArchive.