Chiến tranh Thế giới thứ 1 là một trong những cuộc chiến có tác động lớn đến lịch sử nhân loại về mọi mặt từ khoa học kỹ thuật cho đến cách thức con người tạo ra một cuộc chiến. Từ các loại súng, pháo "truyền thống thời bấy giờ", chiến tranh đã hoàn toàn thay đổi với sự xuất hiện thêm của máy bay và xe tăng - mở ra kỷ nguyên chiến tranh hiện đại và ngày càng tàn khốc hơn.Mẫu vũ khí đầu tiên khiến chiến tranh thay đổi rõ nét nhất chính là sự xuất hiện của máy bay chiến đấu. Nó được xem là đóng vai trò quyết định trong việc định hình chiến tranh hiện đại. Loại vũ khí này hoàn toàn mới mẻ trên chiến trường và với cả những người sử dụng chúng.Bên cạnh chiến đấu, máy bay còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như do thám trên không, ném bom cho đến vận chuyển binh sĩ. Dù vậy vai trò của máy bay trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 vẫn còn khá hạn chế một phần do giới hạn về công nghệ hàng không lúc đó.Tuy nhiên cũng nhờ chiến tranh ngành công nghiệp hàng không thế giới mới bắt đầu thực sự phát triển với hàng loạt ứng dụng mới không chỉ trong mục đích quân sự mà còn cả dân sự. Từ những chiếc máy bay làm bằng gỗ và giấy bồi cho đến những chiếc phi cơ làm bằng kim loại đã chứng minh được sự phát triển thần tốc của ngành công nghiệp mới mẻ này.Phát minh thứ hai trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh không phải là một loại vũ khí giết người mà lại là cứu người - đó chính là phẫu thuật tái tạo. Sự xuất hiện của nó về cơ bản đã cứu sống hàng ngàn hoặc hàng trăm ngàn binh sĩ lẫn dân thường bị thương tật do bom đạn và trao cho họ một cơ hội mới.Phát minh này ngày nay vẫn góp phần vào sự phát triển của ngành y học thế giới, khi nó không chỉ cứu sống mà còn giúp con người lấy lại các bộ phận bị khiếm khuyết trên cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và đây cũng là một trong những mặt tốt hiếm hoi mà chiến tranh mang lại cho nhân loại.Nếu trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, máy bay chiến đấu lần đầu tiên xuất hiện trên không thì dưới mặt đất lại là những chiếc xe tăng. Những cỗ máy bọc thép trang bị súng máy và pháo này ngay khi xuất hiện được ví như những con quái vật trên chiến trường dễ dàng san phẳng hệ thống phòng tuyến của đối phương trong khoảng thời gian ngắn.Quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa xe tăng vào trang bị là Anh trong Trận Somme (1916). Ngay sau đó các quốc gia khác cũng bắt đầu đưa những chiếc xe tăng đầu tiên của mình vào tham chiến. Tuy nhiên hầu hết các dòng xe tăng vời thời kỳ này đều quá cồng kềnh và sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa khi gặp vật cản nên khả năng thực chiến của chúng chưa cao.Tuy nhiên, kể từ đó cho đến nay xe tăng đã nhanh chóng trở thành thứ vũ khí không thể thiếu trên chiến trường với thiết kế nhỏ gọn và cơ động hơn. Cùng với sự xuất hiện của xe tăng học thuyết quân sự của nhiều quốc gia trên thế giới cũng được thay đổi nhằm phù hợp hơn với yêu cầu của chiến trường điển hình trong số đó có thể kể tới học thuyết quân sự Blitzkrieg của Đức.Một trong những phát minh khác trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 vẫn còn hữu dụng cho tới tận ngày nay đó là những bức ảnh thám không được chụp từ trên cao. Tất nhiên sự ra đời của chúng là nhằm phục vụ cho mục đích quân sự với nhiệm vụ chính là thu thập thông tin tình báo hoặc trinh sát đối phương.Hầu hết các bức ảnh thám không vào thời kỳ này đều được chụp từ các loại máy bay chiến đấu bay tầm thấp với chất lượng ảnh khá thấp nhưng vẫn cung cấp một phần nào đó thông tin như bố trí hệ thống phòng tuyến của đối phương, trang bị, quân số. Ngoài ra những bức ảnh nào còn giúp quân đội các nước xây dựng phòng tuyến một cách hiệu quả nhất trước các đợt tấn công của kẻ thù.Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ những bức ảnh chụp từ trên cao ngày nay ngày càng rõ nét và chi tiết hơn bao giờ hết, chúng có thể được chụp bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay, phương tiện bay không người lái, vệ tinh hay cả từ khinh khí cầu. Đây cũng là một phát minh quân sự được ứng dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực dân sự khác nhau.Nằm ở vị trí cuối cùng trong danh sách phát minh làm thay đổi bộ mặt chiến tranh đó chính là pháo binh và lực lượng này cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Số lượng pháo cối được sử dụng trong cuộc chiến này nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến nào trước đó do con người gây ra.Kích thước của những quả pháo cũng trở nên lớn hơn, sức công phá mạnh hơn và đa năng hơn, thậm chí trong giai đoạn này cũng đã xuất hiện các loại đạn pháo hóa học không gây chết người nhưng lại khiến đối phương mất khả năng chiến đấu.Và cũng từ đây khái niệm về những khẩu siêu pháo cũng xuất hiện với trọng lượng hàng chục tấn và có cỡ nòng lên tới 300mm điển hình trong số đó là những khẩu pháo của Đức. Ngày nay pháo binh vẫn đóng vai trò quan trọng trên chiến trường nhưng ở nhiều cấp độ khác nhau và nó không còn đơn thuần chỉ là những khẩu pháo bắn đạn thông thường mà còn bao gồm cả đạn có động cơ trợ lực với tầm bắn lên tới hàng trăm km. Video Tóm tắt nhanh Thế chiến 1 - Nguồn: Tóm tắt nhanh
Chiến tranh Thế giới thứ 1 là một trong những cuộc chiến có tác động lớn đến lịch sử nhân loại về mọi mặt từ khoa học kỹ thuật cho đến cách thức con người tạo ra một cuộc chiến. Từ các loại súng, pháo "truyền thống thời bấy giờ", chiến tranh đã hoàn toàn thay đổi với sự xuất hiện thêm của máy bay và xe tăng - mở ra kỷ nguyên chiến tranh hiện đại và ngày càng tàn khốc hơn.
Mẫu vũ khí đầu tiên khiến chiến tranh thay đổi rõ nét nhất chính là sự xuất hiện của máy bay chiến đấu. Nó được xem là đóng vai trò quyết định trong việc định hình chiến tranh hiện đại. Loại vũ khí này hoàn toàn mới mẻ trên chiến trường và với cả những người sử dụng chúng.
Bên cạnh chiến đấu, máy bay còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như do thám trên không, ném bom cho đến vận chuyển binh sĩ. Dù vậy vai trò của máy bay trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 vẫn còn khá hạn chế một phần do giới hạn về công nghệ hàng không lúc đó.
Tuy nhiên cũng nhờ chiến tranh ngành công nghiệp hàng không thế giới mới bắt đầu thực sự phát triển với hàng loạt ứng dụng mới không chỉ trong mục đích quân sự mà còn cả dân sự. Từ những chiếc máy bay làm bằng gỗ và giấy bồi cho đến những chiếc phi cơ làm bằng kim loại đã chứng minh được sự phát triển thần tốc của ngành công nghiệp mới mẻ này.
Phát minh thứ hai trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh không phải là một loại vũ khí giết người mà lại là cứu người - đó chính là phẫu thuật tái tạo. Sự xuất hiện của nó về cơ bản đã cứu sống hàng ngàn hoặc hàng trăm ngàn binh sĩ lẫn dân thường bị thương tật do bom đạn và trao cho họ một cơ hội mới.
Phát minh này ngày nay vẫn góp phần vào sự phát triển của ngành y học thế giới, khi nó không chỉ cứu sống mà còn giúp con người lấy lại các bộ phận bị khiếm khuyết trên cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và đây cũng là một trong những mặt tốt hiếm hoi mà chiến tranh mang lại cho nhân loại.
Nếu trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, máy bay chiến đấu lần đầu tiên xuất hiện trên không thì dưới mặt đất lại là những chiếc xe tăng. Những cỗ máy bọc thép trang bị súng máy và pháo này ngay khi xuất hiện được ví như những con quái vật trên chiến trường dễ dàng san phẳng hệ thống phòng tuyến của đối phương trong khoảng thời gian ngắn.
Quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa xe tăng vào trang bị là Anh trong Trận Somme (1916). Ngay sau đó các quốc gia khác cũng bắt đầu đưa những chiếc xe tăng đầu tiên của mình vào tham chiến. Tuy nhiên hầu hết các dòng xe tăng vời thời kỳ này đều quá cồng kềnh và sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa khi gặp vật cản nên khả năng thực chiến của chúng chưa cao.
Tuy nhiên, kể từ đó cho đến nay xe tăng đã nhanh chóng trở thành thứ vũ khí không thể thiếu trên chiến trường với thiết kế nhỏ gọn và cơ động hơn. Cùng với sự xuất hiện của xe tăng học thuyết quân sự của nhiều quốc gia trên thế giới cũng được thay đổi nhằm phù hợp hơn với yêu cầu của chiến trường điển hình trong số đó có thể kể tới học thuyết quân sự Blitzkrieg của Đức.
Một trong những phát minh khác trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 vẫn còn hữu dụng cho tới tận ngày nay đó là những bức ảnh thám không được chụp từ trên cao. Tất nhiên sự ra đời của chúng là nhằm phục vụ cho mục đích quân sự với nhiệm vụ chính là thu thập thông tin tình báo hoặc trinh sát đối phương.
Hầu hết các bức ảnh thám không vào thời kỳ này đều được chụp từ các loại máy bay chiến đấu bay tầm thấp với chất lượng ảnh khá thấp nhưng vẫn cung cấp một phần nào đó thông tin như bố trí hệ thống phòng tuyến của đối phương, trang bị, quân số. Ngoài ra những bức ảnh nào còn giúp quân đội các nước xây dựng phòng tuyến một cách hiệu quả nhất trước các đợt tấn công của kẻ thù.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ những bức ảnh chụp từ trên cao ngày nay ngày càng rõ nét và chi tiết hơn bao giờ hết, chúng có thể được chụp bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay, phương tiện bay không người lái, vệ tinh hay cả từ khinh khí cầu. Đây cũng là một phát minh quân sự được ứng dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực dân sự khác nhau.
Nằm ở vị trí cuối cùng trong danh sách phát minh làm thay đổi bộ mặt chiến tranh đó chính là pháo binh và lực lượng này cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Số lượng pháo cối được sử dụng trong cuộc chiến này nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến nào trước đó do con người gây ra.
Kích thước của những quả pháo cũng trở nên lớn hơn, sức công phá mạnh hơn và đa năng hơn, thậm chí trong giai đoạn này cũng đã xuất hiện các loại đạn pháo hóa học không gây chết người nhưng lại khiến đối phương mất khả năng chiến đấu.
Và cũng từ đây khái niệm về những khẩu siêu pháo cũng xuất hiện với trọng lượng hàng chục tấn và có cỡ nòng lên tới 300mm điển hình trong số đó là những khẩu pháo của Đức. Ngày nay pháo binh vẫn đóng vai trò quan trọng trên chiến trường nhưng ở nhiều cấp độ khác nhau và nó không còn đơn thuần chỉ là những khẩu pháo bắn đạn thông thường mà còn bao gồm cả đạn có động cơ trợ lực với tầm bắn lên tới hàng trăm km.
Video Tóm tắt nhanh Thế chiến 1 - Nguồn: Tóm tắt nhanh