Trận Brody diễn ra từ ngày 23 tới ngày 30/6/1941. Đây là một trong những trận đấu xe tăng quy mô lớn đầu tiên ở Mặt trận Phía Đông trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.Trận chiến này có sự tham gia của các sư đoàn xe tăng số 9, 11, 13, 14 và 15 thuộc Tập đoàn xe tăng 1 Đức cùng sư đoàn xe tăng số 23 thuộc tập đoàn quân số 6 và quân đoàn cơ giới số 44 thuộc Tập đoàn quân 17. Nguồn ảnh: Pinterest.Đối đầu với phía Đức, Liên Xô có các quân đoàn cơ giới 8, 9, 15, 19 và 22 thuộc tập đoàn quân số 5, 6 của Phương diện quân Tây Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Xét về mặt quy mô, hai bên đã ném vào trận chiến này số xe tăng đủ để biến Brody thành trận đấu tăng lớn thứ hai trong lịch sử chiến tranh thế giới - chỉ sau trận Vòng cung Kurk. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, Đức huy động vào trận chiến này tổng cộng 750 xe tăng trong khi đối đầu với họ là 3.500 xe tăng Liên Xô. Với quyết tâm bảo vệ tổ quốc và ưu thế số lượng vượt trội, Liên Xô đã mắc phải liên tiếp nhiều sai lầm trong việc điều quân khiến lực lượng thiết giáp của họ bị thua đau đối thủ có quân số bằng 1/5. Nguồn ảnh: Warhistory.Phía xe tăng Đức, với các loại xe tăng có liên lạc bộ đàm nội bộ có thể phối hợp với nhau cực kỳ nhuần nhuyễn chống lại các pha tấn công vũ bão vốn chỉ dựa vào số đông của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.Ở chiều hướng ngược lại, lính tăng của Liên Xô chưa từng đánh lớn và có rất ít kinh nghiệm thực chiến trên một chiến trường quy mô như thế này đã đưa ra các phán đoán sai lầm trong đội hình, rất dễ dẫn tới rối loại. Do các xe tăng Liên Xô thời gian đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai không có bộ đàm nội bộ giữa các xe với nhau, một khi đã rối loạn đội hình họ gần như mất hoàn toàn khả năng chiến đấu và buộc phải rút lui để tái tổ chức lại. Nguồn ảnh: TA.Không có liên lạc cũng đồng nghĩa với việc các phương án tác chiến sẽ chỉ được ấn định lúc bàn bạc trước trận đánh và buộc phải tuân theo chứ không thể thay đổi thiên biến vạn hoá tuỳ theo tình hình trên chiến trường được, đây được xem là lý do khiến Liên Xô thảm bại trong trận này. Nguồn ảnh: WWII.Sau hơn một tuần giao tranh, Liên Xô mất tổng cộng 800 xe tăng các loại, bao gồm chủ yếu là các loại xe tăng hạng nhẹ nhưng cũng có không ít trong số đó là xe tăng hạng nặng bị Không quân Đức tiêu diệt từ trước khi chúng có cơ hội tham gia vào trận đánh. Nguồn ảnh: Pinterest.Về phía Đức, thiệt hại cũng không hề nhỏ khi có tới 200 xe tăng tương đương với gần 1/3 lực lượng bị tiêu diệt. Tuy nhiên bù lại, cánh quân thiết giáp mạnh bậc nhất của Liên Xô ở hướng Tây Nam lúc bấy giờ coi như đã bị mất khả năng chiến đấu và buộc phải rút lui. Nguồn ảnh: Pinterest.Trước thất bại thảm hại với một đối thủ có quân số chỉ bằng 1/5 này, Uỷ viên Hội đồng Quân sự Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô, chỉnh uỷ quân Đoàn N. N. Vashughin đã tự sát vào ngày 30/6/1941 - ngày cuộc chiến kết thúc và lệnh rút lui được ban ra. Nguồn ảnh: Wiki.Thất bại tại Brody của Liên Xô cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến Đức có thể dồn quân, tấn công thẳng vào Kiev bằng các lực lượng cơ giới hạng nặng mà không vấp phải phản kháng đáng kể nào của phía Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh thiết giáp của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trận Brody diễn ra từ ngày 23 tới ngày 30/6/1941. Đây là một trong những trận đấu xe tăng quy mô lớn đầu tiên ở Mặt trận Phía Đông trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trận chiến này có sự tham gia của các sư đoàn xe tăng số 9, 11, 13, 14 và 15 thuộc Tập đoàn xe tăng 1 Đức cùng sư đoàn xe tăng số 23 thuộc tập đoàn quân số 6 và quân đoàn cơ giới số 44 thuộc Tập đoàn quân 17. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đối đầu với phía Đức, Liên Xô có các quân đoàn cơ giới 8, 9, 15, 19 và 22 thuộc tập đoàn quân số 5, 6 của Phương diện quân Tây Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xét về mặt quy mô, hai bên đã ném vào trận chiến này số xe tăng đủ để biến Brody thành trận đấu tăng lớn thứ hai trong lịch sử chiến tranh thế giới - chỉ sau trận Vòng cung Kurk. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, Đức huy động vào trận chiến này tổng cộng 750 xe tăng trong khi đối đầu với họ là 3.500 xe tăng Liên Xô. Với quyết tâm bảo vệ tổ quốc và ưu thế số lượng vượt trội, Liên Xô đã mắc phải liên tiếp nhiều sai lầm trong việc điều quân khiến lực lượng thiết giáp của họ bị thua đau đối thủ có quân số bằng 1/5. Nguồn ảnh: Warhistory.
Phía xe tăng Đức, với các loại xe tăng có liên lạc bộ đàm nội bộ có thể phối hợp với nhau cực kỳ nhuần nhuyễn chống lại các pha tấn công vũ bão vốn chỉ dựa vào số đông của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở chiều hướng ngược lại, lính tăng của Liên Xô chưa từng đánh lớn và có rất ít kinh nghiệm thực chiến trên một chiến trường quy mô như thế này đã đưa ra các phán đoán sai lầm trong đội hình, rất dễ dẫn tới rối loại. Do các xe tăng Liên Xô thời gian đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai không có bộ đàm nội bộ giữa các xe với nhau, một khi đã rối loạn đội hình họ gần như mất hoàn toàn khả năng chiến đấu và buộc phải rút lui để tái tổ chức lại. Nguồn ảnh: TA.
Không có liên lạc cũng đồng nghĩa với việc các phương án tác chiến sẽ chỉ được ấn định lúc bàn bạc trước trận đánh và buộc phải tuân theo chứ không thể thay đổi thiên biến vạn hoá tuỳ theo tình hình trên chiến trường được, đây được xem là lý do khiến Liên Xô thảm bại trong trận này. Nguồn ảnh: WWII.
Sau hơn một tuần giao tranh, Liên Xô mất tổng cộng 800 xe tăng các loại, bao gồm chủ yếu là các loại xe tăng hạng nhẹ nhưng cũng có không ít trong số đó là xe tăng hạng nặng bị Không quân Đức tiêu diệt từ trước khi chúng có cơ hội tham gia vào trận đánh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về phía Đức, thiệt hại cũng không hề nhỏ khi có tới 200 xe tăng tương đương với gần 1/3 lực lượng bị tiêu diệt. Tuy nhiên bù lại, cánh quân thiết giáp mạnh bậc nhất của Liên Xô ở hướng Tây Nam lúc bấy giờ coi như đã bị mất khả năng chiến đấu và buộc phải rút lui. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trước thất bại thảm hại với một đối thủ có quân số chỉ bằng 1/5 này, Uỷ viên Hội đồng Quân sự Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô, chỉnh uỷ quân Đoàn N. N. Vashughin đã tự sát vào ngày 30/6/1941 - ngày cuộc chiến kết thúc và lệnh rút lui được ban ra. Nguồn ảnh: Wiki.
Thất bại tại Brody của Liên Xô cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến Đức có thể dồn quân, tấn công thẳng vào Kiev bằng các lực lượng cơ giới hạng nặng mà không vấp phải phản kháng đáng kể nào của phía Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh thiết giáp của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.