Đầu tháng 8/1955, quân đội Mỹ đã lần đầu tiên bay thử máy bay do thám U-2 tại căn cứ quân sự Nevada của quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, nguyên mẫu của máy bay U-2 đã thể hiện khả năng bay tuyệt hảo mặc dù điều kiện thời tiết không thực sự được thuận lợi. Nguồn ảnh: BI.Chuyến bay thử trong điều kiện thời tiết không hoàn hảo đã mở ra một triển vọng cực kỳ lớn cho máy bay do thám U-2 và chỉ ba ngày sau chuyến bay thử nghiệm này, máy bay do thám U-2 đã được sử dụng chính thức lần đầu tiên. Nguồn ảnh: BI.Trước đó, siêu máy bay do thám U-2 này đã được Lockheed Martin phát triển một cách bí mật theo một hợp đồng của chính phủ Mỹ với mục đích "tối thượng" đó là do thám Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.Để có thể hoạt động được trong lãnh thổ Liên Xô, máy bay do thám U-2 được phát triển để bay lên độ cao lớn nhất có thể, vượt qua ngoài tầm với của mọi loại máy bay và tên lửa phòng không khác mà Liên Xô đang sử dụng thời điểm đó. Nguồn ảnh: BI.Vào thời điểm được ra đời, máy bay do thám U-2 của Mỹ có khả năng bay lên độ cao tối đa hơn 24.000 mét. Đây là độ cao lớn hơn mọi tầm bắn tên lửa và tầm bay của máy bay chiến đấu, máy bay đánh chặn trong biên chế của Liên Xô thời điểm đó. Nguồn ảnh: BI.Ngoài khả năng có trần bay cực lớn, máy bay U-2 của Mỹ còn có khả năng bay liên tục với thời gian cực lâu, lên tới 12 tiếng - đủ để nó trinh sát sâu vào lãnh thổ Liên Xô với tốc độ hành trình khoảng 880 km/h. Nguồn ảnh: BI.Với việc bay ở độ cao lớn tới như vậy, hệ thống ống kính và máy chụp ảnh do thám của U-2 cũng được thiết kế cực kỳ đặc biệt, dựa trên thiết kế máy ảnh chụp do thám Mặt Trăng do NASA phát triển. Sau khi chụp, cần trải qua nhiều quá trình xử lý ảnh để có thể có được những hình ảnh sắc nét nhất về các căn cứ quân sự, các khí tài quân sự nguy hiểm của Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.Tổng cộng đã có 104 chiếc máy bay do thám U-2 từng được Mỹ sản xuất và tới nay vẫn còn một số lượng nhỏ phục vụ trong NASA để nghiên cứu không gian. Trong quá khứ, Đài Loan cũng từng được Mỹ viện trợ loại máy bay này để do thám Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ "khiêu vũ với tử thần" trên bầu trời Việt Nam
Đầu tháng 8/1955, quân đội Mỹ đã lần đầu tiên bay thử máy bay do thám U-2 tại căn cứ quân sự Nevada của quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.
Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, nguyên mẫu của máy bay U-2 đã thể hiện khả năng bay tuyệt hảo mặc dù điều kiện thời tiết không thực sự được thuận lợi. Nguồn ảnh: BI.
Chuyến bay thử trong điều kiện thời tiết không hoàn hảo đã mở ra một triển vọng cực kỳ lớn cho máy bay do thám U-2 và chỉ ba ngày sau chuyến bay thử nghiệm này, máy bay do thám U-2 đã được sử dụng chính thức lần đầu tiên. Nguồn ảnh: BI.
Trước đó, siêu máy bay do thám U-2 này đã được Lockheed Martin phát triển một cách bí mật theo một hợp đồng của chính phủ Mỹ với mục đích "tối thượng" đó là do thám Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Để có thể hoạt động được trong lãnh thổ Liên Xô, máy bay do thám U-2 được phát triển để bay lên độ cao lớn nhất có thể, vượt qua ngoài tầm với của mọi loại máy bay và tên lửa phòng không khác mà Liên Xô đang sử dụng thời điểm đó. Nguồn ảnh: BI.
Vào thời điểm được ra đời, máy bay do thám U-2 của Mỹ có khả năng bay lên độ cao tối đa hơn 24.000 mét. Đây là độ cao lớn hơn mọi tầm bắn tên lửa và tầm bay của máy bay chiến đấu, máy bay đánh chặn trong biên chế của Liên Xô thời điểm đó. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài khả năng có trần bay cực lớn, máy bay U-2 của Mỹ còn có khả năng bay liên tục với thời gian cực lâu, lên tới 12 tiếng - đủ để nó trinh sát sâu vào lãnh thổ Liên Xô với tốc độ hành trình khoảng 880 km/h. Nguồn ảnh: BI.
Với việc bay ở độ cao lớn tới như vậy, hệ thống ống kính và máy chụp ảnh do thám của U-2 cũng được thiết kế cực kỳ đặc biệt, dựa trên thiết kế máy ảnh chụp do thám Mặt Trăng do NASA phát triển. Sau khi chụp, cần trải qua nhiều quá trình xử lý ảnh để có thể có được những hình ảnh sắc nét nhất về các căn cứ quân sự, các khí tài quân sự nguy hiểm của Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng đã có 104 chiếc máy bay do thám U-2 từng được Mỹ sản xuất và tới nay vẫn còn một số lượng nhỏ phục vụ trong NASA để nghiên cứu không gian. Trong quá khứ, Đài Loan cũng từng được Mỹ viện trợ loại máy bay này để do thám Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ "khiêu vũ với tử thần" trên bầu trời Việt Nam