Việc Thổ Nhĩ Kỳ điều động lực lượng tới tham chiến tại Libya đã biến xung đột giữa Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) và Quân đội Quốc gia Libya (LNA) thành chiến tranh ủy nhiệm mới tại Trung Đông.GNA là Chính phủ được Liên hợp quốc cùng Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ; trong khi đó, LNA được hai nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Pháp, cùng Ai Cập, Saudi Arabia và một số nước khác trong khu vực hậu thuẫn.Các nhà quan sát Libya đã tiết lộ rằng, trong 6 tháng qua, Quân đội Libya (LNA) đã bắn hạ ít nhất 24 máy bay không người lái vũ trang (UCAV) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trên chiến trường Libya.Các nhà quan sát đã làm một infographic chi tiết về ngày và địa điểm trong đó mỗi UCAV bị bắn hạ. Ít nhất có 12 máy bay không người lái đã bị bắn hạ gần thủ đô Tripoli của Libya.Gần đây nhất là vào hôm 2/5, một UCAV bị bắn hạ ở quận Arada, gần sân bay quốc tế Mitiga. Đây là sân bay bán quân sự, nằm ở phía đông của Thủ đô Tripoli, là nơi được Thổ Nhĩ Kỳ chọn làm căn cứ, nhằm hỗ trợ Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) trong cuộc đối đầu với LNA.Những UCAV của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi trên chiến trường Syria phần lớn là loại Bayraktar TB2, được phát triển bởi Kale-Baykar, một liên doanh giữa Tập đoàn Kale và Baykar Technologies của Thổ; đây là loại UAV tầm trung, vừa có thể làm nhiệm vụ trinh sát, hoặc mang vũ khí chính xác, để tiến công mục tiêu mặt đất.TB2 được đưa vào biên chế trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014, UAV này có thể bay liên tục 24 giờ, bán kính hoạt động là 150 km; trần bay cao nhất đến 8,2 km; trọng lượng cất cánh 650 km; tốc độ cao nhất: 22 km/h và có thể mang tới 65 kg vũ khí.Vào ngày 11/4, một chiếc Bayraktar TB2 đã bị bắn rơi gần thị trấn Tarhuna, chiếc UCAV này được trang bị 4 quả tên lửa đường kính nhỏ, dẫn đường bằng laser (MAM-L), do công ty sản xuất vũ khí ROKETSAN của Thổ chế tạo; chính loại UCAV TB2 này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Quân đội chính phủ Syria trong chiến dịch “Lá chắn Mùa xuân”.Vậy vũ khí phòng không nào đã giúp LNA liên tiếp hạ những UCAV đã từng “làm mưa, làm gió” trên chiến trường Syria? Trong khi tầm bay trung bình của loại UCAV này đến 7 km, vượt qua chiều cao phòng không của tất cả các loại súng pháo phòng không và tên lửa vác vai của LNA?Theo thông tin của Mỹ, lực lượng phòng không của LNA ngoài số pháo phòng không tự hành ZSU-23-4, họ còn có nhiều hệ thống tên lửa vác vai tầm nhiệt; ngoài ra họ còn có một số hệ thống phòng không tầm trung SA-6 Gainful.Hệ thống tên lửa phòng không SA-6 Gainful mặc dù được đưa vào trang bị đã lâu, nhưng radar của hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 75km, dẫn hướng tên lửa tấn công mục tiêu ở cự ly 28km. Tên lửa 3M9 có tầm bắn từ 4-24km, độ cao lên đến 14km, do vậy thừa sức bắn hạ UCAV TB2.Nhưng giới quân sự cho rằng, sát thủ diệt UCAV TB2 chính là các hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 do UAE viện trợ cho LNA. Đây là hệ thống phòng không kết hợp giữa hai pháo bắn siêu nhanh cùng 12 đạn tên lửa đánh chặn, mang lại cho hệ thống Pantsir-S1 hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cực kỳ ấn tượng; tên lửa 57E6-E có tầm bắn 20 km, tầm cao 15 km, thừa khả năng tiêu diệt UCAV TB2.Giới quân sự còn nghi ngờ các hệ thống phòng không trên của LNA còn có sự giúp sức của các hệ thống radar tầm xa, mà LNA đang sở hữu; nếu chỉ dựa vào radar của các hệ thống phòng không như SA-6 Gainful hoặc Pantsir-S1 thì tầm phát hiện rất thấp; có thông tin cho rằng, LNA hiện đã sở hữu loại radar khủng do Iran cung cấp.Hồi giữa tháng 4/2020, đã xuất hiện nhiều thông tin Tehran đã chuyển một số hệ thống radar rất giống với loại radar 67N6E GAMMA-DE do Nga chế tạo cho Quân đội Quốc gia Libya. Nếu thông tin này là chính xác, thì LNA đang sở hữu loại radar rất hiện đại.Tổ hợp ra đa trinh sát mục tiêu 67N6E Gamma-DE được thiết kế nhằm phát hiện, nhận dạng, xác định 3 tham số tọa độ (phương vị, cự ly và độ cao); có thể bám sát các loại phương tiện tiến công đường không hiện tại và đang phát triển của đối phương, trong điều kiện chiến đấu bị chế áp điện tử mạnh.Tổ hợp đài Gamma-DE có khả năng hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1m2 tới 400 km; với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 0,1m2 tới 240 km; đây cũng là lý do khi TB2 vừa cất cánh khỏi sân bay, đã bị lực lượng phòng không LNA phát hiện và sẵn sàng bắn hạ.Nếu thông tin LNA sở hữu radar Gamma-DE là chính xác, thì những thông tin tình báo do đài radar này cung cấp, sẽ giúp các hệ thống phòng không của LNA đối phó không chỉ với các loại UAV mà cả với các loại máy bay chiến đấu khác của lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Với các hệ thống phòng không hiện đại và radar khủng, lực lượng Không quân Thổ khó có thể làm mưa, làm gió trên chiến trường Libya. Video Các tay súng Hồi giáo Libya chiếm căn cứ quân sự ở Benghazi - Nguồn: Vietnam+
Việc Thổ Nhĩ Kỳ điều động lực lượng tới tham chiến tại Libya đã biến xung đột giữa Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) và Quân đội Quốc gia Libya (LNA) thành chiến tranh ủy nhiệm mới tại Trung Đông.
GNA là Chính phủ được Liên hợp quốc cùng Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ; trong khi đó, LNA được hai nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Pháp, cùng Ai Cập, Saudi Arabia và một số nước khác trong khu vực hậu thuẫn.
Các nhà quan sát Libya đã tiết lộ rằng, trong 6 tháng qua, Quân đội Libya (LNA) đã bắn hạ ít nhất 24 máy bay không người lái vũ trang (UCAV) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trên chiến trường Libya.
Các nhà quan sát đã làm một infographic chi tiết về ngày và địa điểm trong đó mỗi UCAV bị bắn hạ. Ít nhất có 12 máy bay không người lái đã bị bắn hạ gần thủ đô Tripoli của Libya.
Gần đây nhất là vào hôm 2/5, một UCAV bị bắn hạ ở quận Arada, gần sân bay quốc tế Mitiga. Đây là sân bay bán quân sự, nằm ở phía đông của Thủ đô Tripoli, là nơi được Thổ Nhĩ Kỳ chọn làm căn cứ, nhằm hỗ trợ Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) trong cuộc đối đầu với LNA.
Những UCAV của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi trên chiến trường Syria phần lớn là loại Bayraktar TB2, được phát triển bởi Kale-Baykar, một liên doanh giữa Tập đoàn Kale và Baykar Technologies của Thổ; đây là loại UAV tầm trung, vừa có thể làm nhiệm vụ trinh sát, hoặc mang vũ khí chính xác, để tiến công mục tiêu mặt đất.
TB2 được đưa vào biên chế trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014, UAV này có thể bay liên tục 24 giờ, bán kính hoạt động là 150 km; trần bay cao nhất đến 8,2 km; trọng lượng cất cánh 650 km; tốc độ cao nhất: 22 km/h và có thể mang tới 65 kg vũ khí.
Vào ngày 11/4, một chiếc Bayraktar TB2 đã bị bắn rơi gần thị trấn Tarhuna, chiếc UCAV này được trang bị 4 quả tên lửa đường kính nhỏ, dẫn đường bằng laser (MAM-L), do công ty sản xuất vũ khí ROKETSAN của Thổ chế tạo; chính loại UCAV TB2 này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Quân đội chính phủ Syria trong chiến dịch “Lá chắn Mùa xuân”.
Vậy vũ khí phòng không nào đã giúp LNA liên tiếp hạ những UCAV đã từng “làm mưa, làm gió” trên chiến trường Syria? Trong khi tầm bay trung bình của loại UCAV này đến 7 km, vượt qua chiều cao phòng không của tất cả các loại súng pháo phòng không và tên lửa vác vai của LNA?
Theo thông tin của Mỹ, lực lượng phòng không của LNA ngoài số pháo phòng không tự hành ZSU-23-4, họ còn có nhiều hệ thống tên lửa vác vai tầm nhiệt; ngoài ra họ còn có một số hệ thống phòng không tầm trung SA-6 Gainful.
Hệ thống tên lửa phòng không SA-6 Gainful mặc dù được đưa vào trang bị đã lâu, nhưng radar của hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 75km, dẫn hướng tên lửa tấn công mục tiêu ở cự ly 28km. Tên lửa 3M9 có tầm bắn từ 4-24km, độ cao lên đến 14km, do vậy thừa sức bắn hạ UCAV TB2.
Nhưng giới quân sự cho rằng, sát thủ diệt UCAV TB2 chính là các hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 do UAE viện trợ cho LNA. Đây là hệ thống phòng không kết hợp giữa hai pháo bắn siêu nhanh cùng 12 đạn tên lửa đánh chặn, mang lại cho hệ thống Pantsir-S1 hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cực kỳ ấn tượng; tên lửa 57E6-E có tầm bắn 20 km, tầm cao 15 km, thừa khả năng tiêu diệt UCAV TB2.
Giới quân sự còn nghi ngờ các hệ thống phòng không trên của LNA còn có sự giúp sức của các hệ thống radar tầm xa, mà LNA đang sở hữu; nếu chỉ dựa vào radar của các hệ thống phòng không như SA-6 Gainful hoặc Pantsir-S1 thì tầm phát hiện rất thấp; có thông tin cho rằng, LNA hiện đã sở hữu loại radar khủng do Iran cung cấp.
Hồi giữa tháng 4/2020, đã xuất hiện nhiều thông tin Tehran đã chuyển một số hệ thống radar rất giống với loại radar 67N6E GAMMA-DE do Nga chế tạo cho Quân đội Quốc gia Libya. Nếu thông tin này là chính xác, thì LNA đang sở hữu loại radar rất hiện đại.
Tổ hợp ra đa trinh sát mục tiêu 67N6E Gamma-DE được thiết kế nhằm phát hiện, nhận dạng, xác định 3 tham số tọa độ (phương vị, cự ly và độ cao); có thể bám sát các loại phương tiện tiến công đường không hiện tại và đang phát triển của đối phương, trong điều kiện chiến đấu bị chế áp điện tử mạnh.
Tổ hợp đài Gamma-DE có khả năng hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1m2 tới 400 km; với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 0,1m2 tới 240 km; đây cũng là lý do khi TB2 vừa cất cánh khỏi sân bay, đã bị lực lượng phòng không LNA phát hiện và sẵn sàng bắn hạ.
Nếu thông tin LNA sở hữu radar Gamma-DE là chính xác, thì những thông tin tình báo do đài radar này cung cấp, sẽ giúp các hệ thống phòng không của LNA đối phó không chỉ với các loại UAV mà cả với các loại máy bay chiến đấu khác của lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Với các hệ thống phòng không hiện đại và radar khủng, lực lượng Không quân Thổ khó có thể làm mưa, làm gió trên chiến trường Libya.
Video Các tay súng Hồi giáo Libya chiếm căn cứ quân sự ở Benghazi - Nguồn: Vietnam+