Đạn pháo xe tăng không hề dễ chế tạo, các loại xe tăng hiện đại yêu cầu loại đạn được chế tạo phải chịu được áp suất lớn, trong khi vẫn duy trì được mức độ chính xác cao, nhất là loại đạn xuyên giáp tách vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) với yêu cầu lõi xuyên phải rất cứng.Kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mỹ luôn là nước dẫn đầu trong việc phát triển các đạn pháo cho xe tăng. Sự cạnh tranh khốc liệt với Liên Xô để phát triển các loại pháo, dẫn đến việc Mỹ phát triển dòng đạn 105mm APFSDS cho pháo L7 của Anh (Mỹ gọi là M68).Mỹ cũng là quốc gia đi tiên phong trong việc sử dụng uranium nghèo trong chế tạo đạn pháo xuyên giáp, bắt đầu là đạn pháo tăng 105mm, được đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Sau khi chuyển đổi sang pháo nòng trơn 120mm của Đức trên xe tăng M1A1, Mỹ đã sản xuất loạt đạn APFSDS M829 có lõi xuyên giáp bằng uranium nghèo.Quốc gia thứ hai là Nga, được thừa hưởng di sản quân sự từ thời Liên Xô, Nga cũng đã rất thành công trong việc phát triển các loại đạn pháo tăng. Liên Xô cũng là nước đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại trên các đầu đạn của pháo tăng.Liên Xô đã sử dụng pháo nòng trơn 115mm 2A20 trên xe tăng T-62 để bắn các loại đạn mới, nhằm cải thiện khả năng xuyên giáp. Ưu thế của Liên Xô trong lĩnh vực này tiếp tục được chứng minh khi họ cho ra đời pháo tăng với cỡ nòng 125mm, được trang bị trên các xe tăng từ dòng T-64 về sau.Điều thú vị là Liên Xô/Nga đã sản xuất các đầu đạn pháo tăng không chỉ chứa uranium mà còn chứa cả vonfram. Tiêu biểu có loại đạn xuyên giáp Svinets-1 có lõi làm bằng cacbua vonfram, trong khi Svinets-2 có lõi hợp kim uranium.Theo nhiều dữ liệu khác nhau, Svinets-1 có khả năng xuyên thủng từ 700 đến 740mm lớp thép cán đồng nhất (RHA) ở khoảng cách 2km; trong khi Svinets-2 có thể xuyên thủng từ 800 đến 830mm ở cùng khoảng cách.Tuy nhiên lõi uranium của đạn xuyên giáp có một số ưu điểm hơn so với các “đối thủ” bằng thép hoặc vonfram. Mặc dù thua một chút về mật độ kim loại, nhưng đạn lõi uranium cũng mạnh hơn và hiệu quả hơn về khả năng xuyên giáp.Ngoài ra, các mảnh vỡ của đạn uranium nghèo có xu hướng bốc cháy trong không gian, biến đạn thành chất gây cháy, khi xuyên qua lớp giáp. Tuy nhiên loại đạn này đã bị nhiều quốc gia phản đối, vì khi cháy nổ, nó có thể thoát bụi phóng xạ, gây ô nhiễm.Đức là quốc gia thứ ba xuất sắc trong việc sản xuất cả pháo và đạn pháo tăng. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên, khi nước này từng là quốc gia “tiền tuyến” trong Chiến tranh Lạnh và là quốc gia dẫn đầu về chất lượng xe tăng trong Thế chiến hai.Đức là nhà phát triển đầu tiên của pháo nòng trơn 120mm, được trang bị cho xe tăng Leopard 2 và M1A1 Abrams. Sau đó, người Đức tiếp tục phát triển một loạt đạn tiên tiến cho các loại xe tăng này. Không giống như Nga và Mỹ, tất cả lõi đạn pháo tăng của Đức đều được làm bằng vonfram, vì uranium được cho là quá nguy hiểm cho người sử dụng.Vào năm 2016, công ty Rheinmetall của Đức đã phát triển loại đầu đạn DM73. Đây là loại đầu đạn thế hệ thứ bảy so với loại đạn ban đầu. Hiện tại, các loại đạn pháo tăng do Đức sản xuất, rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới đang sử dụng xe tăng do nước này sản xuất là Leopard 2.Một quốc gia nhỏ, nhưng khá nổi tiếng trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng là Israel. Israel tham gia vào lĩnh vực phát triển đạn pháo cho xe tăng khá muộn, khi trước kia, hầu hết họ mua từ các đối tác của mình ở nước ngoài.Nhưng sau cuộc chiến Trung Đông năm 1973, Israel bị nhiều quốc gia đồng minh cấm vận vũ khí và vào cuối thập niên 1970, nước này đã quyết định tự sản xuất các đạn pháo tăng. Việc khởi động dự án xe tăng Merkava đã dẫn đến sự cần thiết phải sản xuất đạn dược trong nước.Đạn pháo tăng của Israel được ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu. Các loại đạn xuất khẩu mới nhất của Israel được cho là ngang bằng hoặc tốt hơn nhiều loại đạn pháo khác. Ngay cả Ấn Độ cũng quyết tâm mua đạn của Israel cho xe tăng T-90S của mình.Trung Quốc là quốc gia sở hữu số lượng xe tăng lớn nhất hiện nay; bên cạnh đó, Trung Quốc luôn độc lập trong việc sản xuất đạn dược; nhưng chỉ gần đây, họ mới bắt đầu phát triển các loại đạn pháo tăng tiên tiến hơn.Bắc Kinh hy vọng đưa đạn pháo tăng và xe tăng xuất khẩu của họ đạt đẳng cấp thế giới, vì vậy họ phải chế tạo ra được loại đạn thích hợp cho chúng. Các kỹ sư Trung Quốc đã thử nghiệm các đầu đạn chứa uranium nhưng không thu được kết quả khả quan.“Tổ tiên” của loại đạn xuyên giáp APFSDS hiện đại của Trung Quốc hiện nay, được cho là đạn 3BM32 của Liên Xô, được sản xuất từ những năm 1980. Loại này được phát triển thành đạn DTW và DTC 125mm, trang bị cho các xe tăng hiện đại của Trung Quốc như Type 96 và Type 99.Ngoài ra đạn xuyên giáp DTW 125 cũng được xuất khẩu với tên gọi BTA 4. Phiên bản thứ 4 của BTA được cho là có sức xuyên tương đối tốt, đủ sức xuyên thủng giáp các loại xe tăng tầm trung của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest. Xe tăng T-80 và T-90 của Nga trình diễn khai hỏa tấn công mục tiêu. Nguồn: Vtl.
Đạn pháo xe tăng không hề dễ chế tạo, các loại xe tăng hiện đại yêu cầu loại đạn được chế tạo phải chịu được áp suất lớn, trong khi vẫn duy trì được mức độ chính xác cao, nhất là loại đạn xuyên giáp tách vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) với yêu cầu lõi xuyên phải rất cứng.
Kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mỹ luôn là nước dẫn đầu trong việc phát triển các đạn pháo cho xe tăng. Sự cạnh tranh khốc liệt với Liên Xô để phát triển các loại pháo, dẫn đến việc Mỹ phát triển dòng đạn 105mm APFSDS cho pháo L7 của Anh (Mỹ gọi là M68).
Mỹ cũng là quốc gia đi tiên phong trong việc sử dụng uranium nghèo trong chế tạo đạn pháo xuyên giáp, bắt đầu là đạn pháo tăng 105mm, được đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Sau khi chuyển đổi sang pháo nòng trơn 120mm của Đức trên xe tăng M1A1, Mỹ đã sản xuất loạt đạn APFSDS M829 có lõi xuyên giáp bằng uranium nghèo.
Quốc gia thứ hai là Nga, được thừa hưởng di sản quân sự từ thời Liên Xô, Nga cũng đã rất thành công trong việc phát triển các loại đạn pháo tăng. Liên Xô cũng là nước đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại trên các đầu đạn của pháo tăng.
Liên Xô đã sử dụng pháo nòng trơn 115mm 2A20 trên xe tăng T-62 để bắn các loại đạn mới, nhằm cải thiện khả năng xuyên giáp. Ưu thế của Liên Xô trong lĩnh vực này tiếp tục được chứng minh khi họ cho ra đời pháo tăng với cỡ nòng 125mm, được trang bị trên các xe tăng từ dòng T-64 về sau.
Điều thú vị là Liên Xô/Nga đã sản xuất các đầu đạn pháo tăng không chỉ chứa uranium mà còn chứa cả vonfram. Tiêu biểu có loại đạn xuyên giáp Svinets-1 có lõi làm bằng cacbua vonfram, trong khi Svinets-2 có lõi hợp kim uranium.
Theo nhiều dữ liệu khác nhau, Svinets-1 có khả năng xuyên thủng từ 700 đến 740mm lớp thép cán đồng nhất (RHA) ở khoảng cách 2km; trong khi Svinets-2 có thể xuyên thủng từ 800 đến 830mm ở cùng khoảng cách.
Tuy nhiên lõi uranium của đạn xuyên giáp có một số ưu điểm hơn so với các “đối thủ” bằng thép hoặc vonfram. Mặc dù thua một chút về mật độ kim loại, nhưng đạn lõi uranium cũng mạnh hơn và hiệu quả hơn về khả năng xuyên giáp.
Ngoài ra, các mảnh vỡ của đạn uranium nghèo có xu hướng bốc cháy trong không gian, biến đạn thành chất gây cháy, khi xuyên qua lớp giáp. Tuy nhiên loại đạn này đã bị nhiều quốc gia phản đối, vì khi cháy nổ, nó có thể thoát bụi phóng xạ, gây ô nhiễm.
Đức là quốc gia thứ ba xuất sắc trong việc sản xuất cả pháo và đạn pháo tăng. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên, khi nước này từng là quốc gia “tiền tuyến” trong Chiến tranh Lạnh và là quốc gia dẫn đầu về chất lượng xe tăng trong Thế chiến hai.
Đức là nhà phát triển đầu tiên của pháo nòng trơn 120mm, được trang bị cho xe tăng Leopard 2 và M1A1 Abrams. Sau đó, người Đức tiếp tục phát triển một loạt đạn tiên tiến cho các loại xe tăng này. Không giống như Nga và Mỹ, tất cả lõi đạn pháo tăng của Đức đều được làm bằng vonfram, vì uranium được cho là quá nguy hiểm cho người sử dụng.
Vào năm 2016, công ty Rheinmetall của Đức đã phát triển loại đầu đạn DM73. Đây là loại đầu đạn thế hệ thứ bảy so với loại đạn ban đầu. Hiện tại, các loại đạn pháo tăng do Đức sản xuất, rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới đang sử dụng xe tăng do nước này sản xuất là Leopard 2.
Một quốc gia nhỏ, nhưng khá nổi tiếng trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng là Israel. Israel tham gia vào lĩnh vực phát triển đạn pháo cho xe tăng khá muộn, khi trước kia, hầu hết họ mua từ các đối tác của mình ở nước ngoài.
Nhưng sau cuộc chiến Trung Đông năm 1973, Israel bị nhiều quốc gia đồng minh cấm vận vũ khí và vào cuối thập niên 1970, nước này đã quyết định tự sản xuất các đạn pháo tăng. Việc khởi động dự án xe tăng Merkava đã dẫn đến sự cần thiết phải sản xuất đạn dược trong nước.
Đạn pháo tăng của Israel được ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu. Các loại đạn xuất khẩu mới nhất của Israel được cho là ngang bằng hoặc tốt hơn nhiều loại đạn pháo khác. Ngay cả Ấn Độ cũng quyết tâm mua đạn của Israel cho xe tăng T-90S của mình.
Trung Quốc là quốc gia sở hữu số lượng xe tăng lớn nhất hiện nay; bên cạnh đó, Trung Quốc luôn độc lập trong việc sản xuất đạn dược; nhưng chỉ gần đây, họ mới bắt đầu phát triển các loại đạn pháo tăng tiên tiến hơn.
Bắc Kinh hy vọng đưa đạn pháo tăng và xe tăng xuất khẩu của họ đạt đẳng cấp thế giới, vì vậy họ phải chế tạo ra được loại đạn thích hợp cho chúng. Các kỹ sư Trung Quốc đã thử nghiệm các đầu đạn chứa uranium nhưng không thu được kết quả khả quan.
“Tổ tiên” của loại đạn xuyên giáp APFSDS hiện đại của Trung Quốc hiện nay, được cho là đạn 3BM32 của Liên Xô, được sản xuất từ những năm 1980. Loại này được phát triển thành đạn DTW và DTC 125mm, trang bị cho các xe tăng hiện đại của Trung Quốc như Type 96 và Type 99.
Ngoài ra đạn xuyên giáp DTW 125 cũng được xuất khẩu với tên gọi BTA 4. Phiên bản thứ 4 của BTA được cho là có sức xuyên tương đối tốt, đủ sức xuyên thủng giáp các loại xe tăng tầm trung của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng T-80 và T-90 của Nga trình diễn khai hỏa tấn công mục tiêu. Nguồn: Vtl.