Sau khi Quân đội Ukraine xâm chiếm Kursk, Quân đội Nga đã tăng cường tấn công vào hướng thành phố Pokrovsk. Ukraine cho biết, Quân đội Nga bắn tới 4.600 quả đạn pháo, cộng thêm hàng trăm quả bom lượn có điều khiển vào hướng mặt trận Pokrovsk mỗi ngày.Trong khi đó, mức tiêu thụ đạn pháo trung bình hàng ngày của Quân đội Ukraine trên toàn mặt trận chỉ vào khoảng hơn 2.000 viên đạn. Chúng ta có thể tưởng tượng, quân đội Ukraine ở hướng Pokrovsk hiện đang phải chịu áp lực lớn như thế nào.Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, Tướng Syrsky cho biết, Quân đội Nga bắn khoảng 400 nghìn quả đạn pháo vào các vị trí của Ukraine mỗi tuần. Trong khi nhà phân tích quân sự người Italy Igor Markich từ tạp chí Difesa viết rằng, cường độ pháo kích là gần 45 nghìn quả đạn mỗi tuần. Con số này gấp khoảng ba lần so với hỏa lực của Ukraine (14,6 nghìn viên).Markich viết: Ưu thế hỏa lực gấp ba lần vẫn tồn tại trong ít nhất một năm. Đặc biệt, từ tháng 10 đến tháng 12/2023, Quân đội Nga đã bắn 30 nghìn viên đạn pháo mỗi ngày; trong khi phía Ukraine là khoảng 10 nghìn viên đạn pháo một ngày.Các nghiên cứu so sánh tương tự diễn ra ở hầu hết các giai đoạn của cuộc xung đột. Lợi thế được rút ngắn nhất về hỏa lực pháo binh giữa Ukraine và Nga là trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9/2023. Khi đó Nga bắn 20 nghìn viên đạn pháo/ngày và Ukraine bắn khoảng 13 nghìn viên/ngày.Chuyên gia Difesa viết rằng, pháo binh Ukraine vẫn chưa phục hồi sau 8 tháng tạm thời ngừng hỗ trợ quân sự của Mỹ. Vào thời điểm này, người châu Âu đã cuống cuồng bổ sung kho đạn pháo cho Ukraine bằng tất cả các nguồn có thể, tận dụng được từ tất cả các nơi trên thế giới.Đặc biệt, chính quyền Séc đề xuất gửi cho Lực lượng Vũ trang Ukraine tất cả đạn pháo 120 mm và 152 mm để thay cho số pháo của Liên Xô hiện vẫn chiếm phần lớn trong lực lượng pháo binh Ukraine. Một số nước châu Âu, cũng như Canada, đã tham gia “sáng kiến Séc”.Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU, ông Josep Borrell, cho rằng, trong số 1 triệu viên đạn pháo đã hứa, Ukraine cho đến nay chỉ nhận được 700 nghìn viên. Theo kế hoạch ban đầu, số đạn pháo hứa hẹn sẽ được chuyển giao vào tháng 3 năm nay; nhưng theo tính toán của Difesa, toàn bộ số lượng đạn này cũng chỉ đủ dùng cho Ukraine trong hai tháng.Bất chấp các cuộc tấn công dữ dội của Nga, việc sản xuất đạn pháo 155 mm vẫn được tiến hành ở Ukraine. Điều này được chứng minh bằng cuộc điều tra do các phóng viên của kênh truyền hình NHK Nhật Bản thực hiện. Phóng viên NHK cho biết, hiện nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp của phương Tây.Cố vấn quốc phòng của Tổng thống Ukraine, ông Alexander Kamyshin (nguyên là cựu bộ trưởng bộ công nghiệp chiến lược của Ukraine), đã trả lời phỏng vấn các nhà báo phương Tây khi cho biết, trong 18 tháng qua (kể từ đầu năm 2023), Ukraine đã tăng gấp đôi sản lượng vũ khí sản xuất trong nước và đến cuối năm sẽ tăng gấp ba lần. Liên quan đến việc cung cấp đạn pháo cho Ukraine, hãng tin Anh Reuters cho rằng, đạn pháo của Ấn Độ có thể đã đến Ukraine, thông qua các đại lý vũ khí châu Âu. Đạn pháo do Tập đoàn nhà nước Yantra Ấn Độ sản xuất, đã được công ty Meccanica per l'Elettronica e servomeccanismi (MES) của Italy mua lại. Và sau đó MES cung cấp số đạn pháo này cho Ukraine.Reuters cho biết, công ty MES này trước đây cũng từng là trung tâm của các vụ bê bối vũ khí. MES từng bị cáo buộc, trong năm 2019-2020, nước này đã cung cấp vũ khí của Italy (bao gồm tên lửa, ngư lôi và bom) cho Thổ Nhĩ Kỳ, để chống lại người Kurd.Tuy nhiên, cả Reuters và phương tiện truyền thông phương Tây khác đăng tải thông tin này, đều không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về việc Ấn Độ cung cấp đạn pháo cho Ukraine? Trong khi Bộ Ngoại giao Ấn Độ dứt khoát bác bỏ khả năng này, nhấn mạnh rằng nước này tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ xuất khẩu vũ khí quốc tế.Tờ India Today viết, Nga đã hai lần nêu vấn đề này tại các cuộc đàm phán với Ấn Độ về việc không thể chấp nhận việc cung cấp đạn dược và vũ khí cho Ukraine. Trong đó có cuộc gặp vào tháng 7, giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Bộ Ngoại giao Ấn Độ gọi bất kỳ giả định nào do các nhà báo đưa ra là “suy đoán và gây hiểu nhầm”. (Nguồn ảnh: India Today, Reuters, Topwar).
Sau khi Quân đội Ukraine xâm chiếm Kursk, Quân đội Nga đã tăng cường tấn công vào hướng thành phố Pokrovsk. Ukraine cho biết, Quân đội Nga bắn tới 4.600 quả đạn pháo, cộng thêm hàng trăm quả bom lượn có điều khiển vào hướng mặt trận Pokrovsk mỗi ngày.
Trong khi đó, mức tiêu thụ đạn pháo trung bình hàng ngày của Quân đội Ukraine trên toàn mặt trận chỉ vào khoảng hơn 2.000 viên đạn. Chúng ta có thể tưởng tượng, quân đội Ukraine ở hướng Pokrovsk hiện đang phải chịu áp lực lớn như thế nào.
Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, Tướng Syrsky cho biết, Quân đội Nga bắn khoảng 400 nghìn quả đạn pháo vào các vị trí của Ukraine mỗi tuần. Trong khi nhà phân tích quân sự người Italy Igor Markich từ tạp chí Difesa viết rằng, cường độ pháo kích là gần 45 nghìn quả đạn mỗi tuần. Con số này gấp khoảng ba lần so với hỏa lực của Ukraine (14,6 nghìn viên).
Markich viết: Ưu thế hỏa lực gấp ba lần vẫn tồn tại trong ít nhất một năm. Đặc biệt, từ tháng 10 đến tháng 12/2023, Quân đội Nga đã bắn 30 nghìn viên đạn pháo mỗi ngày; trong khi phía Ukraine là khoảng 10 nghìn viên đạn pháo một ngày.
Các nghiên cứu so sánh tương tự diễn ra ở hầu hết các giai đoạn của cuộc xung đột. Lợi thế được rút ngắn nhất về hỏa lực pháo binh giữa Ukraine và Nga là trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9/2023. Khi đó Nga bắn 20 nghìn viên đạn pháo/ngày và Ukraine bắn khoảng 13 nghìn viên/ngày.
Chuyên gia Difesa viết rằng, pháo binh Ukraine vẫn chưa phục hồi sau 8 tháng tạm thời ngừng hỗ trợ quân sự của Mỹ. Vào thời điểm này, người châu Âu đã cuống cuồng bổ sung kho đạn pháo cho Ukraine bằng tất cả các nguồn có thể, tận dụng được từ tất cả các nơi trên thế giới.
Đặc biệt, chính quyền Séc đề xuất gửi cho Lực lượng Vũ trang Ukraine tất cả đạn pháo 120 mm và 152 mm để thay cho số pháo của Liên Xô hiện vẫn chiếm phần lớn trong lực lượng pháo binh Ukraine. Một số nước châu Âu, cũng như Canada, đã tham gia “sáng kiến Séc”.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU, ông Josep Borrell, cho rằng, trong số 1 triệu viên đạn pháo đã hứa, Ukraine cho đến nay chỉ nhận được 700 nghìn viên. Theo kế hoạch ban đầu, số đạn pháo hứa hẹn sẽ được chuyển giao vào tháng 3 năm nay; nhưng theo tính toán của Difesa, toàn bộ số lượng đạn này cũng chỉ đủ dùng cho Ukraine trong hai tháng.
Bất chấp các cuộc tấn công dữ dội của Nga, việc sản xuất đạn pháo 155 mm vẫn được tiến hành ở Ukraine. Điều này được chứng minh bằng cuộc điều tra do các phóng viên của kênh truyền hình NHK Nhật Bản thực hiện. Phóng viên NHK cho biết, hiện nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp của phương Tây.
Cố vấn quốc phòng của Tổng thống Ukraine, ông Alexander Kamyshin (nguyên là cựu bộ trưởng bộ công nghiệp chiến lược của Ukraine), đã trả lời phỏng vấn các nhà báo phương Tây khi cho biết, trong 18 tháng qua (kể từ đầu năm 2023), Ukraine đã tăng gấp đôi sản lượng vũ khí sản xuất trong nước và đến cuối năm sẽ tăng gấp ba lần.
Liên quan đến việc cung cấp đạn pháo cho Ukraine, hãng tin Anh Reuters cho rằng, đạn pháo của Ấn Độ có thể đã đến Ukraine, thông qua các đại lý vũ khí châu Âu. Đạn pháo do Tập đoàn nhà nước Yantra Ấn Độ sản xuất, đã được công ty Meccanica per l'Elettronica e servomeccanismi (MES) của Italy mua lại. Và sau đó MES cung cấp số đạn pháo này cho Ukraine.
Reuters cho biết, công ty MES này trước đây cũng từng là trung tâm của các vụ bê bối vũ khí. MES từng bị cáo buộc, trong năm 2019-2020, nước này đã cung cấp vũ khí của Italy (bao gồm tên lửa, ngư lôi và bom) cho Thổ Nhĩ Kỳ, để chống lại người Kurd.
Tuy nhiên, cả Reuters và phương tiện truyền thông phương Tây khác đăng tải thông tin này, đều không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về việc Ấn Độ cung cấp đạn pháo cho Ukraine? Trong khi Bộ Ngoại giao Ấn Độ dứt khoát bác bỏ khả năng này, nhấn mạnh rằng nước này tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ xuất khẩu vũ khí quốc tế.
Tờ India Today viết, Nga đã hai lần nêu vấn đề này tại các cuộc đàm phán với Ấn Độ về việc không thể chấp nhận việc cung cấp đạn dược và vũ khí cho Ukraine. Trong đó có cuộc gặp vào tháng 7, giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Bộ Ngoại giao Ấn Độ gọi bất kỳ giả định nào do các nhà báo đưa ra là “suy đoán và gây hiểu nhầm”. (Nguồn ảnh: India Today, Reuters, Topwar).