Hàn Quốc và quân đội Ba Lan được cho là sắp hoàn tất thỏa thuận vũ khí trị giá 14,5 tỷ USD, cùng với việc bán 48 máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-50, sẽ bao gồm việc chuyển giao khoảng 850 xe tăng và pháo.Hợp đồng sẽ bao gồm khoảng 670 pháo tự hành K9 Thunder và 180 biến thể hiện đại hóa của xe tăng K2 Black Panther. K2 là xe tăng tương thích theo tiêu chuẩn NATO duy nhất, được sản xuất trên toàn thế giới, sử dụng bộ nạp đạn tự động.Với việc sử dụng bộ nạp đạn tự động, kíp xe sẽ giảm từ 4 người xuống còn 3 người và được nhiều người coi K2 là loại xe tăng có tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất thế giới hiện nay, tương đương với xe tăng T-14 của Nga. Xe tăng T-14 Armata của Nga có một số lợi thế về hiệu suất, bao gồm tháp pháo không người lái, khả năng bắn đạn xuyên giáp tốt hơn và lớp giáp bảo vệ vượt trội; tuy nhiên Quân đội Nga chưa thể trang bị với số lượng lớn, mà chỉ có một số chiếc thử nghiệm.Việc Nga chưa thể trang bị đại trà xe tăng T-14, để thay thế những chiếc xe tăng được sản xuất từ thời Liên Xô, khiến họ kém lợi thế trong việc đối đầu với xe tăng K2, trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Nga và NATO, hoặc sự can thiệp hạn chế của Ba Lan vào Ukraine. Các nguồn tin Nga đã nhiều lần viện dẫn việc thiếu các mối đe dọa từ các xe tăng hiện đại của phương Tây, là lý do khiến T-14 không nhận được nhiều đơn đặt hàng trong nước, do các nước thành viên NATO không giới thiệu loại xe tăng mới nào kể từ năm 1998 và phần lớn sử dụng xe tăng ra đời từ khoảng năm 1980.Tuy nhiên, việc triển khai xe tăng K2 ở châu Âu và phát triển các loại xe tăng mới như German Panther của Đức và Pháp, có khả năng thúc đẩy Nga đầu tư nhiều hơn vào T-14 và các chương trình tham vọng hơn.Trước bối cảnh căng thẳng với Nga, sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ba Lan được cho là có kế hoạch mua khoảng 1.000 xe tăng K2, tăng so với ước tính trước đó là khoảng 800 chiếc, được nước này lên kế hoạch trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng của Ba Lan, Mariusz Bl aszczak, tuyên bố vào ngày 22/7 rằng, việc mua sắm “sẽ tăng đáng kể an ninh của Ba Lan và sức mạnh của Quân đội Ba Lan. Đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi cho cả hai bên; chúng tôi sẽ ký hợp đồng vào tuần tới”.Với việc mua sắm vũ khí mạnh tay của Ba Lan từ Hàn Quốc, ông Mariusz tuyên bố: "Trong số các quốc gia châu Âu và NATO, Ba Lan sẽ có lực lượng trên bộ mạnh nhất".Xe tăng K2 có tầm bắn gần gấp đôi so với các xe tăng hiện đại của phương Tây, mặc dù nó vẫn chỉ bằng 2/3 tầm bắn được quảng cáo của pháo chính trên T-14. Sau khi mua ban đầu 180 chiếc K2, 820 xe tăng K2PL tăng cường dự kiến sẽ được chuyển giao từ năm 2026 theo các hợp đồng tiếp theo và một phần được sản xuất tại chính Ba Lan. Các cải tiến sẽ bao gồm áo giáp được gia cố, hệ thống quan sát đa hướng mới và hệ thống phòng thủ chủ động. Một phiên bản là K3PL cũng đã được báo cáo, nhưng chưa được xác nhận, và có thể đưa số lượng xe tăng có nguồn gốc Hàn Quốc trong biên chế Quân đội Ba Lan lên hơn 1.000 chiếc.Số xe tăng K2 được Ba Lan kỳ vọng sẽ mang lại lợi thế về hiệu suất vượt trội so với T-72B3/ B3M, hiện là xương sống của lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga; thậm chí cả loại xe tăng chủ lực hàng đầu của Nga là T-90M, có tính năng tốt hơn nhiều, cũng khó có khả năng chống lại K2.Số lượng xe tăng K2 sẽ được Ba Lan trang bị, cũng khiến số xe tăng T-90M (khoảng 600 chiếc), mà Nga có kế hoạch triển khai trong thời gian tới, trở lên lép vế. Với việc số lượng xe tăng K2 của Ba Lan vượt trội hơn nhiều so với bất kỳ loại xe tăng nào mà Quân đội Nga có trong biên chế, hiện đang được triển khai gần biên giới phía Tây và hợp đồng mua vũ khí với Hàn Quốc, có khả năng là một trong những thỏa thuận vũ khí đe dọa nhất, đối với an ninh của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991. Trong khi sự phát triển trong tương lai của các lực lượng thiết giáp Nga vẫn chưa chắc chắn, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, thỏa thuận mua xe tăng K2 của Ba Lan và kế hoạch trang bị số lượng lớn xe tăng Atlay tương tự như K2 của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ đặt ra thêm câu hỏi về phản ứng như thế nào của Bộ Quốc phòng Nga?
Hàn Quốc và quân đội Ba Lan được cho là sắp hoàn tất thỏa thuận vũ khí trị giá 14,5 tỷ USD, cùng với việc bán 48 máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-50, sẽ bao gồm việc chuyển giao khoảng 850 xe tăng và pháo.
Hợp đồng sẽ bao gồm khoảng 670 pháo tự hành K9 Thunder và 180 biến thể hiện đại hóa của xe tăng K2 Black Panther. K2 là xe tăng tương thích theo tiêu chuẩn NATO duy nhất, được sản xuất trên toàn thế giới, sử dụng bộ nạp đạn tự động.
Với việc sử dụng bộ nạp đạn tự động, kíp xe sẽ giảm từ 4 người xuống còn 3 người và được nhiều người coi K2 là loại xe tăng có tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất thế giới hiện nay, tương đương với xe tăng T-14 của Nga.
Xe tăng T-14 Armata của Nga có một số lợi thế về hiệu suất, bao gồm tháp pháo không người lái, khả năng bắn đạn xuyên giáp tốt hơn và lớp giáp bảo vệ vượt trội; tuy nhiên Quân đội Nga chưa thể trang bị với số lượng lớn, mà chỉ có một số chiếc thử nghiệm.
Việc Nga chưa thể trang bị đại trà xe tăng T-14, để thay thế những chiếc xe tăng được sản xuất từ thời Liên Xô, khiến họ kém lợi thế trong việc đối đầu với xe tăng K2, trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Nga và NATO, hoặc sự can thiệp hạn chế của Ba Lan vào Ukraine.
Các nguồn tin Nga đã nhiều lần viện dẫn việc thiếu các mối đe dọa từ các xe tăng hiện đại của phương Tây, là lý do khiến T-14 không nhận được nhiều đơn đặt hàng trong nước, do các nước thành viên NATO không giới thiệu loại xe tăng mới nào kể từ năm 1998 và phần lớn sử dụng xe tăng ra đời từ khoảng năm 1980.
Tuy nhiên, việc triển khai xe tăng K2 ở châu Âu và phát triển các loại xe tăng mới như German Panther của Đức và Pháp, có khả năng thúc đẩy Nga đầu tư nhiều hơn vào T-14 và các chương trình tham vọng hơn.
Trước bối cảnh căng thẳng với Nga, sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ba Lan được cho là có kế hoạch mua khoảng 1.000 xe tăng K2, tăng so với ước tính trước đó là khoảng 800 chiếc, được nước này lên kế hoạch trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng của Ba Lan, Mariusz Bl aszczak, tuyên bố vào ngày 22/7 rằng, việc mua sắm “sẽ tăng đáng kể an ninh của Ba Lan và sức mạnh của Quân đội Ba Lan. Đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi cho cả hai bên; chúng tôi sẽ ký hợp đồng vào tuần tới”.
Với việc mua sắm vũ khí mạnh tay của Ba Lan từ Hàn Quốc, ông Mariusz tuyên bố: "Trong số các quốc gia châu Âu và NATO, Ba Lan sẽ có lực lượng trên bộ mạnh nhất".
Xe tăng K2 có tầm bắn gần gấp đôi so với các xe tăng hiện đại của phương Tây, mặc dù nó vẫn chỉ bằng 2/3 tầm bắn được quảng cáo của pháo chính trên T-14. Sau khi mua ban đầu 180 chiếc K2, 820 xe tăng K2PL tăng cường dự kiến sẽ được chuyển giao từ năm 2026 theo các hợp đồng tiếp theo và một phần được sản xuất tại chính Ba Lan.
Các cải tiến sẽ bao gồm áo giáp được gia cố, hệ thống quan sát đa hướng mới và hệ thống phòng thủ chủ động. Một phiên bản là K3PL cũng đã được báo cáo, nhưng chưa được xác nhận, và có thể đưa số lượng xe tăng có nguồn gốc Hàn Quốc trong biên chế Quân đội Ba Lan lên hơn 1.000 chiếc.
Số xe tăng K2 được Ba Lan kỳ vọng sẽ mang lại lợi thế về hiệu suất vượt trội so với T-72B3/ B3M, hiện là xương sống của lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga; thậm chí cả loại xe tăng chủ lực hàng đầu của Nga là T-90M, có tính năng tốt hơn nhiều, cũng khó có khả năng chống lại K2.
Số lượng xe tăng K2 sẽ được Ba Lan trang bị, cũng khiến số xe tăng T-90M (khoảng 600 chiếc), mà Nga có kế hoạch triển khai trong thời gian tới, trở lên lép vế.
Với việc số lượng xe tăng K2 của Ba Lan vượt trội hơn nhiều so với bất kỳ loại xe tăng nào mà Quân đội Nga có trong biên chế, hiện đang được triển khai gần biên giới phía Tây và hợp đồng mua vũ khí với Hàn Quốc, có khả năng là một trong những thỏa thuận vũ khí đe dọa nhất, đối với an ninh của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Trong khi sự phát triển trong tương lai của các lực lượng thiết giáp Nga vẫn chưa chắc chắn, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, thỏa thuận mua xe tăng K2 của Ba Lan và kế hoạch trang bị số lượng lớn xe tăng Atlay tương tự như K2 của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ đặt ra thêm câu hỏi về phản ứng như thế nào của Bộ Quốc phòng Nga?