Vào đúng đêm giao thừa năm 1968, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các lực lượng du kích, biệt động trong nội thành Sài Gòn đã tổ chức một cuộc tấn công lớn chưa từng có vào "trung tâm đầu não" của chính quyền Sài Gòn và "các quan thầy Mỹ". Nguồn ảnh: History.Những vị trí "có giá trị cao" như Tòa nhà Đại Sứ Quán Mỹ, Đài Phát Thanh,... đều bị các lực lượng của quân giải phóng chiếm đóng trong nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày. Trận chiến đã tạo lên một cơn địa chấn trên cả thế giới lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr.Trận Tết Mậu Thân năm 1968 đã khiến Mỹ và dư luận Mỹ nhận ra rằng, các lực lượng tình báo của họ hoạt động ở Việt Nam hoàn toàn "ăn hại" khi không có bất cứ một thông tin nào thông báo trước về cuộc tổng tiến công lớn nhất nhắm vào Sài Gòn này. Nguồn ảnh: Flickr."Đồi Thịt Băm" là biệt danh mà lính Mỹ đặt cho cuộc giao tranh dữ dội diễn ra vào năm 1969 tại khu vực Cao điểm 937. Đây được xem là trận đánh thay đổi cả một sách lược của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, do chịu tổn thất quá lớn ở trận Đồi Thịt Băm và hứng chịu sức ép dư luận Mỹ đã khiến Quân đội Mỹ chọn việc thay đổi sách lược can thiệp vào Việt Nam. Nguồn ảnh: Denver.Với thương vong lên tới 440 lính, trận Đồi Thịt Băm thực chất là cuộc giao tranh trên một cao điểm vốn không có mấy giá trị về mặt chiến lược, chiến thuật nhưng lại rất có giá trị khi "làm báo cao". Chính vì vậy Quân đội Mỹ đã hứng chịu "bão dư luận" sau cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Pinterest.Kết quả của Đồi Thịt Băm dẫn tới việc Mỹ tìm cách giảm thiểu thương vong của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bằng cách chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa Chiến tranh", dùng người Việt đánh người Việt, đẩy dân tộc ta vào cảnh "nồi da xáo thịt". Nguồn ảnh: Gettyimg.Năm 1972, khi Mỹ và Việt Nam đang ngồi với nhau tại bàn đàm phán tại Hội nghị Paris thì ở Quảng Trị, một cuộc chiến lịch sử, đẫm máu bậc nhất trong chiến tranh Việt Nam đang diễn ra. Trận chiến này, phía ta gọi là Chiến Dịch Xuân-Hè 1972, phía Mỹ gọi là Easter Offensive còn chính quyền Sài Gòn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa. Nguồn ảnh: Thought.Chiến dịch này diễn ra trên địa phận Quảng Trị, Huế, An Lộc và Komtum, Mỹ và Sài Gòn đã điên cuồng sử dụng các loại vũ khí hạng nặng như phi pháo, hải pháo và máy bay ném bom rải thảm khu vực Quảng Trị nhằm đẩy lùi quyết tâm của Quân giải phóng. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, khi chiến dịch kết thúc vào ngày 22/10/1972, Mỹ và Sài Gòn vẫn mất khoảng 10% diện tích lãnh thổ vào tay quân giải phóng dù chúng đã tái chiếm lại được Quảng Trị. Chiến dịch này có con số thương vong lớn cho cả hai bên, khiến dư luận Mỹ và những dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới gây sức ép buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Paris. Nguồn ảnh: Weapons.Sau khi Mỹ rút lui vì Hiệp định Paris và cắt giảm dần viện trợ cho Sài Gòn qua từng năm, số phận của "Hòn ngọc Viễn Đông" dường như đã an bài. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra vào năm 1975, một trận chiến nổi tiếng khác đã nổ ra, đánh dấu sự kết thúc của chế độ Sài Gòn. Nguồn ảnh: HQPC.Đó là trận Xuân Lộc, nơi được mệnh danh là "Cánh cửa thép" tiến vào Sài Gòn. Xuân Lộc là nơi diễn ra cuộc giao tranh quy ước cuối cùng giữa Quân giải phóng và Quân đội Sài Gòn. Tất nhiên là Quân đội Sài Gòn đã thua trong trận chiến này và dấu chấm hết cho chế độ Sài Gòn đã diễn ra tại đây. Nguồn ảnh: CXN.Trận chiến cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử của Mỹ đó là cuộc đại di tản ở Sài Gòn. Diễn ra từ đầu tháng 4, ngay cả trước khi trận chiến Xuân Lộc diễn ra, cuộc đại di tản ở Sài Gòn chỉ kết thúc trước khi chiếc xe tăng đầu tiên của ta húc đổ cửa Dinh Độc Lập vài tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: Dailybeast.Trong cuộc đại di tản này, Mỹ đã bãi bỏ hết mọi sắc lệnh, quy định về việc nhập cư, cho phép bất cứ ai lên trực thăng đi di tản ra Hạm đội 7. Ngoài ra, trong cuộc đại di tản này, binh lính Mỹ và lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ cũng đã hủy 1,4 triệu USD đang được cất giữ trong Đại sứ quán bằng cách... đốt. Nguồn ảnh: Gettyimg.Có lẽ, trước khi đặt chân tới Việt Nam, người Mỹ chưa từng nghĩ đến cảnh một ngày nào đó họ phải bỏ chạy một cách "nhục nhã" như thế này. Nguồn ảnh: USnews.
Vào đúng đêm giao thừa năm 1968, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các lực lượng du kích, biệt động trong nội thành Sài Gòn đã tổ chức một cuộc tấn công lớn chưa từng có vào "trung tâm đầu não" của chính quyền Sài Gòn và "các quan thầy Mỹ". Nguồn ảnh: History.
Những vị trí "có giá trị cao" như Tòa nhà Đại Sứ Quán Mỹ, Đài Phát Thanh,... đều bị các lực lượng của quân giải phóng chiếm đóng trong nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày. Trận chiến đã tạo lên một cơn địa chấn trên cả thế giới lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr.
Trận Tết Mậu Thân năm 1968 đã khiến Mỹ và dư luận Mỹ nhận ra rằng, các lực lượng tình báo của họ hoạt động ở Việt Nam hoàn toàn "ăn hại" khi không có bất cứ một thông tin nào thông báo trước về cuộc tổng tiến công lớn nhất nhắm vào Sài Gòn này. Nguồn ảnh: Flickr.
"Đồi Thịt Băm" là biệt danh mà lính Mỹ đặt cho cuộc giao tranh dữ dội diễn ra vào năm 1969 tại khu vực Cao điểm 937. Đây được xem là trận đánh thay đổi cả một sách lược của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, do chịu tổn thất quá lớn ở trận Đồi Thịt Băm và hứng chịu sức ép dư luận Mỹ đã khiến Quân đội Mỹ chọn việc thay đổi sách lược can thiệp vào Việt Nam. Nguồn ảnh: Denver.
Với thương vong lên tới 440 lính, trận Đồi Thịt Băm thực chất là cuộc giao tranh trên một cao điểm vốn không có mấy giá trị về mặt chiến lược, chiến thuật nhưng lại rất có giá trị khi "làm báo cao". Chính vì vậy Quân đội Mỹ đã hứng chịu "bão dư luận" sau cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kết quả của Đồi Thịt Băm dẫn tới việc Mỹ tìm cách giảm thiểu thương vong của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bằng cách chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa Chiến tranh", dùng người Việt đánh người Việt, đẩy dân tộc ta vào cảnh "nồi da xáo thịt". Nguồn ảnh: Gettyimg.
Năm 1972, khi Mỹ và Việt Nam đang ngồi với nhau tại bàn đàm phán tại Hội nghị Paris thì ở Quảng Trị, một cuộc chiến lịch sử, đẫm máu bậc nhất trong chiến tranh Việt Nam đang diễn ra. Trận chiến này, phía ta gọi là Chiến Dịch Xuân-Hè 1972, phía Mỹ gọi là Easter Offensive còn chính quyền Sài Gòn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa. Nguồn ảnh: Thought.
Chiến dịch này diễn ra trên địa phận Quảng Trị, Huế, An Lộc và Komtum, Mỹ và Sài Gòn đã điên cuồng sử dụng các loại vũ khí hạng nặng như phi pháo, hải pháo và máy bay ném bom rải thảm khu vực Quảng Trị nhằm đẩy lùi quyết tâm của Quân giải phóng. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, khi chiến dịch kết thúc vào ngày 22/10/1972, Mỹ và Sài Gòn vẫn mất khoảng 10% diện tích lãnh thổ vào tay quân giải phóng dù chúng đã tái chiếm lại được Quảng Trị. Chiến dịch này có con số thương vong lớn cho cả hai bên, khiến dư luận Mỹ và những dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới gây sức ép buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Paris. Nguồn ảnh: Weapons.
Sau khi Mỹ rút lui vì Hiệp định Paris và cắt giảm dần viện trợ cho Sài Gòn qua từng năm, số phận của "Hòn ngọc Viễn Đông" dường như đã an bài. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra vào năm 1975, một trận chiến nổi tiếng khác đã nổ ra, đánh dấu sự kết thúc của chế độ Sài Gòn. Nguồn ảnh: HQPC.
Đó là trận Xuân Lộc, nơi được mệnh danh là "Cánh cửa thép" tiến vào Sài Gòn. Xuân Lộc là nơi diễn ra cuộc giao tranh quy ước cuối cùng giữa Quân giải phóng và Quân đội Sài Gòn. Tất nhiên là Quân đội Sài Gòn đã thua trong trận chiến này và dấu chấm hết cho chế độ Sài Gòn đã diễn ra tại đây. Nguồn ảnh: CXN.
Trận chiến cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử của Mỹ đó là cuộc đại di tản ở Sài Gòn. Diễn ra từ đầu tháng 4, ngay cả trước khi trận chiến Xuân Lộc diễn ra, cuộc đại di tản ở Sài Gòn chỉ kết thúc trước khi chiếc xe tăng đầu tiên của ta húc đổ cửa Dinh Độc Lập vài tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: Dailybeast.
Trong cuộc đại di tản này, Mỹ đã bãi bỏ hết mọi sắc lệnh, quy định về việc nhập cư, cho phép bất cứ ai lên trực thăng đi di tản ra Hạm đội 7. Ngoài ra, trong cuộc đại di tản này, binh lính Mỹ và lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ cũng đã hủy 1,4 triệu USD đang được cất giữ trong Đại sứ quán bằng cách... đốt. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Có lẽ, trước khi đặt chân tới Việt Nam, người Mỹ chưa từng nghĩ đến cảnh một ngày nào đó họ phải bỏ chạy một cách "nhục nhã" như thế này. Nguồn ảnh: USnews.