Mặc dù hệ số kỹ thuật tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud (định danh chuẩn Liên Xô là 9K72E Elbrus) trong biên chế Binh chủng Pháo binh Việt Nam vẫn đảm bảo. Thế nhưng, có một thực tế không thể chối cãi là bất kỳ loại vũ khí nào cũng đều có tuổi thọ, Scud cũng không là ngoại lệ. Sớm hay muộn chúng ta vẫn phải tìm một loại tên lửa đạn đạo mới để thay thế Scud.Trong bối cảnh Nga cấm xuất khẩu tên lửa Iskander thì MGM-140 của Mỹ nổi lên là ứng viên sáng giá thay thế Scud trong Quân đội Việt Nam. Thế nhưng, việc mua MGM-140 đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải mua cả hệ thống pháo phản lực M-270 MLRS là quà đắt đỏ. Bên cạnh đó, có ít khả năng Mỹ sẽ chấp nhận cung cấp tên lửa đạn đạo – vốn là mặt hàng quân sự nhạy cảm cho Việt Nam trong tương lai gần. Ngay cả việc Mỹ có sẵn sàng bán máy bay săn ngầm P-3C hay tiêm kích F-16 cũng đang là dấu hỏi lớn?Thật may là trên thế giới vẫn còn một vài nước phát triển các tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn phục vụ xuất khẩu, mà trong đó có các quốc gia đang là đối tác thân thiết với nền quốc phòng Việt Nam. Đó chính là tổ hợp tên lửa đạn đạo LORA do Israel nghiên cứu phát triển, ra mắt lần đầu trước công chúng năm 2006.Ưu điểm của LORA là bệ phóng được cấu kết dạng module với 4 hộp chứa đạn tên lửa có thể tích hợp lên bất kỳ phương tiện vận tải nào gồm cả các loại xe do Nga hay Mỹ sản xuất. Đó thực sự là phương án tiết kiệm khi Việt Nam hiện có nhiều khung gầm vận tải hạng nặng do Liên Xô sản xuất, có thể lắp đặt module bệ phóng tên lửa cỡ lớn.Tên lửa LORA có thể bắn đi khi bệ được nâng ở góc 60-90 độ, hệ thống nâng hoàn toàn bằng điện, không dùng thủy lực. Theo một số nguồn tin, LORA đã được thử nghiệm lắp lên khung gầm xe vận tải hạng nặng KamAZ-6350 8x8 - phương tiện xe quân sự phổ biến trong Quân đội Nga. LORA cũng được cho là có khả năng triển khai trên các tàu chiến để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong đất liền đối phương hoặc đánh đảo.LORA cũng được cho là sở hữu khả năng cơ động trong hành trình bay để đối phó với hệ thống phòng thủ đánh chặn của đối phương, tính năng này cũng có trên Iskander. Tên lửa có trọng lượng khoảng 1,6-1,8 tấn, dài 4,7-5,2m, đường kính thân 620mm, phiên bản xuất khẩu chỉ được trang bị phần chiến đấu nặng 440-600kg (đầu đạn nổ phá hoặc đầu đạn chùm).LORA sẽ được trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho phép quả đạn đặt trong hộp phóng tới 7 năm mà không cần phải rút bỏ nhiên liệu ra. LORA có thể đạt tầm bắn 250-300km tùy loại đầu đạn, tầm bắn tối thiểu 30km.Hệ thống dẫn đường của LORA cũng không thua kém Iskander khi trang bị hệ định vị quán tính kết hợp định vị vệ tinh và đầu dẫn truyền hình ở pha cuối cho độ chính xác gần như tuyệt đối, CEP 10m. Nhìn chung, tầm bắn của LORA cũng như sức mạnh của nó là tương đương với Scud, trong khi hệ thống dẫn đường vượt trội. Đặc biệt là việc mua bán LORA với Israel dễ hơn nhiều so với Mỹ. Cho nên, đây có lẽ là ứng viên sáng giá nhất nếu Việt Nam muốn thay thế Scud.Đáng lưu ý, Việt Nam đang sử dụng một loại vũ khí được xếp vào là tên lửa đạn đạo chiến thuật của Israel – đó là hệ thống tên lửa EXTRA. Ảnh bệ phóng EXTRA trong cuộc duyệt đội ngũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.Bệ phóng của EXTRA cũng được cấu kết dạng module cho phép đặt cố định trên mặt đất, trên tàu chiến hoặc trên bất kỳ phương tiện cơ giới nào. Một quả đạn có đường kính 300mm, tầm bắn 20-150km, lắp đầu nổ 120kg.
Mặc dù hệ số kỹ thuật tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud (định danh chuẩn Liên Xô là 9K72E Elbrus) trong biên chế Binh chủng Pháo binh Việt Nam vẫn đảm bảo. Thế nhưng, có một thực tế không thể chối cãi là bất kỳ loại vũ khí nào cũng đều có tuổi thọ, Scud cũng không là ngoại lệ. Sớm hay muộn chúng ta vẫn phải tìm một loại tên lửa đạn đạo mới để thay thế Scud.
Trong bối cảnh Nga cấm xuất khẩu tên lửa Iskander thì MGM-140 của Mỹ nổi lên là ứng viên sáng giá thay thế Scud trong Quân đội Việt Nam. Thế nhưng, việc mua MGM-140 đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải mua cả hệ thống pháo phản lực M-270 MLRS là quà đắt đỏ. Bên cạnh đó, có ít khả năng Mỹ sẽ chấp nhận cung cấp tên lửa đạn đạo – vốn là mặt hàng quân sự nhạy cảm cho Việt Nam trong tương lai gần. Ngay cả việc Mỹ có sẵn sàng bán máy bay săn ngầm P-3C hay tiêm kích F-16 cũng đang là dấu hỏi lớn?
Thật may là trên thế giới vẫn còn một vài nước phát triển các tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn phục vụ xuất khẩu, mà trong đó có các quốc gia đang là đối tác thân thiết với nền quốc phòng Việt Nam. Đó chính là tổ hợp tên lửa đạn đạo LORA do Israel nghiên cứu phát triển, ra mắt lần đầu trước công chúng năm 2006.
Ưu điểm của LORA là bệ phóng được cấu kết dạng module với 4 hộp chứa đạn tên lửa có thể tích hợp lên bất kỳ phương tiện vận tải nào gồm cả các loại xe do Nga hay Mỹ sản xuất. Đó thực sự là phương án tiết kiệm khi Việt Nam hiện có nhiều khung gầm vận tải hạng nặng do Liên Xô sản xuất, có thể lắp đặt module bệ phóng tên lửa cỡ lớn.
Tên lửa LORA có thể bắn đi khi bệ được nâng ở góc 60-90 độ, hệ thống nâng hoàn toàn bằng điện, không dùng thủy lực. Theo một số nguồn tin, LORA đã được thử nghiệm lắp lên khung gầm xe vận tải hạng nặng KamAZ-6350 8x8 - phương tiện xe quân sự phổ biến trong Quân đội Nga. LORA cũng được cho là có khả năng triển khai trên các tàu chiến để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong đất liền đối phương hoặc đánh đảo.
LORA cũng được cho là sở hữu khả năng cơ động trong hành trình bay để đối phó với hệ thống phòng thủ đánh chặn của đối phương, tính năng này cũng có trên Iskander. Tên lửa có trọng lượng khoảng 1,6-1,8 tấn, dài 4,7-5,2m, đường kính thân 620mm, phiên bản xuất khẩu chỉ được trang bị phần chiến đấu nặng 440-600kg (đầu đạn nổ phá hoặc đầu đạn chùm).
LORA sẽ được trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho phép quả đạn đặt trong hộp phóng tới 7 năm mà không cần phải rút bỏ nhiên liệu ra. LORA có thể đạt tầm bắn 250-300km tùy loại đầu đạn, tầm bắn tối thiểu 30km.
Hệ thống dẫn đường của LORA cũng không thua kém Iskander khi trang bị hệ định vị quán tính kết hợp định vị vệ tinh và đầu dẫn truyền hình ở pha cuối cho độ chính xác gần như tuyệt đối, CEP 10m. Nhìn chung, tầm bắn của LORA cũng như sức mạnh của nó là tương đương với Scud, trong khi hệ thống dẫn đường vượt trội. Đặc biệt là việc mua bán LORA với Israel dễ hơn nhiều so với Mỹ. Cho nên, đây có lẽ là ứng viên sáng giá nhất nếu Việt Nam muốn thay thế Scud.
Đáng lưu ý, Việt Nam đang sử dụng một loại vũ khí được xếp vào là tên lửa đạn đạo chiến thuật của Israel – đó là hệ thống tên lửa EXTRA. Ảnh bệ phóng EXTRA trong cuộc duyệt đội ngũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Bệ phóng của EXTRA cũng được cấu kết dạng module cho phép đặt cố định trên mặt đất, trên tàu chiến hoặc trên bất kỳ phương tiện cơ giới nào. Một quả đạn có đường kính 300mm, tầm bắn 20-150km, lắp đầu nổ 120kg.