Mới đây, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rostex (Tập đoàn Công nghệ Nga) đã tuyên bố trước bao giới rằng, cho dù A rập Xê út rất quan tâm và muốn mua loại vũ khí này của Nga nhưng tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander “không phải để xuất khẩu”. Điều này đồng nghĩa với việc Nga chính thức xếp Iskander vào danh mục vũ khí cấm xuất khẩu ra nước ngoài. Kể cả khi mà nhà sản xuất loại vũ khí này đưa ra phiên bản xuất khẩu Iskander-E cắt giảm tầm bắn.Trả lời câu hỏi vì sao Nga không xuất khẩu loại vũ khí rất được nhiều quốc gia quan tâm này, ông Sergey Chemezov khẳng định: “Đây là loại vũ khí tấn công nguy hiểm, có thể mang đầu đạn hạt nhân. Ả rập Xê út thường xuyên bày tỏ sự quan tâm đến việc mua loại vũ khí này nhưng Iskander nằm trong danh mục các loại vũ khí cấm xuất khẩu và chúng tôi không định sẽ thực hiện bất cứ ngoại lệ nào”.Tuyên bố này là lời bác bỏ hoàn toàn tuyên bố trước đó của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuất khẩu vũ khí Nga “Rosoboronoexport” Igor Sevastianov được đưa ra ngày 3/7/2015 về việc Nga đã sẵn sàng cung cấp cho Ả rập xê út các tổ hợp tên lửa chiến thuật-chiến dịch Iskander.Như vậy, với tuyên bố này, Việt Nam đã chính thức mất cơ hội sở hữu loại tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật Iskander tuyệt vời này. Chúng ta sẽ phải tìm một ứng viên khác thay thế tên lửa đạn đạo 9K72E Elbrus (NATO thường gọi chung là Scud).9K720 Iskander (NATO định danh SS-26 Stone) là một loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật di động. Nó được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hoá, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương.Cấu hình của một tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander gồm: Xe mang phóng tự hành 9P78 (mang hai đạn tên lửa); xe chở đạn (trang bị cần cẩu để nạp đạn lên bệ phóng) 9T250; xe chỉ huy; xe đảm bảo tham số phóng; xe bảo dưỡng kỹ thuật và xe hỗ trợ khác. Về đạn tên lửa, phiên bản sử dụng trong Quân đội Nga được định danh là Iskander-M trang bị đạn 9M273 đạt tầm bắn khoảng 500km còn phiên bản xuất khẩu Iskander-E bị giới hạn tầm bắn mức 280km.Trên tên lửa đạn đạo Iskander hội tụ những công nghệ thuộc hàng “vô đối” trên thế giới, đem lại khả năng tác chiến xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa. Cụ thể, Iskander được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 2 giai đoạn tích hợp khả năng kiểm soát vector lực đẩy giúp tên lửa cơ động hơn. Động cơ mới cho phép tên lửa đạt tốc độ đến Mach 7(khoảng 7.700km/h). Các hệ thống đánh chặn tiên tiến hiện nay trên thế giới gần như bất lực với các tên lửa có tốc độ siêu thanh. Không dừng lại ở đó, điểm tạo nên sự đáng sợ nữa của Iskander chính là quỹ đạo bay không thể xác định trước của nó.Iskander có thể “bay lượn như chim” để tránh các hệ thống phòng thủ của đối phương, bản thân Iskander là một tên lửa “bán đạn đạo” nó chỉ hoạt động ở độ cao tối đa 50km cách mặt đất. Các tên lửa đạn đạo đều có quỹ đạo bay hình vòng cung nên khi tên lửa lên đến độ cao nhất định quỹ đạo bay của nó có thể bị đọc bởi các radar phòng thủ tên lửa.Đạn tên lửa hệ thống Iskander có trọng lượng khoảng 3,8-4 tấn, dài 7,3m, đường kính thân 0,92m, có thể lắp đầu nổ phá mảnh thường nặng 480-700kg hoặc đầu đạn hạt nhân, đầu đạn xung điện từ EMP, đầu đạn nhiệt áp.Trang bị những công nghệ dẫn hướng tinh vi đó giúp Iskander có thể tấn công mục tiêu với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ 5-7m. Với đầu đạn nặng 480kg thì không mục tiêu nào có thể thoát khỏi sự công phá của nó.
Mới đây, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rostex (Tập đoàn Công nghệ Nga) đã tuyên bố trước bao giới rằng, cho dù A rập Xê út rất quan tâm và muốn mua loại vũ khí này của Nga nhưng tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander “không phải để xuất khẩu”. Điều này đồng nghĩa với việc Nga chính thức xếp Iskander vào danh mục vũ khí cấm xuất khẩu ra nước ngoài. Kể cả khi mà nhà sản xuất loại vũ khí này đưa ra phiên bản xuất khẩu Iskander-E cắt giảm tầm bắn.
Trả lời câu hỏi vì sao Nga không xuất khẩu loại vũ khí rất được nhiều quốc gia quan tâm này, ông Sergey Chemezov khẳng định: “Đây là loại vũ khí tấn công nguy hiểm, có thể mang đầu đạn hạt nhân. Ả rập Xê út thường xuyên bày tỏ sự quan tâm đến việc mua loại vũ khí này nhưng Iskander nằm trong danh mục các loại vũ khí cấm xuất khẩu và chúng tôi không định sẽ thực hiện bất cứ ngoại lệ nào”.
Tuyên bố này là lời bác bỏ hoàn toàn tuyên bố trước đó của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuất khẩu vũ khí Nga “Rosoboronoexport” Igor Sevastianov được đưa ra ngày 3/7/2015 về việc Nga đã sẵn sàng cung cấp cho Ả rập xê út các tổ hợp tên lửa chiến thuật-chiến dịch Iskander.
Như vậy, với tuyên bố này, Việt Nam đã chính thức mất cơ hội sở hữu loại tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật Iskander tuyệt vời này. Chúng ta sẽ phải tìm một ứng viên khác thay thế tên lửa đạn đạo 9K72E Elbrus (NATO thường gọi chung là Scud).
9K720 Iskander (NATO định danh SS-26 Stone) là một loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật di động. Nó được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hoá, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương.
Cấu hình của một tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander gồm: Xe mang phóng tự hành 9P78 (mang hai đạn tên lửa); xe chở đạn (trang bị cần cẩu để nạp đạn lên bệ phóng) 9T250; xe chỉ huy; xe đảm bảo tham số phóng; xe bảo dưỡng kỹ thuật và xe hỗ trợ khác. Về đạn tên lửa, phiên bản sử dụng trong Quân đội Nga được định danh là Iskander-M trang bị đạn 9M273 đạt tầm bắn khoảng 500km còn phiên bản xuất khẩu Iskander-E bị giới hạn tầm bắn mức 280km.
Trên tên lửa đạn đạo Iskander hội tụ những công nghệ thuộc hàng “vô đối” trên thế giới, đem lại khả năng tác chiến xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa. Cụ thể, Iskander được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 2 giai đoạn tích hợp khả năng kiểm soát vector lực đẩy giúp tên lửa cơ động hơn. Động cơ mới cho phép tên lửa đạt tốc độ đến Mach 7(khoảng 7.700km/h). Các hệ thống đánh chặn tiên tiến hiện nay trên thế giới gần như bất lực với các tên lửa có tốc độ siêu thanh. Không dừng lại ở đó, điểm tạo nên sự đáng sợ nữa của Iskander chính là quỹ đạo bay không thể xác định trước của nó.
Iskander có thể “bay lượn như chim” để tránh các hệ thống phòng thủ của đối phương, bản thân Iskander là một tên lửa “bán đạn đạo” nó chỉ hoạt động ở độ cao tối đa 50km cách mặt đất. Các tên lửa đạn đạo đều có quỹ đạo bay hình vòng cung nên khi tên lửa lên đến độ cao nhất định quỹ đạo bay của nó có thể bị đọc bởi các radar phòng thủ tên lửa.
Đạn tên lửa hệ thống Iskander có trọng lượng khoảng 3,8-4 tấn, dài 7,3m, đường kính thân 0,92m, có thể lắp đầu nổ phá mảnh thường nặng 480-700kg hoặc đầu đạn hạt nhân, đầu đạn xung điện từ EMP, đầu đạn nhiệt áp.
Trang bị những công nghệ dẫn hướng tinh vi đó giúp Iskander có thể tấn công mục tiêu với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ 5-7m. Với đầu đạn nặng 480kg thì không mục tiêu nào có thể thoát khỏi sự công phá của nó.