Việc Tổng thống Obama chính thức tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam khiến cho giới truyền thông trong và ngoài nước (đặc biệt là ở Nga và Mỹ) đồng loạt có những đồn đoàn về những thương vụ vũ khí tiềm năng giữa Việt Nam và Mỹ.Chuyên gia phân tích quốc phòng Mỹ Franklin "Chuck" Spinney trả lời hãng thông tấn Sputnik News cho biết, Việt Nam có thể tìm kiếm khả năng mua tàu chiến LCS hoặc tiêm kích F-16 từ Mỹ.Trong khi, Jim Jatras-cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trên tờ Sputnik rằng, tàu chiến ven bờ LCS và chiến đấu cơ F/A-18 nhiều khả năng sẽ là hai cái tên đứng đầu trong danh sách vũ khí mà Việt Nam có thể mua từ Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 50 năm đối với Hà Nội.Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Sputnik News, ông Vasily Kashin - chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí Mỹ có thể bắt đầu cung cấp vào Việt Nam máy bay săn ngầm P-3 Orion và máy bay vận tải C-130.Thực tế cách đây vài năm Việt Nam đã để mắt tới máy bay săn ngầm P-3 Orion của Tập đoàn Lockheed Martin, nhưng gặp phải rào cản là lệnh cấm vận vũ khí. Thế nên, hiện tại người ta nghiêng về khả năng rất cao Việt Nam sẽ đặt vấn đề mua P-3 Orion. Một phần cũng là do vũ khí tương tự của Nga – máy bay săn ngầm Il-38N đã không còn được sản xuất.Còn hãng tin CNN thì cho rằng, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm nay ước đạt 5 tỷ USD, dự kiến còn tăng nhanh hơn nữa sẽ tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu vũ khí Mỹ.Mặc dù vậy, trả lời phỏng vấn báo chí, Giáo sư Carlyle Thayer – Học viện Quốc phòng Australia lại tỏ ra dè dặt về khả năng mà Việt Nam có thể mua ngay vũ khí của Mỹ. Theo vị giáo sư này, lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ có tên chính thức là Quy định về mua bán vũ khí quốc tế. Những quy định này không phải là luật, nên dù do Quốc hội Mỹ thông qua, nhưng Tổng thống Mỹ có thể đơn phương dỡ bỏ, sau khi nghe tư vấn của Bộ Ngoại giao.Dù cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam nhận được nhiều sự ủng hộ từ các quan chức chính phủ Mỹ, thành viên Quốc hội. Ví dụ như, hồi năm 2014, chính Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là người tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Các nhân vật kỳ cựu, quyền lực trong Quốc hội Mỹ, như thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận. Ông McCain là Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện - một ủy ban này rất quan trọng.Tuy nhiên, Việt Nam sẽ khó mà mua ngay được vũ khí Mỹ , khí tài của Mỹ vì quá trình cân nhắc mua gì, bán thế nào đều rất mất thời gian.“Quá trình phê chuẩn sẽ kéo dài vì Mỹ rất quan liêu, có nhiều thủ tục rắc rối trong việc bán vũ khí và công nghệ quốc phòng”, ông Thayer thông tin.
Việc Tổng thống Obama chính thức tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam khiến cho giới truyền thông trong và ngoài nước (đặc biệt là ở Nga và Mỹ) đồng loạt có những đồn đoàn về những thương vụ vũ khí tiềm năng giữa Việt Nam và Mỹ.
Chuyên gia phân tích quốc phòng Mỹ Franklin "Chuck" Spinney trả lời hãng thông tấn Sputnik News cho biết, Việt Nam có thể tìm kiếm khả năng mua tàu chiến LCS hoặc tiêm kích F-16 từ Mỹ.
Trong khi, Jim Jatras-cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trên tờ Sputnik rằng, tàu chiến ven bờ LCS và chiến đấu cơ F/A-18 nhiều khả năng sẽ là hai cái tên đứng đầu trong danh sách vũ khí mà Việt Nam có thể mua từ Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 50 năm đối với Hà Nội.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Sputnik News, ông Vasily Kashin - chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí Mỹ có thể bắt đầu cung cấp vào Việt Nam máy bay săn ngầm P-3 Orion và máy bay vận tải C-130.
Thực tế cách đây vài năm Việt Nam đã để mắt tới máy bay săn ngầm P-3 Orion của Tập đoàn Lockheed Martin, nhưng gặp phải rào cản là lệnh cấm vận vũ khí. Thế nên, hiện tại người ta nghiêng về khả năng rất cao Việt Nam sẽ đặt vấn đề mua P-3 Orion. Một phần cũng là do vũ khí tương tự của Nga – máy bay săn ngầm Il-38N đã không còn được sản xuất.
Còn hãng tin CNN thì cho rằng, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm nay ước đạt 5 tỷ USD, dự kiến còn tăng nhanh hơn nữa sẽ tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu vũ khí Mỹ.
Mặc dù vậy, trả lời phỏng vấn báo chí, Giáo sư Carlyle Thayer – Học viện Quốc phòng Australia lại tỏ ra dè dặt về khả năng mà Việt Nam có thể mua ngay vũ khí của Mỹ. Theo vị giáo sư này, lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ có tên chính thức là Quy định về mua bán vũ khí quốc tế. Những quy định này không phải là luật, nên dù do Quốc hội Mỹ thông qua, nhưng Tổng thống Mỹ có thể đơn phương dỡ bỏ, sau khi nghe tư vấn của Bộ Ngoại giao.
Dù cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam nhận được nhiều sự ủng hộ từ các quan chức chính phủ Mỹ, thành viên Quốc hội. Ví dụ như, hồi năm 2014, chính Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là người tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Các nhân vật kỳ cựu, quyền lực trong Quốc hội Mỹ, như thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận. Ông McCain là Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện - một ủy ban này rất quan trọng.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ khó mà mua ngay được vũ khí Mỹ , khí tài của Mỹ vì quá trình cân nhắc mua gì, bán thế nào đều rất mất thời gian.
“Quá trình phê chuẩn sẽ kéo dài vì Mỹ rất quan liêu, có nhiều thủ tục rắc rối trong việc bán vũ khí và công nghệ quốc phòng”, ông Thayer thông tin.