Một trong những điểm yếu của Không quân Nhân dân Việt Nam là phải dùng những loại máy bay có cùng nguồn gốc với đối thủ. Điều đó thực sự nguy hiểm vì “đối phương” đã hiểu khá rõ các ưu nhược điểm của các loại vũ khí mà ta đang dùng. Yếu tố bất ngờ về công nghệ và chiến thuật không còn nữa trong khi kẻ địch lại có ưu thế vượt trội về số lượng,công nghệ, chủng loại và năng lực tác chiến. Vì thế việc tìm kiếm những hệ thống vũ khí mới khác biệt để bổ sung cho hệ thống mà ta đang có là việc làm cần thiết, và nên làm ngay.Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí mở ra cơ hội mới cho Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp trang bị quân sự hiện đại. Mới đây, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Jim Jatras cho rằng, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet nhiều khả năng sẽ nằm trong danh sách những vũ khí đầu tiên mà Việt Nam mua của Mỹ.Được chính thức đưa vào sử dụng năm 1999, cho đến nay, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet (phiên bản nâng cấp của dòng tiêm kích F/A-18 Hornet dùng từ năm 1978) được mệnh danh là “vũ khí của thần chết” này vẫn luôn dẫn đầu trong những chiến dịch không kích của quân đội Mỹ. Mặc dù được thiết kế cho tàu sân bay, nhưng nó vẫn đảm bảo khả năng hoạt động trên mặt đất.Là một chiếc tiêm kích hạm đa năng hạng nặng đáng sợ, nó được thiết kế có khả năng tấn công cả ngày lẫn đêm với hệ thống dẫn đường chính xác, có thể thực hiện các nhiệm vụ giành ưu thế trên không, hộ tống, hỗ trợ mặt đất, tấn công tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương, tấn công trên biển, do thám, nó cũng có khả năng tiếp dầu trên không và tiếp dầu cho máy bay khác.F/A-18 được trang bị động cơ General Electric F414-GE-402 cho vận tốc tối đa 1.915km/h, tầm bay 2.346km, bán kính chiến đấu hơn 900km.Loại “vũ khí của thần chết” này được trang bị màn hình điều khiển tinh thể lỏng đa dụng, hệ thống lái số fly-by-wire, kính nhìn ban đêm, mũ phi công JHMCS mang lại nhận thức đa trạng thái nhiều mục đích cho phi công.Radar quét mảng pha chủ động AESA APG-79 trên Super Hornet cho phép phi công đồng thời tấn công đối không và đối đất, hệ thống cảm biến quang điện chính và chùm laser chỉ định mục tiêu AN/ASQ-228ATFLIR cung cấp bản đồ mặt đất chi tiết ở cự ly xa.Nó cũng được trang bị hệ thống đối phó phòng thủ hợp thành (IDECM) gồm hệ thống đối phó trả đũa ALE-47, ALE-50, radar cảnh báo AN/ALR67V3 và hệ thống làm nhiễu ALQ-65,...Về hỏa lực, F/A-18 Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, phù hợp với mọi hoạt động tác chiến. Cụ thể, nó được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng 11 giá treo trên cánh và thân cho phép mang 8 tấn tải trọng ngoài.Nó có thể triển khai nhiều loại tên lửa cho đủ mọi nhiệm vụ trên cả ba mặt trận: Tên lửa không đối không AIM-9, AIM-120; tên lửa không đối đất AGM-65, AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, AGM-84 SLAM-ER; tên lửa chống radar HARM; tên lửa chống hạm AGM-84. Ngoài ra, nó có thể mang nhiều loại bom từ “bom ngu” tới “bom tinh khôn”.Có thể nói, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet là lựa chọn đáng để xem xét cao đối với Việt Nam. Nó có những trang bị vũ khí và công nghệ tạo ra sự khác biệt so với vũ khí của đối thủ của chúng ta, nó sẽ đem lại một lợi thế chiến thuật.Tiêm kích đa năng F/A-18 cũng có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của ta, hơn nữa đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu, năng lực của nó không có gì phải bàn cãi.Theo thời giá 2013, giá của phiên bản không vũ khí F/A-18 khoảng 61triệu USD, phiên bản đầy đủ vũ khí là từ 80,7 đến 95,3triệu USD, chi phí vận hành 11.000-24.400USD/giờ bay.Giá máy bay FA-18E/F có đắt tiền hơn so với Su-30MK2 của Nga. Vào tháng 8/2013 Việt nam đã mua 12 chiếc SU-30MK2 với giá khoảng 600 triệu USD, tức là vào khoảng 50 triệu USD/chiếc (chưa vũ khí). Nhưng xét về những tính năng và lợi thế mà FA-18E/F có, thì mức giá như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được.Với những công nghệ điện tử tinh vi, hệ thống vũ khí siêu chính xác nếu được kết hợp với các máy bay tiêm kích dòng SU-27/30 rất khỏe mà không quân ta đang có, thì đó là một sự kết hợp hết sức hoàn hảo, trở thành một đôi “song đao” vô cùng lợi hại của Không quân Việt nam.
Một trong những điểm yếu của Không quân Nhân dân Việt Nam là phải dùng những loại máy bay có cùng nguồn gốc với đối thủ. Điều đó thực sự nguy hiểm vì “đối phương” đã hiểu khá rõ các ưu nhược điểm của các loại vũ khí mà ta đang dùng. Yếu tố bất ngờ về công nghệ và chiến thuật không còn nữa trong khi kẻ địch lại có ưu thế vượt trội về số lượng,công nghệ, chủng loại và năng lực tác chiến. Vì thế việc tìm kiếm những hệ thống vũ khí mới khác biệt để bổ sung cho hệ thống mà ta đang có là việc làm cần thiết, và nên làm ngay.
Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí mở ra cơ hội mới cho Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp trang bị quân sự hiện đại. Mới đây, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Jim Jatras cho rằng, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet nhiều khả năng sẽ nằm trong danh sách những vũ khí đầu tiên mà Việt Nam mua của Mỹ.
Được chính thức đưa vào sử dụng năm 1999, cho đến nay, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet (phiên bản nâng cấp của dòng tiêm kích F/A-18 Hornet dùng từ năm 1978) được mệnh danh là “vũ khí của thần chết” này vẫn luôn dẫn đầu trong những chiến dịch không kích của quân đội Mỹ. Mặc dù được thiết kế cho tàu sân bay, nhưng nó vẫn đảm bảo khả năng hoạt động trên mặt đất.
Là một chiếc tiêm kích hạm đa năng hạng nặng đáng sợ, nó được thiết kế có khả năng tấn công cả ngày lẫn đêm với hệ thống dẫn đường chính xác, có thể thực hiện các nhiệm vụ giành ưu thế trên không, hộ tống, hỗ trợ mặt đất, tấn công tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương, tấn công trên biển, do thám, nó cũng có khả năng tiếp dầu trên không và tiếp dầu cho máy bay khác.
F/A-18 được trang bị động cơ General Electric F414-GE-402 cho vận tốc tối đa 1.915km/h, tầm bay 2.346km, bán kính chiến đấu hơn 900km.
Loại “vũ khí của thần chết” này được trang bị màn hình điều khiển tinh thể lỏng đa dụng, hệ thống lái số fly-by-wire, kính nhìn ban đêm, mũ phi công JHMCS mang lại nhận thức đa trạng thái nhiều mục đích cho phi công.
Radar quét mảng pha chủ động AESA APG-79 trên Super Hornet cho phép phi công đồng thời tấn công đối không và đối đất, hệ thống cảm biến quang điện chính và chùm laser chỉ định mục tiêu AN/ASQ-228ATFLIR cung cấp bản đồ mặt đất chi tiết ở cự ly xa.
Nó cũng được trang bị hệ thống đối phó phòng thủ hợp thành (IDECM) gồm hệ thống đối phó trả đũa ALE-47, ALE-50, radar cảnh báo AN/ALR67V3 và hệ thống làm nhiễu ALQ-65,...
Về hỏa lực, F/A-18 Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, phù hợp với mọi hoạt động tác chiến. Cụ thể, nó được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng 11 giá treo trên cánh và thân cho phép mang 8 tấn tải trọng ngoài.
Nó có thể triển khai nhiều loại tên lửa cho đủ mọi nhiệm vụ trên cả ba mặt trận: Tên lửa không đối không AIM-9, AIM-120; tên lửa không đối đất AGM-65, AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, AGM-84 SLAM-ER; tên lửa chống radar HARM; tên lửa chống hạm AGM-84. Ngoài ra, nó có thể mang nhiều loại bom từ “bom ngu” tới “bom tinh khôn”.
Có thể nói, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet là lựa chọn đáng để xem xét cao đối với Việt Nam. Nó có những trang bị vũ khí và công nghệ tạo ra sự khác biệt so với vũ khí của đối thủ của chúng ta, nó sẽ đem lại một lợi thế chiến thuật.
Tiêm kích đa năng F/A-18 cũng có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của ta, hơn nữa đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu, năng lực của nó không có gì phải bàn cãi.Theo thời giá 2013, giá của phiên bản không vũ khí F/A-18 khoảng 61triệu USD, phiên bản đầy đủ vũ khí là từ 80,7 đến 95,3triệu USD, chi phí vận hành 11.000-24.400USD/giờ bay.
Giá máy bay FA-18E/F có đắt tiền hơn so với Su-30MK2 của Nga. Vào tháng 8/2013 Việt nam đã mua 12 chiếc SU-30MK2 với giá khoảng 600 triệu USD, tức là vào khoảng 50 triệu USD/chiếc (chưa vũ khí). Nhưng xét về những tính năng và lợi thế mà FA-18E/F có, thì mức giá như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Với những công nghệ điện tử tinh vi, hệ thống vũ khí siêu chính xác nếu được kết hợp với các máy bay tiêm kích dòng SU-27/30 rất khỏe mà không quân ta đang có, thì đó là một sự kết hợp hết sức hoàn hảo, trở thành một đôi “song đao” vô cùng lợi hại của Không quân Việt nam.