Đầu những năm 1960, Mỹ bắt đầu triển khai các trực thăng UH-1A (sau này được đổi thành UH-1A) tới chiến trường Việt Nam trong đội hình Sư đoàn dù 82 và 101.Thời điểm đó, quân Mỹ đã áp dụng chiến thuật kị binh bay với trực thăng UH-1A gây cho ta rất nhiều khó khăn. Với ưu điểm tốc độ cao, sức chở khá lớn, khả năng hạ cánh trên nhiều địa hình phức tạp, nền đất yếu, thời gian đổ quân nhanh chỉ chừng 10 giây … UH-1 và “kị binh bay” thực sự là đối thủ đáng gờm của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào thời điểm đó.Tuy nhiên, những khó khăn về kĩ thuật vẫn có thể được khắc phục bằng chiến thuật. Trí tuệ và lòng dũng cảm Việt Nam đã khiến cho “kị binh bay” của Mỹ phải nhiều phen khốn đốn. Điển hình là cách đánh của du kích Quảng Trị năm 1967 dùng mìn bắn rơi trực thăng UH-1A.Theo báo Quân đội Nhân dân, tháng 9/1967, quân Mỹ sử dụng trực thăng HU-1A (tên ban đầu của UH-1A, đổi tên năm 1962) chở theo một tiểu đội biệt kích để dò tìm, hòng phát hiện nơi đóng quân và căn cứ của ta. Cứ chỗ nào cây cối rậm rạp là chúng sục sạo, phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, chúng lập tức phóng rốc-két và dùng súng 12,7mm bắn như vãi đạn hoặc chúng gọi trực thăng, pháo binh đánh phá. Những cuộc đánh phá của địch đã gây cho ta không ít khó khăn, tổn thất. Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tiêu diệt máy bay trinh sát, chỉ điểm.Bấy giờ, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Cam Mỹ (Cam Lộ, Quảng Trị) Nguyễn Minh Kỳ đã cùng các anh em du kích xã nghiên cứu địa hình, gài ba quả mìn định hướng vào các thân cây có độ cao từ 7m đến 10m, kéo dây mìn về ba phía rồi cột giằng các cành cây với nhau sao cho khi cành cây bật tung ra sẽ giật dây kích nổ mìn. Ảnh: lính Mỹ rút chạy bằng trực thăng UH-1 ở Việt Nam.Xong việc, ông Nguyễn Minh Kỳ đốt lửa nghi binh dưới gốc cây và yên tâm chờ địch đến. Lửa và khói bốc lên. Lập tức, 3 chiếc máy bay trực thăng UH-1A bu đến, lượn vòng quanh và bắn vào đống lửa. Thấy ta không có phản ứng, một chiếc bay vòng xuống thấp gần khu vực tán cây. Đúng như dự kiến của ông, các cành cây bung ra làm 3 quả mìn nổ cùng một lúc. Chiếc UH-1A trúng mìn bốc cháy và rơi xuống điểm cao 137 ở phía bắc Đường 9. Ảnh: xác một chiếc trực thăng UH-1 bị bắn hạ ở Việt Nam.Mìn định hướng bắn hạ trực thăng UH-1A là kiểu mìn mà khi nổ, hiệu ứng sát thương tiêu diệt mục tiêu được tập trung ở một hướng nhất định, ở hướng này hiệu quả sát thương tiêu diệt mục tiêu lớn nhất, hướng tập trung năng lượng nổ được đặt quay về phía đối phương. Loại mìn này có thể kich nổ bằng máy điểm hoả từ xa, cũng có thể dùng dây bẫy để gây nổ. Ảnh: mìn định hướng MĐH10 do quân giới Việt Nam tự sản xuất.Trong kháng chiến chống Mỹ, quân giới miền Nam đã nghiên cứu sản xuất thành công mìn định hướng MĐH10 có sức mạnh tương đương một đơn vị bộ binh bắn đồng loạt bằng súng trường. Nó có khả năng diệt bộ binh ở cự ly 100m và xa hơn, đánh được xe cơ giới và tàu thuyền có vỏ thép mỏng. Khi ghép 3-5 quả có khả năng phá rào thép gai tạo cửa mở rộng 2m sâu 30m.
Đầu những năm 1960, Mỹ bắt đầu triển khai các trực thăng UH-1A (sau này được đổi thành UH-1A) tới chiến trường Việt Nam trong đội hình Sư đoàn dù 82 và 101.
Thời điểm đó, quân Mỹ đã áp dụng chiến thuật kị binh bay với trực thăng UH-1A gây cho ta rất nhiều khó khăn. Với ưu điểm tốc độ cao, sức chở khá lớn, khả năng hạ cánh trên nhiều địa hình phức tạp, nền đất yếu, thời gian đổ quân nhanh chỉ chừng 10 giây … UH-1 và “kị binh bay” thực sự là đối thủ đáng gờm của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, những khó khăn về kĩ thuật vẫn có thể được khắc phục bằng chiến thuật. Trí tuệ và lòng dũng cảm Việt Nam đã khiến cho “kị binh bay” của Mỹ phải nhiều phen khốn đốn. Điển hình là cách đánh của du kích Quảng Trị năm 1967 dùng mìn bắn rơi trực thăng UH-1A.
Theo báo Quân đội Nhân dân, tháng 9/1967, quân Mỹ sử dụng trực thăng HU-1A (tên ban đầu của UH-1A, đổi tên năm 1962) chở theo một tiểu đội biệt kích để dò tìm, hòng phát hiện nơi đóng quân và căn cứ của ta. Cứ chỗ nào cây cối rậm rạp là chúng sục sạo, phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, chúng lập tức phóng rốc-két và dùng súng 12,7mm bắn như vãi đạn hoặc chúng gọi trực thăng, pháo binh đánh phá. Những cuộc đánh phá của địch đã gây cho ta không ít khó khăn, tổn thất. Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tiêu diệt máy bay trinh sát, chỉ điểm.
Bấy giờ, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Cam Mỹ (Cam Lộ, Quảng Trị) Nguyễn Minh Kỳ đã cùng các anh em du kích xã nghiên cứu địa hình, gài ba quả mìn định hướng vào các thân cây có độ cao từ 7m đến 10m, kéo dây mìn về ba phía rồi cột giằng các cành cây với nhau sao cho khi cành cây bật tung ra sẽ giật dây kích nổ mìn. Ảnh: lính Mỹ rút chạy bằng trực thăng UH-1 ở Việt Nam.
Xong việc, ông Nguyễn Minh Kỳ đốt lửa nghi binh dưới gốc cây và yên tâm chờ địch đến. Lửa và khói bốc lên. Lập tức, 3 chiếc máy bay trực thăng UH-1A bu đến, lượn vòng quanh và bắn vào đống lửa. Thấy ta không có phản ứng, một chiếc bay vòng xuống thấp gần khu vực tán cây. Đúng như dự kiến của ông, các cành cây bung ra làm 3 quả mìn nổ cùng một lúc. Chiếc UH-1A trúng mìn bốc cháy và rơi xuống điểm cao 137 ở phía bắc Đường 9. Ảnh: xác một chiếc trực thăng UH-1 bị bắn hạ ở Việt Nam.
Mìn định hướng bắn hạ trực thăng UH-1A là kiểu mìn mà khi nổ, hiệu ứng sát thương tiêu diệt mục tiêu được tập trung ở một hướng nhất định, ở hướng này hiệu quả sát thương tiêu diệt mục tiêu lớn nhất, hướng tập trung năng lượng nổ được đặt quay về phía đối phương. Loại mìn này có thể kich nổ bằng máy điểm hoả từ xa, cũng có thể dùng dây bẫy để gây nổ. Ảnh: mìn định hướng MĐH10 do quân giới Việt Nam tự sản xuất.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân giới miền Nam đã nghiên cứu sản xuất thành công mìn định hướng MĐH10 có sức mạnh tương đương một đơn vị bộ binh bắn đồng loạt bằng súng trường. Nó có khả năng diệt bộ binh ở cự ly 100m và xa hơn, đánh được xe cơ giới và tàu thuyền có vỏ thép mỏng. Khi ghép 3-5 quả có khả năng phá rào thép gai tạo cửa mở rộng 2m sâu 30m.