Súng cối là một trong những hỏa khí đặc biệt của bộ đội pháo binh Việt Nam nói riêng và pháo binh thế giới nói chung. Súng cối có ưu điểm là kết cấu đơn giản, vận hành dễ dàng, bắn nhanh và đặc biệt rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Và vì có khối lượng nhỏ nên nó cũng là loại pháo trợ chiến cho bộ binh rất thông dụng và hiệu quả.Hiện quân đội ta được trang bị nhiều loại súng cối, từ cỡ nhỏ 60mm tới cỡ lớn 160mm do Liên Xô viện trợ, cũng như là vũ khí chiến lợi phẩm sau 1975 và đặc biệt nước ta đã tự chủ được một phần công nghệ. Trong ảnh là súng cối cỡ 100mm do ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất.Tuy được đánh giá là vũ khí đơn giản, mang vác được, tuy nhiên với những khẩu cối cỡ nòng 100-160mm thường có kích cỡ lớn, nặng nề nếu dùng sức người mang vác. Các khẩu cối hạng nặng như 160mm đều phải có bánh xe để kéo đi. Việc dùng sức người hoặc xe kéo khiến việc cơ động súng cối đều khá khó khăn. Thế nên, hiện nay người ta có xu hướng phát triển các khẩu súng cối tự hành. Với quốc gia có nền CNQP mạnh như Nga tự phát triển những thiết kế cối tự hành riêng biệt. Nhưng với quốc gia có tiềm lực hạn chế thì giải pháp cải tiến lắp súng cối sẵn có lên khung gầm cơ động là khả thi hơn cả.Một trong những ý tưởng cải tiến các khẩu cối mang vác, kéo xe lên khung gầm xe bọc thép mới đây đã được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng KADEX 2016 tổ chức ở Kazakhstan. Trong ảnh là khẩu súng cối tự hành BMP-2B9 được thiết kế dựa trên khung gầm xe bọc thép chiến đấu BMP-1. Tháp pháo nguyên bản của BMP-1 đã bị dỡ bỏ và thay thế bằng khẩu cối 2B9 Vasilek.Việc lắp đặt súng cối 82mm 2B9 Vasilek lên khung gầm BMP-1 cải thiện đáng kể khả năng cơ động, giảm thời gian chuẩn bị khai hỏa và có thể cơ động nhanh đổi trận địa đề phòng địch phản pháo.Việt Nam đã có kinh nghiệm triển khai lắp đặt lựu pháo M101 cỡ 105mm do Mỹ sản xuất lên khung gầm xe vận tải bánh lốp nên trong tương lai gần, chúng ta có thể có khả năng lắp đặt các khẩu đội súng cối hạng nặng lên khung gầm bánh lốp hoặc khung gầm bánh xích.Sau nâng cấp, BMP-2B9 có trọng lượng tổng thể 13 tấn, có thể di chuyển với tốc độ 65km/h với dự trữ hành trình 450km. Ảnh xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Việt Nam.Tuy 2B9 Vasilek chỉ dùng cỡ nòng 82mm tuy nhiên kết cấu khẩu súng cối tự động được phát triển từ năm 1967 là khá cồng kềnh, đặt trên bánh xe. Không giống như súng cối truyền thống, 2B9 có hai chế độ bắn: bắn phát một và bắn tự động chuỗi 4 phát. Nó có thể nạp đạn từ cả đầu nòng và đuôi nòng.Tốc độ bắn tự động của 2B9 lên tới 170 phát/phút, mặc dù vậy tốc độ bắn duy trì chỉ khoảng 100-120 phát/phút. Với nước làm mát, khẩu súng cối đặc biệt này có thể bắn 300 phát đạn trong vòng 30 phút, còn nếu không có nước thì chỉ đạt tối đa 200 phát.Khẩu 2B9 có thể bắn đạn nổ phá mảnh hoặc đạn xuyên giáp (xuyên giáp dày 100m), đạn khói hoặc đạn chiếu sáng. Tầm bắn của súng đạt từ 770-4.270m.
Súng cối là một trong những hỏa khí đặc biệt của bộ đội pháo binh Việt Nam nói riêng và pháo binh thế giới nói chung. Súng cối có ưu điểm là kết cấu đơn giản, vận hành dễ dàng, bắn nhanh và đặc biệt rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Và vì có khối lượng nhỏ nên nó cũng là loại pháo trợ chiến cho bộ binh rất thông dụng và hiệu quả.
Hiện quân đội ta được trang bị nhiều loại súng cối, từ cỡ nhỏ 60mm tới cỡ lớn 160mm do Liên Xô viện trợ, cũng như là vũ khí chiến lợi phẩm sau 1975 và đặc biệt nước ta đã tự chủ được một phần công nghệ. Trong ảnh là súng cối cỡ 100mm do ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất.
Tuy được đánh giá là vũ khí đơn giản, mang vác được, tuy nhiên với những khẩu cối cỡ nòng 100-160mm thường có kích cỡ lớn, nặng nề nếu dùng sức người mang vác. Các khẩu cối hạng nặng như 160mm đều phải có bánh xe để kéo đi. Việc dùng sức người hoặc xe kéo khiến việc cơ động súng cối đều khá khó khăn. Thế nên, hiện nay người ta có xu hướng phát triển các khẩu súng cối tự hành. Với quốc gia có nền CNQP mạnh như Nga tự phát triển những thiết kế cối tự hành riêng biệt. Nhưng với quốc gia có tiềm lực hạn chế thì giải pháp cải tiến lắp súng cối sẵn có lên khung gầm cơ động là khả thi hơn cả.
Một trong những ý tưởng cải tiến các khẩu cối mang vác, kéo xe lên khung gầm xe bọc thép mới đây đã được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng KADEX 2016 tổ chức ở Kazakhstan. Trong ảnh là khẩu súng cối tự hành BMP-2B9 được thiết kế dựa trên khung gầm xe bọc thép chiến đấu BMP-1. Tháp pháo nguyên bản của BMP-1 đã bị dỡ bỏ và thay thế bằng khẩu cối 2B9 Vasilek.
Việc lắp đặt súng cối 82mm 2B9 Vasilek lên khung gầm BMP-1 cải thiện đáng kể khả năng cơ động, giảm thời gian chuẩn bị khai hỏa và có thể cơ động nhanh đổi trận địa đề phòng địch phản pháo.
Việt Nam đã có kinh nghiệm triển khai lắp đặt lựu pháo M101 cỡ 105mm do Mỹ sản xuất lên khung gầm xe vận tải bánh lốp nên trong tương lai gần, chúng ta có thể có khả năng lắp đặt các khẩu đội súng cối hạng nặng lên khung gầm bánh lốp hoặc khung gầm bánh xích.
Sau nâng cấp, BMP-2B9 có trọng lượng tổng thể 13 tấn, có thể di chuyển với tốc độ 65km/h với dự trữ hành trình 450km. Ảnh xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Việt Nam.
Tuy 2B9 Vasilek chỉ dùng cỡ nòng 82mm tuy nhiên kết cấu khẩu súng cối tự động được phát triển từ năm 1967 là khá cồng kềnh, đặt trên bánh xe. Không giống như súng cối truyền thống, 2B9 có hai chế độ bắn: bắn phát một và bắn tự động chuỗi 4 phát. Nó có thể nạp đạn từ cả đầu nòng và đuôi nòng.
Tốc độ bắn tự động của 2B9 lên tới 170 phát/phút, mặc dù vậy tốc độ bắn duy trì chỉ khoảng 100-120 phát/phút. Với nước làm mát, khẩu súng cối đặc biệt này có thể bắn 300 phát đạn trong vòng 30 phút, còn nếu không có nước thì chỉ đạt tối đa 200 phát.
Khẩu 2B9 có thể bắn đạn nổ phá mảnh hoặc đạn xuyên giáp (xuyên giáp dày 100m), đạn khói hoặc đạn chiếu sáng. Tầm bắn của súng đạt từ 770-4.270m.