Hình ảnh máy bay tiêm kích Su-27 của KQND Việt Nam đổi màu ngụy trang mới được tờ báo của Quân chủng Phòng không – Không quân đăng tải. Ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng đoàn cán bộ, sĩ quan, phi công Trung đoàn 925 chụp cùng chiếc Su-27UBK hai chỗ ngồi dùng màu ngụy trang cỏ mía.Trước đó, chiếc 8526 này mang màu ngụy trang camo trắng – xanh nhạt nền trời – cùng màu với các máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 935 (Biên Hòa, Đồng Nai).Màu ngụy trang của tiêm kích Su-27 có phần đậm hơn màu cỏ mía trên các máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923, Thanh Hóa.Việc sơn ngụy trang loạt máy bay tiêm kích Su-27 có thể đã được thực hiện ngay tại Việt Nam, khi mà hiện nay nhà máy A32 đã làm chủ được khả năng đại tu, sửa chữa, bảo dưỡng Su-27 và đang hướng tới cả Su-30MK2.KQND Việt Nam hiện có trong biên chế 10 chiếc Su-27SK và UBK nhập khẩu giai đoạn 1995-1996. Đây là những chiếc tiêm kích thế hệ 4 đầu tiên của Việt Nam. Nó từng là máy bay chiến đấu hiện đại nhất nước ta trước khi Su-30 về nước sau năm 2004.Su-27SK là phiên bản xuất khẩu của dòng tiêm kích siêu cơ động hai động cơ Sukhoi Su-27 được phát triển và đưa vào trang bị từ tháng 6/1985, đơn giá ước tính 30 triệu USD/chiếc. Su-27SK là loại máy bay chiến đấu hạng nặng, rất lớn với trọng lượng có tải tới 23,4 tấn, tối đa tới 30,4 tấn, dài 21,9m, sải cánh 14,7m, cao 5,92m.Máy bay trang bị hai động cơ AL-31F cho tầm bay cực đại 3.530km, tốc độ tối đa tới Mach 2,35 tức 2.500km/h ở trần bay cao, vận tốc leo cao đến 300m/s (vượt trội Su-30MK2 chỉ 230m/s). Nhìn chung, được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không nên Su-27 có tính cơ động rất cao, thậm chí vượt trội dòng Su-30 vốn được cải tiến từ Su-27.Trong nhiệm vụ không đối không, Su-27SK của Việt Nam có khả năng mang 6 tên lửa dẫn đường radar bán chủ động R-27 và 4 tên lửa đối không tầm ngắn R-73. Su-27 cũng có thể làm nhiệm vụ đối đất khi có thể mang 8 tấn bom và rocket không điều khiển. Ảnh: Su-27S của KQN Nga phóng tên lửa R-73.
Hình ảnh máy bay tiêm kích Su-27 của KQND Việt Nam đổi màu ngụy trang mới được tờ báo của Quân chủng Phòng không – Không quân đăng tải. Ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng đoàn cán bộ, sĩ quan, phi công Trung đoàn 925 chụp cùng chiếc Su-27UBK hai chỗ ngồi dùng màu ngụy trang cỏ mía.
Trước đó, chiếc 8526 này mang màu ngụy trang camo trắng – xanh nhạt nền trời – cùng màu với các máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 935 (Biên Hòa, Đồng Nai).
Màu ngụy trang của tiêm kích Su-27 có phần đậm hơn màu cỏ mía trên các máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923, Thanh Hóa.
Việc sơn ngụy trang loạt máy bay tiêm kích Su-27 có thể đã được thực hiện ngay tại Việt Nam, khi mà hiện nay nhà máy A32 đã làm chủ được khả năng đại tu, sửa chữa, bảo dưỡng Su-27 và đang hướng tới cả Su-30MK2.
KQND Việt Nam hiện có trong biên chế 10 chiếc Su-27SK và UBK nhập khẩu giai đoạn 1995-1996. Đây là những chiếc tiêm kích thế hệ 4 đầu tiên của Việt Nam. Nó từng là máy bay chiến đấu hiện đại nhất nước ta trước khi Su-30 về nước sau năm 2004.
Su-27SK là phiên bản xuất khẩu của dòng tiêm kích siêu cơ động hai động cơ Sukhoi Su-27 được phát triển và đưa vào trang bị từ tháng 6/1985, đơn giá ước tính 30 triệu USD/chiếc. Su-27SK là loại máy bay chiến đấu hạng nặng, rất lớn với trọng lượng có tải tới 23,4 tấn, tối đa tới 30,4 tấn, dài 21,9m, sải cánh 14,7m, cao 5,92m.
Máy bay trang bị hai động cơ AL-31F cho tầm bay cực đại 3.530km, tốc độ tối đa tới Mach 2,35 tức 2.500km/h ở trần bay cao, vận tốc leo cao đến 300m/s (vượt trội Su-30MK2 chỉ 230m/s). Nhìn chung, được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không nên Su-27 có tính cơ động rất cao, thậm chí vượt trội dòng Su-30 vốn được cải tiến từ Su-27.
Trong nhiệm vụ không đối không, Su-27SK của Việt Nam có khả năng mang 6 tên lửa dẫn đường radar bán chủ động R-27 và 4 tên lửa đối không tầm ngắn R-73. Su-27 cũng có thể làm nhiệm vụ đối đất khi có thể mang 8 tấn bom và rocket không điều khiển. Ảnh: Su-27S của KQN Nga phóng tên lửa R-73.