Tờ báo mạng Sina (Trung Quốc) mới đây đã đưa ra thông tin gây sốt, Việt Nam đã chi 650 triệu USD để trang bị từ Nga 130 xe tăng T-90SV. Tuy nhiên, mạng Sina không hề trích dẫn nguồn tin nào được cho là đáng tin cậy nhất từ Nga – nhà sản xuất xe tăng T-90SV. Đó là dấu hiệu nghi vấn đối với thông tin này.Thực tế, thông tin việc Việt Nam có thể mua xe tăng T-90 đã xuất hiện từ năm 2014 trên tờ báo mạng Nga Vz.ru cho là “có khả năng Việt Nam mua T-90” chứ chưa bao giờ có thông tin rằng chúng ta ký hợp đồng chính thức mua T-90SV.Việc không trích dẫn được nguồn tin cung cấp hợp đồng “Việt Nam mua 130 xe tăng T-90SV” cho thấy có khả năng đây là thông tin bịa đặt của Sina.Bởi báo mạng Trung Quốc trong mấy năm đã công bố không ít thông tin sai sự thật về thương vụ vũ khí với Nga. Ví dụ như thông tin việc Nga cung cấp tàu ngầm Amur cho nước này là hợp đồng bán máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 cho Trung Quốc. Tất cả ngay sau đó đã nhận được sự bác bỏ quyết liệt từ phía đối tác Nga.Định danh T-90SV có lẽ cũng là thông tin không chính xác từ mạng Sina bởi các phiên bản hiện nay của T-90 không có chữ “SV”. Có lẽ họ tự suy diễn từ phiên bản T-90SA được cung cấp cho Armenia (ảnh). Đây là phiên bản xuất khẩu T-90S bán cho Armenia có sửa đổi một số điểm từ đó được gọi là SA. Tuy nhiên, không vì thế mà có thể tùy tiện đặt cho bất kỳ quốc gia nào mua T-90S sẽ thêm một chữ “A, B, C” đằng sau. Nó còn liên quan tới các thỏa thuận giữa hai bên.Ví dụ như phiên bản T-90S xuất khẩu cho Ấn Độ, người Ấn lựa chọn biệt danh Bhishma – tên một nhân vật tầm cỡ trong lịch sử Ấn Độ để đặt cho phiên bản T-90S xuất sang nước này.Thế nên, có khả năng thông tin Việt Nam mua 130 xe tăng T-90S là không chính xác, hay là sự bịa đặt từ báo Sina Trung Quốc.Hiện nay, Nga đang chào hàng ra thế giới hai phiên bản chính của dòng xe tăng T-90 gồm: T-90S và T-90MS.Cả hai phiên bản này đều được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5 đã được chứng minh hiệu quả trên chiến trường Syria. Dù là bố cục tháp trên thân và tháp pháo có ít nhiều sự khác biệt.Phiên bản T-90S mang đặc điểm của mẫu T-90A Vladimir nhưng hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 thuộc thế hệ đầu, thiếu hai đèn hồng ngoại.Phiên bản T-90MS được cải tiến tốt hơn với động cơ diesel 1.130 mã lực, trang bị ụ pháo 7,62mm tự động, đưa khoang chứa đạn ra bên ngoài tháp pháo với các giáp bảo vệ tốt hơn đảm bảo sự sống sót cho kíp lái trong trường hợp kho đạn có thể bị kích nổ.Cả hai phiên bản này đều được trang bị pháo chính 2A46M 125mm có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng.
Tờ báo mạng Sina (Trung Quốc) mới đây đã đưa ra thông tin gây sốt, Việt Nam đã chi 650 triệu USD để trang bị từ Nga 130 xe tăng T-90SV. Tuy nhiên, mạng Sina không hề trích dẫn nguồn tin nào được cho là đáng tin cậy nhất từ Nga – nhà sản xuất xe tăng T-90SV. Đó là dấu hiệu nghi vấn đối với thông tin này.
Thực tế, thông tin việc Việt Nam có thể mua xe tăng T-90 đã xuất hiện từ năm 2014 trên tờ báo mạng Nga Vz.ru cho là “có khả năng Việt Nam mua T-90” chứ chưa bao giờ có thông tin rằng chúng ta ký hợp đồng chính thức mua T-90SV.
Việc không trích dẫn được nguồn tin cung cấp hợp đồng “Việt Nam mua 130 xe tăng T-90SV” cho thấy có khả năng đây là thông tin bịa đặt của Sina.
Bởi báo mạng Trung Quốc trong mấy năm đã công bố không ít thông tin sai sự thật về thương vụ vũ khí với Nga. Ví dụ như thông tin việc Nga cung cấp tàu ngầm Amur cho nước này là hợp đồng bán máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 cho Trung Quốc. Tất cả ngay sau đó đã nhận được sự bác bỏ quyết liệt từ phía đối tác Nga.
Định danh T-90SV có lẽ cũng là thông tin không chính xác từ mạng Sina bởi các phiên bản hiện nay của T-90 không có chữ “SV”. Có lẽ họ tự suy diễn từ phiên bản T-90SA được cung cấp cho Armenia (ảnh). Đây là phiên bản xuất khẩu T-90S bán cho Armenia có sửa đổi một số điểm từ đó được gọi là SA. Tuy nhiên, không vì thế mà có thể tùy tiện đặt cho bất kỳ quốc gia nào mua T-90S sẽ thêm một chữ “A, B, C” đằng sau. Nó còn liên quan tới các thỏa thuận giữa hai bên.
Ví dụ như phiên bản T-90S xuất khẩu cho Ấn Độ, người Ấn lựa chọn biệt danh Bhishma – tên một nhân vật tầm cỡ trong lịch sử Ấn Độ để đặt cho phiên bản T-90S xuất sang nước này.
Thế nên, có khả năng thông tin Việt Nam mua 130 xe tăng T-90S là không chính xác, hay là sự bịa đặt từ báo Sina Trung Quốc.
Hiện nay, Nga đang chào hàng ra thế giới hai phiên bản chính của dòng xe tăng T-90 gồm: T-90S và T-90MS.
Cả hai phiên bản này đều được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5 đã được chứng minh hiệu quả trên chiến trường Syria. Dù là bố cục tháp trên thân và tháp pháo có ít nhiều sự khác biệt.
Phiên bản T-90S mang đặc điểm của mẫu T-90A Vladimir nhưng hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 thuộc thế hệ đầu, thiếu hai đèn hồng ngoại.
Phiên bản T-90MS được cải tiến tốt hơn với động cơ diesel 1.130 mã lực, trang bị ụ pháo 7,62mm tự động, đưa khoang chứa đạn ra bên ngoài tháp pháo với các giáp bảo vệ tốt hơn đảm bảo sự sống sót cho kíp lái trong trường hợp kho đạn có thể bị kích nổ.
Cả hai phiên bản này đều được trang bị pháo chính 2A46M 125mm có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng.