Báo chí quốc tế mới đây loan tin, Thái Lan quyết định chọn mua xe tăng T-90 của Nga thay cho hợp đồng T-84 Oplot-T với Ukraine đang triển khai với tốc độ “chậm hơn rùa”.Năm 2011, Thái Lan đã ký hợp đồng mua 49 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot-T cùng một số phương tiện hỗ trợ từ Ukraine trị giá 240 triệu USD. Các xe tăng này sẽ thay thế cho loại M41 và M48 Patton lạc hậu trong Quân đội Thái Lan (ảnh xe tăng M41 của Thái Lan). Tuy nhiên, đến cuối năm 2015 chỉ có 10 xe tăng T-84 được chuyển giao cho quân đội Hoàng gia Thái Lan gây ra mối quan ngại về sự chậm trễ trong giới chức quân đội.Chính vì vậy, nhằm tăng cường sức mạnh hiện tại cho quân đội hoàng gia, Thái Lan gần như đưa ra quyết định cuối cùng về việc hủy bỏ hợp đồng T-84, quay sang với xe tăng T-90 của Nga. Tuy nhiên, giới chức Thái Lan vẫn chưa quyết định lựa chọn phiên bản T-90 nào hay là phiên bản theo yêu cầu riêng. Dẫu vậy, dù là phiên bản riêng đi nữa thì hầu như chúng sẽ được phát triển dựa trên phiên bản xuất khẩu T-90S hay T-90MS mà Nga đã giới thiệu tới thị trường thế giới.Điển hình là phiên bản xe tăng T-90S Bhishma của Ấn Độ được phát triển trên cơ sở phiên bản xuất khẩu T-90S. Hiện Ấn Độ duy trì trong biên chế số lượng T-90S nhiều nhất thế giới hiện nay, lên tới 862 chiếc. Ngoài ra, Algeria đang sử dụng 305 chiếc T-90SA (phiên bản sửa đổi T-90S dành cho Algeria), Azerbaijan dùng 100 T-90S và Turkmenistan dùng 10 T-90S.So với T-90A phục vụ rộng rãi trong Quân đội Nga, phiên bản xe tăng T-90S được nâng cấp với động cơ diesel công suất 1.000 mã lực nhưng lại cắt giảm một số thứ trong hệ thống phòng vệ.Dù cho T-90S vẫn giữ lại hệ thống giáp phản ứng nổ thế hệ mới Kontakt-5……hay hệ thống hỏa lực mạnh mẽ với pháo chính 2A46M 125mm có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, tốc độ bắn với nạp đạn tự đông……nhưng phiên bản hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 lại thuộc đời đầu, thiếu đi đèn hồng ngoại đặt ở hai bên mặt tháp pháo. Rõ ràng, thiếu vắng Shtora-1 sẽ khiến cho T-90S giảm đi khả năng chống tên lửa chống tăng hiện đại.Hoặc Thái Lan cũng có thể sẽ lựa chọn phiên bản hiện đại hóa từ T-90S là T-90MS với những nâng cấp mạnh mẽ hơn về hệ thống phòng vệ, vũ khí, động lực.Cụ thể, phiên bản xe tăng T-90MS Tagil được trang bị giáp bảo vệ phản ứng nổ Relikt (được cho là tốt hơn cả Kontakt-5) giúp giảm độ xuyên của đạn APFSDS xuống đến 50%. T-90MS có thể trang bị hệ thống phòng vệ Shtora-1 nhưng vẫn thiếu đèn hồng ngoại như trên T-90A. Vì vậy nó có thể vẫn là thế hệ đầu của Shtora-1 hoặc là bản rút gọn.Hỏa lực có sự cải tiến và “thụt lùi” của vũ khí phụ, theo đó trên tháp pháo T-90MS trang bị bệ vũ khí điều khiển từ xạ giúp xạ thủ ngắm bắn từ trong xe tăng thay vì leo ra ngoài. Tuy nhiên bệ vũ khí này chỉ lắp súng máy 7,62mm yếu hơn 12,7mm NSV.Hỏa lực chính vẫn là pháo 2A46M 125mm với hệ thống nạp đạn tự động 18 viên.Tuy nhiên, có sự cải tiến về mặt chứa đạn, khi 22 viên dự trữ sẽ đưa ra capsule đặt đuôi tháp pháo, ngăn cách hoàn toàn với các pháo thủ. Điều này được đánh giá là tăng cường đáng kể khả năng sống sót cho kíp lái nếu chẳng may xe tăng bị trúng đạn.Sức cơ động của T-90MS tiếp tục được nâng cao với động cơ diesel tua bin tăng áp V-92S2F 1.130 mã lực cùng cải tiến hệ thống treo và xích. Xe tăng có thể "lặn sâu" 5m với bộ phụ kiện lắp đặt mất 20 phút.
Báo chí quốc tế mới đây loan tin, Thái Lan quyết định chọn mua xe tăng T-90 của Nga thay cho hợp đồng T-84 Oplot-T với Ukraine đang triển khai với tốc độ “chậm hơn rùa”.
Năm 2011, Thái Lan đã ký hợp đồng mua 49 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot-T cùng một số phương tiện hỗ trợ từ Ukraine trị giá 240 triệu USD. Các xe tăng này sẽ thay thế cho loại M41 và M48 Patton lạc hậu trong Quân đội Thái Lan (ảnh xe tăng M41 của Thái Lan). Tuy nhiên, đến cuối năm 2015 chỉ có 10 xe tăng T-84 được chuyển giao cho quân đội Hoàng gia Thái Lan gây ra mối quan ngại về sự chậm trễ trong giới chức quân đội.
Chính vì vậy, nhằm tăng cường sức mạnh hiện tại cho quân đội hoàng gia, Thái Lan gần như đưa ra quyết định cuối cùng về việc hủy bỏ hợp đồng T-84, quay sang với xe tăng T-90 của Nga. Tuy nhiên, giới chức Thái Lan vẫn chưa quyết định lựa chọn phiên bản T-90 nào hay là phiên bản theo yêu cầu riêng. Dẫu vậy, dù là phiên bản riêng đi nữa thì hầu như chúng sẽ được phát triển dựa trên phiên bản xuất khẩu T-90S hay T-90MS mà Nga đã giới thiệu tới thị trường thế giới.
Điển hình là phiên bản xe tăng T-90S Bhishma của Ấn Độ được phát triển trên cơ sở phiên bản xuất khẩu T-90S. Hiện Ấn Độ duy trì trong biên chế số lượng T-90S nhiều nhất thế giới hiện nay, lên tới 862 chiếc. Ngoài ra, Algeria đang sử dụng 305 chiếc T-90SA (phiên bản sửa đổi T-90S dành cho Algeria), Azerbaijan dùng 100 T-90S và Turkmenistan dùng 10 T-90S.
So với T-90A phục vụ rộng rãi trong Quân đội Nga, phiên bản xe tăng T-90S được nâng cấp với động cơ diesel công suất 1.000 mã lực nhưng lại cắt giảm một số thứ trong hệ thống phòng vệ.
Dù cho T-90S vẫn giữ lại hệ thống giáp phản ứng nổ thế hệ mới Kontakt-5…
…hay hệ thống hỏa lực mạnh mẽ với pháo chính 2A46M 125mm có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, tốc độ bắn với nạp đạn tự đông…
…nhưng phiên bản hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 lại thuộc đời đầu, thiếu đi đèn hồng ngoại đặt ở hai bên mặt tháp pháo. Rõ ràng, thiếu vắng Shtora-1 sẽ khiến cho T-90S giảm đi khả năng chống tên lửa chống tăng hiện đại.
Hoặc Thái Lan cũng có thể sẽ lựa chọn phiên bản hiện đại hóa từ T-90S là T-90MS với những nâng cấp mạnh mẽ hơn về hệ thống phòng vệ, vũ khí, động lực.
Cụ thể, phiên bản xe tăng T-90MS Tagil được trang bị giáp bảo vệ phản ứng nổ Relikt (được cho là tốt hơn cả Kontakt-5) giúp giảm độ xuyên của đạn APFSDS xuống đến 50%. T-90MS có thể trang bị hệ thống phòng vệ Shtora-1 nhưng vẫn thiếu đèn hồng ngoại như trên T-90A. Vì vậy nó có thể vẫn là thế hệ đầu của Shtora-1 hoặc là bản rút gọn.
Hỏa lực có sự cải tiến và “thụt lùi” của vũ khí phụ, theo đó trên tháp pháo T-90MS trang bị bệ vũ khí điều khiển từ xạ giúp xạ thủ ngắm bắn từ trong xe tăng thay vì leo ra ngoài. Tuy nhiên bệ vũ khí này chỉ lắp súng máy 7,62mm yếu hơn 12,7mm NSV.
Hỏa lực chính vẫn là pháo 2A46M 125mm với hệ thống nạp đạn tự động 18 viên.
Tuy nhiên, có sự cải tiến về mặt chứa đạn, khi 22 viên dự trữ sẽ đưa ra capsule đặt đuôi tháp pháo, ngăn cách hoàn toàn với các pháo thủ. Điều này được đánh giá là tăng cường đáng kể khả năng sống sót cho kíp lái nếu chẳng may xe tăng bị trúng đạn.
Sức cơ động của T-90MS tiếp tục được nâng cao với động cơ diesel tua bin tăng áp V-92S2F 1.130 mã lực cùng cải tiến hệ thống treo và xích. Xe tăng có thể "lặn sâu" 5m với bộ phụ kiện lắp đặt mất 20 phút.