Tính đến nay, tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 đã phục vụ trong quân đội ta khoảng 15 năm. Với điều kiện khí hậu có phần khắc nghiệt ở nước ta, trang bị máy móc của các tổ hợp vũ khí không tránh khỏi việc bị hư hỏng, xuống cấp, kể cả với S-300PMU1 cực kỳ hiện đại. Chính vì thế, việc sửa chữa bảo dưỡng S-300PMU1 đảm bảo khả năng tác chiến là điều kiện cần thiệt.Tuy nhiên, việc phải thuê chuyên gia nước ngoài tham gia công tác bảo dưỡng, sửa chữa tổ hợp tên lửa S-300PMU1 chắc chắn vấp phải khó khăn nhất định, nhất là về mặt kinh phí. Chính vì vậy, với tinh thần “tự lực tự cường”, những năm qua ngành CNQP nội địa đã được đầu tự trang bị mới, đưa cán bộ đi học tập qua đó từng bước làm chủ công nghệ sửa chữa tổ hợp tên lửa phức tạp như S-300PMU1.Theo báo Phòng không – Không quân, nhà máy A29 (Quân chủng Phòng không – Không quân) làm nhiệm vụ sửa chữa các tổ hợp radar, tổ hợp tên lửa cho toàn quân chủng suốt mấy năm qua đã được đầu tư nhiều trang bị mới, ví dụ nhưu: Thiết bị kiểm tra chẩn đoán hỏng hóc (Véc tơ – M16); Trạm bảo dưỡng kỹ thuật Ra đa 36D6 (MTO); các phương tiện đo kiểm soát các tham số của khí tài mới.Và chính nhờ có những thiết bị này mà từ năm 2014 đến nay, Nhà máy A29 đã kiểm tra, sửa chữa được 19 mô đun của khí tài tên lửa S-300PMU1; 7 mô đun Ra đa 36D6 và ra đa KASTA-2E2.Việc sửa chữa được một phần bộ khí tài cực kỳ hiện đại S-300PMU1 là thành công lớn của nhà máy A29 nói riêng và ngành CNQP quốc phòng Việt Nam nói chung. Đây là bước tiền đề hướng tới A29 tự chủ hoàn toàn việc sửa chữa bảo dưỡng, nâng cấp S-300PMU1.Từ đầu những năm 2000, Việt Nam đã nhập khẩu 2 hệ thống tên lửa S-300PMU1 biên chế cho hai Trung đoàn tên lửa 64 và 93 làm nhiệm vụ canh trời miền Bắc và miền Nam đất nước.Một tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực 30N6E, radar báo động sớm 96L6E và 12 bệ phóng tên lửa tự hành.Trong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 30N6E đang được triển khai tại Trung đoàn tên lửa 64.30N6E là radar mạng pha 3D làm nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, dẫn hướng cho tên lửa tấn công mục tiêu. Nó có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu ở cự ly 300 km, độ cao tối đa 30 km.Đài radar nhìn vòng 96L6E có khả năng phát hiện 300 mục tiêu cùng lúc, tầm hoạt động 300km.Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 có khả năng tiêu diệt vật thể bay là máy bay, tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa chiến thuật hiện đại và các mục tiêu bay trên không với tốc độ lên đến 2.800m/giây ở cự ly từ 5-150km, độ cao tối đa đến 27km. Ảnh: hệ thống S-300 của Nga bắn thử nghiệm.
Tính đến nay, tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 đã phục vụ trong quân đội ta khoảng 15 năm. Với điều kiện khí hậu có phần khắc nghiệt ở nước ta, trang bị máy móc của các tổ hợp vũ khí không tránh khỏi việc bị hư hỏng, xuống cấp, kể cả với S-300PMU1 cực kỳ hiện đại. Chính vì thế, việc sửa chữa bảo dưỡng S-300PMU1 đảm bảo khả năng tác chiến là điều kiện cần thiệt.
Tuy nhiên, việc phải thuê chuyên gia nước ngoài tham gia công tác bảo dưỡng, sửa chữa tổ hợp tên lửa S-300PMU1 chắc chắn vấp phải khó khăn nhất định, nhất là về mặt kinh phí. Chính vì vậy, với tinh thần “tự lực tự cường”, những năm qua ngành CNQP nội địa đã được đầu tự trang bị mới, đưa cán bộ đi học tập qua đó từng bước làm chủ công nghệ sửa chữa tổ hợp tên lửa phức tạp như S-300PMU1.
Theo báo Phòng không – Không quân, nhà máy A29 (Quân chủng Phòng không – Không quân) làm nhiệm vụ sửa chữa các tổ hợp radar, tổ hợp tên lửa cho toàn quân chủng suốt mấy năm qua đã được đầu tư nhiều trang bị mới, ví dụ nhưu: Thiết bị kiểm tra chẩn đoán hỏng hóc (Véc tơ – M16); Trạm bảo dưỡng kỹ thuật Ra đa 36D6 (MTO); các phương tiện đo kiểm soát các tham số của khí tài mới.
Và chính nhờ có những thiết bị này mà từ năm 2014 đến nay, Nhà máy A29 đã kiểm tra, sửa chữa được 19 mô đun của khí tài tên lửa S-300PMU1; 7 mô đun Ra đa 36D6 và ra đa KASTA-2E2.
Việc sửa chữa được một phần bộ khí tài cực kỳ hiện đại S-300PMU1 là thành công lớn của nhà máy A29 nói riêng và ngành CNQP quốc phòng Việt Nam nói chung. Đây là bước tiền đề hướng tới A29 tự chủ hoàn toàn việc sửa chữa bảo dưỡng, nâng cấp S-300PMU1.
Từ đầu những năm 2000, Việt Nam đã nhập khẩu 2 hệ thống tên lửa S-300PMU1 biên chế cho hai Trung đoàn tên lửa 64 và 93 làm nhiệm vụ canh trời miền Bắc và miền Nam đất nước.
Một tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực 30N6E, radar báo động sớm 96L6E và 12 bệ phóng tên lửa tự hành.
Trong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 30N6E đang được triển khai tại Trung đoàn tên lửa 64.
30N6E là radar mạng pha 3D làm nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, dẫn hướng cho tên lửa tấn công mục tiêu. Nó có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu ở cự ly 300 km, độ cao tối đa 30 km.
Đài radar nhìn vòng 96L6E có khả năng phát hiện 300 mục tiêu cùng lúc, tầm hoạt động 300km.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 có khả năng tiêu diệt vật thể bay là máy bay, tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa chiến thuật hiện đại và các mục tiêu bay trên không với tốc độ lên đến 2.800m/giây ở cự ly từ 5-150km, độ cao tối đa đến 27km. Ảnh: hệ thống S-300 của Nga bắn thử nghiệm.