BTR-60PB hiện là dòng xe bọc thép chở quân chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc bọc giáp quá mỏng là điểm yếu chết người trên chiếc "taxi chiến trường" này. Lớp giáp mặt trước của nó chỉ có thể chống được đạn 7,62mm ở mọi cự ly bắn - quá ít trước sự phát triển của vũ khí chống tăng, chống thiết giáp hiện đại.Ngay cả tới các phiên bản cải tiến BTR-70 thì mức độ bảo vệ cũng không khá hơn là bao. Đến phiên bản BTR-80/82A thì cấp độ bảo vệ mặt trước mới có thể chống được đạn 12,7mm. Ý thức được điều này, người Nga đã cố công nghiên cứu tìm một giải pháp để tăng cường khả năng bảo vệ họ xe BTR. Qua đó mở ra giải pháp hiện đại hóa các dòng xe BTR đang hoạt động trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Theo tạp chí quân sự Jane’s đưa tin, các công ty quốc phòng Nga đang tập trung phát triển gói nâng cấp mới dành cho các dòng xe bọc thép chở quân BTR nhằm tăng khả năng sống sót của chúng trong môi trường chiến tranh hiện đại cũng như chống lại các loại vũ khí chống tăng thông thường.Và giải pháp hiệu quả nhất hiện tại là trang bị các bộ kit giáp lồng đa lớp cho những chiếc BTR vốn đã chứng minh được khả năng của mình trong một số cuộc chiến gần đây. Bộ giáp lồng có thể chống lại được các loại vũ khí chống tăng cầm tay như B41 hay cả súng chống tăng không giật SPG-9. Trong ảnh là một chiếc BTR-80 với bộ kit giáp lồng do Tập đoàn Uralvagonzavod của Nga phát triển.Về cơ bản những bộ phụ kiện giáp này có thể được tích hợp trên hầu hết các dòng xe BTR của Nga từ BTR-60, BTR-70 cho đến BTR-80 hay thậm chí là các dòng xe chiến đấu bộ binh khác như BMP-1, BMP-2 và BMP-3. Bên cạnh đó nó cũng được thiết kế theo dạng modul do đó việc tháo lắp hay thay thế cũng khá dễ dàng.Trong trường hợp của BTR-80, bộ kít này che chắn gần hết toàn bộ phần thân của xe gồm hai bên thân, phía sau và phía trước mui xe. Ngoài ra, ở giữa phần giáp lồng và lớp giáp chính của BTR-80 còn được lót thêm một lớp giáp phụ nhằm hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra khi lớp giáp lồng bên ngoài hoạt động không hiệu quả.Như trong hình ta có thể thấy lớp giáp lồng bao bọc hết cả phần thân của chiếc BTR-80, tất nhiên đi kèm với đó là lớp giáp phụ ở tất cả các mặt. Dù vậy trọng lượng của xe cũng không tăng lên đáng kể khi bộ kit này chỉ nặng từ 800kg đến 1.1 tấn.Theo Uralvagonzavod, với bộ kit giáp lồng, diện tích phần thân của BTR-80 được bảo vệ có thể lên tới 90%, nhưng nó cũng có điểm giới hạn nhất định và một trong số đó là vị trí cửa ra vào của BTR-80 vốn là điểm yếu của các dòng xe bọc thép BTR.Ngoài ra biến thể nâng cấp BTR-80 mới của Uralvagonzavod còn trang bị lại cho mẫu xe bọc thép này tổ hợp vũ khí điều khiển từ xa thế hệ mới 6S21 với súng máy 14.5 mm KPVT được giữ nguyên, nhưng nó cho phép kíp chiến đấu của BTR-80 tác chiến hiệu quả hơn trong nhiều loại địa hình khác nhau kể cả ban đêm. Cùng với đó là không gian bên trong xe được mở rộng.Đây thực sự là gói nâng cấp đáng xem xét với Việt Nam. Ảnh: Cận cảnh tổ hợp vũ khí 6S21 14.5mm trên BTR-80 với cụm thiết bị quan sát hồng ngoại.
BTR-60PB hiện là dòng xe bọc thép chở quân chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc bọc giáp quá mỏng là điểm yếu chết người trên chiếc "taxi chiến trường" này. Lớp giáp mặt trước của nó chỉ có thể chống được đạn 7,62mm ở mọi cự ly bắn - quá ít trước sự phát triển của vũ khí chống tăng, chống thiết giáp hiện đại.
Ngay cả tới các phiên bản cải tiến BTR-70 thì mức độ bảo vệ cũng không khá hơn là bao. Đến phiên bản BTR-80/82A thì cấp độ bảo vệ mặt trước mới có thể chống được đạn 12,7mm. Ý thức được điều này, người Nga đã cố công nghiên cứu tìm một giải pháp để tăng cường khả năng bảo vệ họ xe BTR. Qua đó mở ra giải pháp hiện đại hóa các dòng xe BTR đang hoạt động trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo tạp chí quân sự Jane’s đưa tin, các công ty quốc phòng Nga đang tập trung phát triển gói nâng cấp mới dành cho các dòng xe bọc thép chở quân BTR nhằm tăng khả năng sống sót của chúng trong môi trường chiến tranh hiện đại cũng như chống lại các loại vũ khí chống tăng thông thường.
Và giải pháp hiệu quả nhất hiện tại là trang bị các bộ kit giáp lồng đa lớp cho những chiếc BTR vốn đã chứng minh được khả năng của mình trong một số cuộc chiến gần đây. Bộ giáp lồng có thể chống lại được các loại vũ khí chống tăng cầm tay như B41 hay cả súng chống tăng không giật SPG-9. Trong ảnh là một chiếc BTR-80 với bộ kit giáp lồng do Tập đoàn Uralvagonzavod của Nga phát triển.
Về cơ bản những bộ phụ kiện giáp này có thể được tích hợp trên hầu hết các dòng xe BTR của Nga từ BTR-60, BTR-70 cho đến BTR-80 hay thậm chí là các dòng xe chiến đấu bộ binh khác như BMP-1, BMP-2 và BMP-3. Bên cạnh đó nó cũng được thiết kế theo dạng modul do đó việc tháo lắp hay thay thế cũng khá dễ dàng.
Trong trường hợp của BTR-80, bộ kít này che chắn gần hết toàn bộ phần thân của xe gồm hai bên thân, phía sau và phía trước mui xe. Ngoài ra, ở giữa phần giáp lồng và lớp giáp chính của BTR-80 còn được lót thêm một lớp giáp phụ nhằm hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra khi lớp giáp lồng bên ngoài hoạt động không hiệu quả.
Như trong hình ta có thể thấy lớp giáp lồng bao bọc hết cả phần thân của chiếc BTR-80, tất nhiên đi kèm với đó là lớp giáp phụ ở tất cả các mặt. Dù vậy trọng lượng của xe cũng không tăng lên đáng kể khi bộ kit này chỉ nặng từ 800kg đến 1.1 tấn.
Theo Uralvagonzavod, với bộ kit giáp lồng, diện tích phần thân của BTR-80 được bảo vệ có thể lên tới 90%, nhưng nó cũng có điểm giới hạn nhất định và một trong số đó là vị trí cửa ra vào của BTR-80 vốn là điểm yếu của các dòng xe bọc thép BTR.
Ngoài ra biến thể nâng cấp BTR-80 mới của Uralvagonzavod còn trang bị lại cho mẫu xe bọc thép này tổ hợp vũ khí điều khiển từ xa thế hệ mới 6S21 với súng máy 14.5 mm KPVT được giữ nguyên, nhưng nó cho phép kíp chiến đấu của BTR-80 tác chiến hiệu quả hơn trong nhiều loại địa hình khác nhau kể cả ban đêm. Cùng với đó là không gian bên trong xe được mở rộng.
Đây thực sự là gói nâng cấp đáng xem xét với Việt Nam. Ảnh: Cận cảnh tổ hợp vũ khí 6S21 14.5mm trên BTR-80 với cụm thiết bị quan sát hồng ngoại.