Đại diện Tập đoàn Boeing mới đây cho biết, một số vũ khí hiện đại do Boeing sản xuất hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quân sự do phía Việt Nam đưa ra. Trong một cuộc họp báo gần đây, phát ngôn viên của Boeing cũng nói rằng công ty này có lợi thế khá lớn tại Việt Nam khi thế mạnh về công nghệ hàng không quân sự của Boeing luôn dành được sự quan tâm rất lớn từ phía Việt Nam.Boeing là tập đoàn hàng không khổng lồ trên thế giới, tham gia sản xuất các sản phẩm ứng dụng hàng không – vũ trụ phục vụ mục đích dân sự và quân sự. Trong lĩnh vực quân sự, Boeing là nhà sản xuất nhiều mẫu máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và UAV đóng vai trò chủ lực, xương sống trong Không quân Mỹ suốt gần một thế kỷ. Boeing hiện cũng là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, cung cấp hàng nghìn máy bay hiện đại cho hàng chục nước ở khắp các châu lục.Trong quá khứ, Không quân Nhân dân Việt Nam từng có “duyên” sử dụng vũ khí tối tân do Boeing sản xuất. Đó là trực thăng vận tải đa năng CH-47 Chinook chiến lợi phẩm thu được từ quân VNCH. Các trực thăng này đã phát huy khả năng không vận khá hiệu quả trong các chiến dịch chống quân xâm lược Khmer Đỏ giai đoạn 1978-1979. Cho nên, có khả năng CH-47 là một trong những loại vũ khí tối tân mà Boeing sẽ chào hàng tới Việt Nam.CH-47 là loại trực thăng vận tải hạng nặng được thiết kế cho nhu cầu không vận binh sĩ, vũ khí hạng nặng, hàng hóa hậu cần cho chiến trường. Hiện phiên bản hiện đại nhất là mẫu CH-47F ra mắt năm 2001, bay lần đầu năm 2006, nâng cấp đáng kể về hệ thống động cơ và hệ thống điện tử hàng không.CH-47 được thiết kế với sơ đồ cánh quạt nâng không đồng trục quay ngược chiều nhau. Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin trục Lycoming T55-GA-714A cung cấp tốc độ bay tối đa 315km/h, bay hành trình 184km/h, bán kính chiến đấu 370km, tầm bay tối đa 2.200km, trần bay 6,1km. Máy bay có thể chở 33-55 lính hoặc 12,7 tấn hàng hóa.Về mặt hàng vũ khí chiến đấu, có khả năng Boeing sẽ chào bán cho Việt Nam dòng tiêm kích đa năng hạng nặng F-15E có sức chiến đấu tương đương, thậm chí là vượt trội ở một số điểm – F-15E Strike Eagle. Loại máy bay này được mệnh danh là chiến đấu cơ bất bại trên không, với 100 chiến thắng và chưa có chiếc nào bị bắn rơi trong chiến đấu.F-15E Strike Eagle được coi là thế hệ 2 của dòng tiêm kích hạng nặng F-15 Eagle với những thay đổi mạnh mẽ về khung thân, tác chiến đa nhiệm không đối không và tấn công mặt đất. Radar AN/APG-70 trên F-15E có phép đội bay phát hiện các mục tiêu mặt đất từ khoảng cách xa. Một đặc điểm của hệ thống này là: sau khi quét 1 mục tiêu dưới đất, đội bay bắt chết bản đồ mặt đất rồi chuyển qua chế độ đối không để dò các nguy cơ trên không. Trong khi khai hỏa vũ khí đối không, phi công có thể phát hiện, ngắm và tiêu diệt mục tiêu trên không trong khi sĩ quan WSO xác định mục tiêu mặt đất.F-15E có khả năng mang tới 10,4 tấn vũ khí - cao hơn cả dòng Su-30/35 của Nga. Máy bay được trang bị cặp động cơ F100-PW-229 cho tốc độ bay tối đa đến Mach 2,5+ nhanh hơn tốc độ Su-30MK2; bán kính tác chiến 1.270km, tầm bay cực đại 3.900km (lớn hơn Su-30), trần bay 18,2km, vận tốc leo cao 254m/s.Nếu như Su-35S có thể được coi là vượt trội hơn F-15E thì Boeing có F-15SE sở hữu tính năng tương tự Su-35 khi mang một số đặc điểm của máy bay chiến đấu thế hệ 5. Một số cải tiến trên thân cho phép máy bay tàng hình nhẹ, trang bị radar mạng pha chủ động AN/APG-82(V)1 tích hợp sẵn tính năng tác chiến điện tử.Hoặc Boeing cũng có thể chào hàng cả dòng tiêm kích hạm F/A-18E/F Advanced Super Hornet. Tuy là tiêm kích hạm hoạt động trên tàu sân bay nhưng nó có thể hoạt động tốt trên đất liền và đương nhiên là mặt biển. Nó được thiết kế có khả năng tấn công cả ngày lẫn đêm với hệ thống dẫn đường chính xác, có thể thực hiện các nhiệm vụ giành ưu thế trên không, hộ tống, hỗ trợ mặt đất, tấn công tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương, tấn công trên biển, do thám, nó cũng có khả năng tiếp dầu trên không và tiếp dầu cho máy bay khác.F/A-18 Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, phù hợp với mọi hoạt động tác chiến. Cụ thể, nó được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng 11 giá treo trên cánh và thân cho phép mang 8 tấn tải trọng ngoài. Nó có thể triển khai nhiều loại tên lửa cho đủ mọi nhiệm vụ trên cả ba mặt trận: Tên lửa không đối không AIM-9, AIM-120; tên lửa không đối đất AGM-65, AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, AGM-84 SLAM-ER; tên lửa chống radar HARM; tên lửa chống hạm AGM-84. Ngoài ra, nó có thể mang nhiều loại bom từ “bom ngu” tới “bom tinh khôn”.Tiêm kích đa năng F/A-18 cũng có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của ta, hơn nữa đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu, năng lực của nó không có gì phải bàn cãi.Theo thời giá 2013, giá của phiên bản không vũ khí F/A-18 khoảng 61 triệu USD, phiên bản đầy đủ vũ khí là từ 80,7 đến 95,3 triệu USD, chi phí vận hành 11.000-24.400 USD/giờ bay. Giá máy bay FA-18E/F có đắt tiền hơn so với Su-30MK2 của Nga. Vào tháng 8/2013 Việt nam đã mua 12 chiếc SU-30MK2 với giá khoảng 600 triệu USD, tức là vào khoảng 50 triệu USD/chiếc (chưa vũ khí). Nhưng xét về những tính năng và lợi thế mà FA-18E/F có, thì mức giá như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được.Tuy khả năng cao Việt Nam sẽ chọn P-3 Orion của Lockheed Martin, nhưng Boeing chắc vẫn sẽ chào bán những chiếc máy bay săn ngầm P-8 Poseidon cực kỳ hiện đại do hãng này phát triển. P-8 chính là mẫu máy bay thay thế vai trò của P-3 trong Không quân Hải quân Mỹ và phục vụ thị trường xuất khẩu, thay thế số P-3 đang phục vụ khắp thế giới. Một chiếc P-8 hiện có giá khoảng 256,5 triệu USD/chiếc.Tuy đắt đỏ vô cùng nhưng khả năng thám sát biển, săn ngầm mà P-8 Poseidon mang lại vượt trội hơn P-3, có lẽ là mạnh nhất thế giới hiện nay. Nó được trang bị radar thám sát mặt nước AN/APY-10 mạnh mẽ, hai động cơ phản lực cho bán kính hoạt động 2.222km, quần đảo 4 tiếng liên tục trong nhiệm vụ tác chiến chống ngầm; mang được đa dạng các loại vũ khí.
Đại diện Tập đoàn Boeing mới đây cho biết, một số vũ khí hiện đại do Boeing sản xuất hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quân sự do phía Việt Nam đưa ra. Trong một cuộc họp báo gần đây, phát ngôn viên của Boeing cũng nói rằng công ty này có lợi thế khá lớn tại Việt Nam khi thế mạnh về công nghệ hàng không quân sự của Boeing luôn dành được sự quan tâm rất lớn từ phía Việt Nam.
Boeing là tập đoàn hàng không khổng lồ trên thế giới, tham gia sản xuất các sản phẩm ứng dụng hàng không – vũ trụ phục vụ mục đích dân sự và quân sự. Trong lĩnh vực quân sự, Boeing là nhà sản xuất nhiều mẫu máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và UAV đóng vai trò chủ lực, xương sống trong Không quân Mỹ suốt gần một thế kỷ. Boeing hiện cũng là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, cung cấp hàng nghìn máy bay hiện đại cho hàng chục nước ở khắp các châu lục.
Trong quá khứ, Không quân Nhân dân Việt Nam từng có “duyên” sử dụng vũ khí tối tân do Boeing sản xuất. Đó là trực thăng vận tải đa năng CH-47 Chinook chiến lợi phẩm thu được từ quân VNCH. Các trực thăng này đã phát huy khả năng không vận khá hiệu quả trong các chiến dịch chống quân xâm lược Khmer Đỏ giai đoạn 1978-1979. Cho nên, có khả năng CH-47 là một trong những loại vũ khí tối tân mà Boeing sẽ chào hàng tới Việt Nam.
CH-47 là loại trực thăng vận tải hạng nặng được thiết kế cho nhu cầu không vận binh sĩ, vũ khí hạng nặng, hàng hóa hậu cần cho chiến trường. Hiện phiên bản hiện đại nhất là mẫu CH-47F ra mắt năm 2001, bay lần đầu năm 2006, nâng cấp đáng kể về hệ thống động cơ và hệ thống điện tử hàng không.
CH-47 được thiết kế với sơ đồ cánh quạt nâng không đồng trục quay ngược chiều nhau. Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin trục Lycoming T55-GA-714A cung cấp tốc độ bay tối đa 315km/h, bay hành trình 184km/h, bán kính chiến đấu 370km, tầm bay tối đa 2.200km, trần bay 6,1km. Máy bay có thể chở 33-55 lính hoặc 12,7 tấn hàng hóa.
Về mặt hàng vũ khí chiến đấu, có khả năng Boeing sẽ chào bán cho Việt Nam dòng tiêm kích đa năng hạng nặng F-15E có sức chiến đấu tương đương, thậm chí là vượt trội ở một số điểm – F-15E Strike Eagle. Loại máy bay này được mệnh danh là chiến đấu cơ bất bại trên không, với 100 chiến thắng và chưa có chiếc nào bị bắn rơi trong chiến đấu.
F-15E Strike Eagle được coi là thế hệ 2 của dòng tiêm kích hạng nặng F-15 Eagle với những thay đổi mạnh mẽ về khung thân, tác chiến đa nhiệm không đối không và tấn công mặt đất. Radar AN/APG-70 trên F-15E có phép đội bay phát hiện các mục tiêu mặt đất từ khoảng cách xa. Một đặc điểm của hệ thống này là: sau khi quét 1 mục tiêu dưới đất, đội bay bắt chết bản đồ mặt đất rồi chuyển qua chế độ đối không để dò các nguy cơ trên không. Trong khi khai hỏa vũ khí đối không, phi công có thể phát hiện, ngắm và tiêu diệt mục tiêu trên không trong khi sĩ quan WSO xác định mục tiêu mặt đất.
F-15E có khả năng mang tới 10,4 tấn vũ khí - cao hơn cả dòng Su-30/35 của Nga. Máy bay được trang bị cặp động cơ F100-PW-229 cho tốc độ bay tối đa đến Mach 2,5+ nhanh hơn tốc độ Su-30MK2; bán kính tác chiến 1.270km, tầm bay cực đại 3.900km (lớn hơn Su-30), trần bay 18,2km, vận tốc leo cao 254m/s.
Nếu như Su-35S có thể được coi là vượt trội hơn F-15E thì Boeing có F-15SE sở hữu tính năng tương tự Su-35 khi mang một số đặc điểm của máy bay chiến đấu thế hệ 5. Một số cải tiến trên thân cho phép máy bay tàng hình nhẹ, trang bị radar mạng pha chủ động AN/APG-82(V)1 tích hợp sẵn tính năng tác chiến điện tử.
Hoặc Boeing cũng có thể chào hàng cả dòng tiêm kích hạm F/A-18E/F Advanced Super Hornet. Tuy là tiêm kích hạm hoạt động trên tàu sân bay nhưng nó có thể hoạt động tốt trên đất liền và đương nhiên là mặt biển. Nó được thiết kế có khả năng tấn công cả ngày lẫn đêm với hệ thống dẫn đường chính xác, có thể thực hiện các nhiệm vụ giành ưu thế trên không, hộ tống, hỗ trợ mặt đất, tấn công tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương, tấn công trên biển, do thám, nó cũng có khả năng tiếp dầu trên không và tiếp dầu cho máy bay khác.
F/A-18 Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, phù hợp với mọi hoạt động tác chiến. Cụ thể, nó được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng 11 giá treo trên cánh và thân cho phép mang 8 tấn tải trọng ngoài. Nó có thể triển khai nhiều loại tên lửa cho đủ mọi nhiệm vụ trên cả ba mặt trận: Tên lửa không đối không AIM-9, AIM-120; tên lửa không đối đất AGM-65, AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, AGM-84 SLAM-ER; tên lửa chống radar HARM; tên lửa chống hạm AGM-84. Ngoài ra, nó có thể mang nhiều loại bom từ “bom ngu” tới “bom tinh khôn”.
Tiêm kích đa năng F/A-18 cũng có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của ta, hơn nữa đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu, năng lực của nó không có gì phải bàn cãi.Theo thời giá 2013, giá của phiên bản không vũ khí F/A-18 khoảng 61 triệu USD, phiên bản đầy đủ vũ khí là từ 80,7 đến 95,3 triệu USD, chi phí vận hành 11.000-24.400 USD/giờ bay. Giá máy bay FA-18E/F có đắt tiền hơn so với Su-30MK2 của Nga. Vào tháng 8/2013 Việt nam đã mua 12 chiếc SU-30MK2 với giá khoảng 600 triệu USD, tức là vào khoảng 50 triệu USD/chiếc (chưa vũ khí). Nhưng xét về những tính năng và lợi thế mà FA-18E/F có, thì mức giá như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Tuy khả năng cao Việt Nam sẽ chọn P-3 Orion của Lockheed Martin, nhưng Boeing chắc vẫn sẽ chào bán những chiếc máy bay săn ngầm P-8 Poseidon cực kỳ hiện đại do hãng này phát triển. P-8 chính là mẫu máy bay thay thế vai trò của P-3 trong Không quân Hải quân Mỹ và phục vụ thị trường xuất khẩu, thay thế số P-3 đang phục vụ khắp thế giới. Một chiếc P-8 hiện có giá khoảng 256,5 triệu USD/chiếc.
Tuy đắt đỏ vô cùng nhưng khả năng thám sát biển, săn ngầm mà P-8 Poseidon mang lại vượt trội hơn P-3, có lẽ là mạnh nhất thế giới hiện nay. Nó được trang bị radar thám sát mặt nước AN/APY-10 mạnh mẽ, hai động cơ phản lực cho bán kính hoạt động 2.222km, quần đảo 4 tiếng liên tục trong nhiệm vụ tác chiến chống ngầm; mang được đa dạng các loại vũ khí.