Ghế phóng dù là một hệ thống được thiết kế để cứu phi công hay thành viên phi hành đoàn trong tình huống khẩn cấp (máy bay gặp sự cố kĩ thuật hay bị đối phương bắn hạ trong chiến tranh). Tuy nhiên, vì mục tiêu của ghế phóng bảo vệ sinh mạng phi công chứ không phải là tiện nghi nên dễ gây ra chấn thương khi mà phi công chịu gia tốc rất lớn khi thoát khỏi máy bay. Chính vì vậy, các phi công đều phải trải qua các cuộc huấn luyện phóng ghế dù.Ở một số nước, người ta thường thiết kế mô hình buồng lái gắn động cơ phản lực chạy trên đường ray để phi công tập phóng ghế dù. Hay một vài nước có cải tiến trên máy bay chiến đấu phản lực để phi công huấn luyện phóng ghế. Nhưng với điều kiện Việt Nam thì các phương án đó là khá xa xỉ, phức tạp về mặt công nghệ.Nhưng với yêu cầu huấn luyện phi công phóng ghế dù, các cán bộ kĩ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân từ nhiều năm trước đã nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị tập phóng ghế dù. Trong ảnh, các cán bộ cấp cao đang thăm quan thiết bị tập phóng ghế.Thiết bị tập phóng ghế dù được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân. Rất tiếc là không có nhiều thông tin về nó được công khai.Ở bên hông có một cửa để phi công ra – vào khi huấn luyện.Có nhiều bình khí nén được bố trí quanh buồng lái thiết bị tập phóng ghế.Cận cảnh thiết bị điện, bình khí đằng sau thiết bị.Thành phần quan trọng nhất của thiết bị - ghế phóng như ghế của máy bay thực.Một số thiết bị tập phóng ghế dù do Liên Xô sản xuất, hay nói cách khác có thể nó được lấy từ các tiêm kích MiG-21, Su-22 do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Ảnh: phần bảo vệ vùng đầu thuộc ghế phóng dù cho phi công.Cần lái điều khiển máy bay mô phỏng trong thiết bị tập phóng, ngay sau nó là 2 cần kích hoạt ghế.Mặt trước thiết bị tập phóng ghế dù với các nút công tác.Tất cả các nút công tác đều là chữ tiếng Việt, riêng đồng hồ nhỏ là thành phần của Nga (Liên Xô).
Ghế phóng dù là một hệ thống được thiết kế để cứu phi công hay thành viên phi hành đoàn trong tình huống khẩn cấp (máy bay gặp sự cố kĩ thuật hay bị đối phương bắn hạ trong chiến tranh). Tuy nhiên, vì mục tiêu của ghế phóng bảo vệ sinh mạng phi công chứ không phải là tiện nghi nên dễ gây ra chấn thương khi mà phi công chịu gia tốc rất lớn khi thoát khỏi máy bay. Chính vì vậy, các phi công đều phải trải qua các cuộc huấn luyện phóng ghế dù.
Ở một số nước, người ta thường thiết kế mô hình buồng lái gắn động cơ phản lực chạy trên đường ray để phi công tập phóng ghế dù. Hay một vài nước có cải tiến trên máy bay chiến đấu phản lực để phi công huấn luyện phóng ghế. Nhưng với điều kiện Việt Nam thì các phương án đó là khá xa xỉ, phức tạp về mặt công nghệ.
Nhưng với yêu cầu huấn luyện phi công phóng ghế dù, các cán bộ kĩ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân từ nhiều năm trước đã nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị tập phóng ghế dù. Trong ảnh, các cán bộ cấp cao đang thăm quan thiết bị tập phóng ghế.
Thiết bị tập phóng ghế dù được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân. Rất tiếc là không có nhiều thông tin về nó được công khai.
Ở bên hông có một cửa để phi công ra – vào khi huấn luyện.
Có nhiều bình khí nén được bố trí quanh buồng lái thiết bị tập phóng ghế.
Cận cảnh thiết bị điện, bình khí đằng sau thiết bị.
Thành phần quan trọng nhất của thiết bị - ghế phóng như ghế của máy bay thực.
Một số thiết bị tập phóng ghế dù do Liên Xô sản xuất, hay nói cách khác có thể nó được lấy từ các tiêm kích MiG-21, Su-22 do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Ảnh: phần bảo vệ vùng đầu thuộc ghế phóng dù cho phi công.
Cần lái điều khiển máy bay mô phỏng trong thiết bị tập phóng, ngay sau nó là 2 cần kích hoạt ghế.
Mặt trước thiết bị tập phóng ghế dù với các nút công tác.
Tất cả các nút công tác đều là chữ tiếng Việt, riêng đồng hồ nhỏ là thành phần của Nga (Liên Xô).