Trực thăng vận tải Mi-6 (NATO định danh là Hook) là một trong những máy bay trực thăng lớn nhất được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nguyên mẫu Mi-6 bay chuyến đầu tiên năm 1957, chính thức phục vụ từ năm 1959-1981 tại Liên Xô và kéo dài thêm nhiều năm sau đó ở khoảng 10 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay thì không còn chiếc nào phục vụ.Với trọng lượng cất cánh 40,5 tấn, tải trọng tối đa 12 tấn, khi ra đời Mi-6 được xem là trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô, lớn nhất thế giới. Dù rằng kỷ lực này chỉ giữ được vài năm, cho tới đầu 1960 khi Mil Mi-10, CH-47 ra đời với khả năng mang vác mạnh mẽ hơn nữa.Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã cung cấp số lượng nhỏ trực thăng vận tải Mil Mi-6 cho Việt Nam sử dụng cho cả mục đích quân sự (chủ yếu) và dân sự. Trong ảnh, trực thăng Mi-6 của Không quân Nhân dân Việt Nam đang cẩu máy bay tiêm kích MiG-17 đi sơ tán.Trực thăng vận tải Mi-6 tham gia không vận vũ khí, khí tài chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam năm 1975.Không rõ thời gian mà trực thăng vận tải Mi-6 chính thức được Không quân Nhân dân Việt Nam cho nghỉ hữu. Hiện, chỉ có một chiếc Mi-6 được trưng bày tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không – Không quân (Hà Nội).Ngoài cửa đuôi để tải hàng hóa lớn, Mi-6 còn có cửa hông nằm ở giữa thân để kíp lái hoặc bộ đội đi vào hoặc đi ra.Không gian bên trong khoang hàng trực thăng khổng lồ Mil Mi-6. Khoang hàng này có khả năng chở 12 tấn hàng hóa các loại hoặc 90 hành khách hoặc 70 lính dù hoặc 41 cáng cứu thương cùng nhân viên y tế. Ngoài ra, nó có thể chở các loại xe tải quân sự, xe thiết giáp hạng nhẹ...Phi hành đoàn trực thăng Mi-6 cần tới 6 người gồm: hai phi công; một dẫn đường; một kĩ sư bay; một liên lạc và một kỹ thuật. Ảnh: cận cảnh buồng lái trực thăng Mi-6, ở giữa là vị trí của hoa tiêu.Để nâng con quái vật bay này lên trời, nhà thiết kế Mil Moscow phải trang bị cho nó cặp cánh nhỏ để tăng lực nâng, giảm trọng lượng tải lên cánh quạt chính trong quá trình.Trực thăng Mi-6 có chiều dài 33,18m, cao 9,86m, trọng lượng rỗng 27,24 tấn, trọng lượng có tải 40,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 42,5 tấn.Cận cảnh trục quay cánh quạt chính có đường kích 35mm, diện tích đĩa quay 962,1m2. Máy bay được trang bị hai động tuốc bin trục Soloviev D-25V công suất 5.500 mã lực/chiếc cho tốc độ cực đại 300km/h, vận tốc hành trình 250km/h, tầm bay 620km, trần bay 4.500m.Bánh đáp hạ cánh phía trước và cặp bánh phía sau là cố định, không thể thu lại khi bay.
Trực thăng vận tải Mi-6 (NATO định danh là Hook) là một trong những máy bay trực thăng lớn nhất được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nguyên mẫu Mi-6 bay chuyến đầu tiên năm 1957, chính thức phục vụ từ năm 1959-1981 tại Liên Xô và kéo dài thêm nhiều năm sau đó ở khoảng 10 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay thì không còn chiếc nào phục vụ.
Với trọng lượng cất cánh 40,5 tấn, tải trọng tối đa 12 tấn, khi ra đời Mi-6 được xem là trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô, lớn nhất thế giới. Dù rằng kỷ lực này chỉ giữ được vài năm, cho tới đầu 1960 khi Mil Mi-10, CH-47 ra đời với khả năng mang vác mạnh mẽ hơn nữa.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã cung cấp số lượng nhỏ trực thăng vận tải Mil Mi-6 cho Việt Nam sử dụng cho cả mục đích quân sự (chủ yếu) và dân sự. Trong ảnh, trực thăng Mi-6 của Không quân Nhân dân Việt Nam đang cẩu máy bay tiêm kích MiG-17 đi sơ tán.
Trực thăng vận tải Mi-6 tham gia không vận vũ khí, khí tài chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam năm 1975.
Không rõ thời gian mà trực thăng vận tải Mi-6 chính thức được Không quân Nhân dân Việt Nam cho nghỉ hữu. Hiện, chỉ có một chiếc Mi-6 được trưng bày tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không – Không quân (Hà Nội).
Ngoài cửa đuôi để tải hàng hóa lớn, Mi-6 còn có cửa hông nằm ở giữa thân để kíp lái hoặc bộ đội đi vào hoặc đi ra.
Không gian bên trong khoang hàng trực thăng khổng lồ Mil Mi-6. Khoang hàng này có khả năng chở 12 tấn hàng hóa các loại hoặc 90 hành khách hoặc 70 lính dù hoặc 41 cáng cứu thương cùng nhân viên y tế. Ngoài ra, nó có thể chở các loại xe tải quân sự, xe thiết giáp hạng nhẹ...
Phi hành đoàn trực thăng Mi-6 cần tới 6 người gồm: hai phi công; một dẫn đường; một kĩ sư bay; một liên lạc và một kỹ thuật. Ảnh: cận cảnh buồng lái trực thăng Mi-6, ở giữa là vị trí của hoa tiêu.
Để nâng con quái vật bay này lên trời, nhà thiết kế Mil Moscow phải trang bị cho nó cặp cánh nhỏ để tăng lực nâng, giảm trọng lượng tải lên cánh quạt chính trong quá trình.
Trực thăng Mi-6 có chiều dài 33,18m, cao 9,86m, trọng lượng rỗng 27,24 tấn, trọng lượng có tải 40,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 42,5 tấn.
Cận cảnh trục quay cánh quạt chính có đường kích 35mm, diện tích đĩa quay 962,1m2. Máy bay được trang bị hai động tuốc bin trục Soloviev D-25V công suất 5.500 mã lực/chiếc cho tốc độ cực đại 300km/h, vận tốc hành trình 250km/h, tầm bay 620km, trần bay 4.500m.
Bánh đáp hạ cánh phía trước và cặp bánh phía sau là cố định, không thể thu lại khi bay.