Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MoD) mới đây đã tiết lộ với IHS Jane's kế hoạch thay thế các máy bay tiêm kích F-2 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) được phát triển từ những năm 1990, sản xuất những năm 2000.Thay thế chiếc tiêm kích F-2 trong tương lai gần, khả năng rất cao sẽ là tiêm kích tàng hình F-3 (dự án ATD-X) đã thực hiện cuộc bay thử lần đầu tiên vào ngày 22/4/2016.Việc Nhật Bản lên kế hoạch thay thế các máy bay tiêm kích F-2 đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ 4 hiện đại hàng đầu thế giới. Hiện Việt Nam có một mối quan hệ hợp tác khá tốt với Nhật Bản, thậm chí có thông tin cho rằng Việt Nam có thể sẽ mua máy bay săn ngầm P-3C Orion mà Nhật Bản mua giấy phép của Mỹ và sản xuất trong nước. Đó có thể là điểm khởi đầu để Việt Nam trong tương lai mua lại các máy bay F-2 có độ tin cậy cao.Điều đáng lưu ý, F-2 được phát triển dựa trên nền tảng máy bay tiêm kích F-16C Block 40 – vốn là loại chiến đấu cơ mà Việt Nam đang có ý nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, việc mua trực tiếp từ Mỹ sẽ gặp không ít khó khăn vì các thủ tục pháp lý rất rắc rối. Cho nên việc mua các tiêm kích được phát triển trên nền F-16 nhưng có nét cải tiến riêng biệt, xem ra sẽ là lựa chọn khả thi hơn.Hơn thế nữa, những chiếc tiêm kích đa năng F-2 của Nhật Bản vẫn còn rất mới, được biết dây chuyền sản xuất loại máy bay này hoạt động từ 1995-2011. Trong khi nếu mua F-16, Việt Nam buộc phải mua những chiếc F-16 đã ngừng hoạt động nhiều năm. Tất nhiên chúng sẽ được đại tu sửa chữa trước khi bán cho khách hàng. Tuy nhiên, đã có không ít vấn đề xảy ra với F-16 bán theo chương trình vũ khí thặng dư.Tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 do Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác sản xuất. Trong giai đoạn 1995-2011, có khoảng 98 chiếc F-2 được sản xuất (đơn giá 127 triệu USD) và trang bị cho Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).Mitsubishi F-2 được thiết kế dựa trên biến thể tiêm kích F-16 Block 40 do Lockheed Martin chế tạo. Vì vậy, kiểu dáng của F-2 gần như tương đồng hoàn toàn với F-16.Tuy nhiên, trong thiết kế khung thân F-2 có những điểm khác biệt về kích thước và vật liệu chế tạo so với F-16. Diện tích cánh của F-2 lớn hơn 25%, mũi dài hơn và to hơn, cánh đuôi lớn hơn, cửa hút không khí lớn hơn và sử dụng vật liệu composite trong chế tạo giúp giảm trọng lượng, tín hiệu phản xạ sóng radar.F-2 được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.469km/h, trần bay 18.000m, tầm bay 834km (với nhiệm vụ chống mục tiêu trên biển).F-2 trang bị hệ thống radar mạng pha quét điện tử chủ động J/APG-1 tiên tiến cho phép theo dõi mục tiêu ở tầm xa, nhiều mục tiêu cùng lúc và dẫn tên lửa tấn công đồng thời vài mục tiêu. Các thông số kỹ thuật của J/APG-1 được bảo mật rất cao, không có thông tin về tính năng kỹ thuật chi tiết. Chính vì thế, nếu mua F-2 Việt Nam sẽ có một chiếc tiêm kích mà đối phương không hề hay biết gì về tính năng của chúng. Trong khi dòng F-16 đã quá phổ biến trên thế giới.F-2 được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm JM61A1 ở trong thân dùng cho không chiến tầm gần và các giá treo trên thân, cánh mang hơn 8 tấn vũ khí (tên lửa đối không, tên lửa chống tàu, bom). Tải trọng vũ khí của F-2 có thể nói vượt trội F-16, ngang ngửa với cả tiêm kích hạng nặng Su-30.Trong nhiệm vụ không đối không, F-2 có thể triển khai các loại tên lửa AAM-3, AAM-4 và AAM-5 đều do Nhật Bản tự sản xuất. Trong đó, loại AAM-4 trang bị đầu dẫn radar chủ động, đạt tầm bắn 100km hoặc lên tới 120km với phiên bản AAM-4B – tương đương loại AIM-120 Mỹ và R-77 Nga.Đặc biệt, trong tác chiến chống mục tiêu mặt nước, F-2 có thể mang được 4 tên lửa chống tàu ASM-1 (tầm bắn 50km) hoặc ASM-2 (tầm bắn 170km) hoặc ASM-3 (tầm bắn 150km).Đáng lưu ý là loại ASM-3 của F-2 đạt tốc độ siêu thanh Mach 3 tương đương Kh-31A nhưng tầm bắn lớn hơn đến 150km. Và nhất là ASM-3 hiện chỉ có Nhật Bản sở hữu, tính năng của nó được bảo mật hoàn toàn trong khi Kh-31A đã được Nga xuất khẩu đi nhiều nơi, trong đó có cả Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MoD) mới đây đã tiết lộ với IHS Jane's kế hoạch thay thế các máy bay tiêm kích F-2 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) được phát triển từ những năm 1990, sản xuất những năm 2000.
Thay thế chiếc tiêm kích F-2 trong tương lai gần, khả năng rất cao sẽ là tiêm kích tàng hình F-3 (dự án ATD-X) đã thực hiện cuộc bay thử lần đầu tiên vào ngày 22/4/2016.
Việc Nhật Bản lên kế hoạch thay thế các máy bay tiêm kích F-2 đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ 4 hiện đại hàng đầu thế giới. Hiện Việt Nam có một mối quan hệ hợp tác khá tốt với Nhật Bản, thậm chí có thông tin cho rằng Việt Nam có thể sẽ mua máy bay săn ngầm P-3C Orion mà Nhật Bản mua giấy phép của Mỹ và sản xuất trong nước. Đó có thể là điểm khởi đầu để Việt Nam trong tương lai mua lại các máy bay F-2 có độ tin cậy cao.
Điều đáng lưu ý, F-2 được phát triển dựa trên nền tảng máy bay tiêm kích F-16C Block 40 – vốn là loại chiến đấu cơ mà Việt Nam đang có ý nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, việc mua trực tiếp từ Mỹ sẽ gặp không ít khó khăn vì các thủ tục pháp lý rất rắc rối. Cho nên việc mua các tiêm kích được phát triển trên nền F-16 nhưng có nét cải tiến riêng biệt, xem ra sẽ là lựa chọn khả thi hơn.
Hơn thế nữa, những chiếc tiêm kích đa năng F-2 của Nhật Bản vẫn còn rất mới, được biết dây chuyền sản xuất loại máy bay này hoạt động từ 1995-2011. Trong khi nếu mua F-16, Việt Nam buộc phải mua những chiếc F-16 đã ngừng hoạt động nhiều năm. Tất nhiên chúng sẽ được đại tu sửa chữa trước khi bán cho khách hàng. Tuy nhiên, đã có không ít vấn đề xảy ra với F-16 bán theo chương trình vũ khí thặng dư.
Tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 do Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác sản xuất. Trong giai đoạn 1995-2011, có khoảng 98 chiếc F-2 được sản xuất (đơn giá 127 triệu USD) và trang bị cho Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Mitsubishi F-2 được thiết kế dựa trên biến thể tiêm kích F-16 Block 40 do Lockheed Martin chế tạo. Vì vậy, kiểu dáng của F-2 gần như tương đồng hoàn toàn với F-16.
Tuy nhiên, trong thiết kế khung thân F-2 có những điểm khác biệt về kích thước và vật liệu chế tạo so với F-16. Diện tích cánh của F-2 lớn hơn 25%, mũi dài hơn và to hơn, cánh đuôi lớn hơn, cửa hút không khí lớn hơn và sử dụng vật liệu composite trong chế tạo giúp giảm trọng lượng, tín hiệu phản xạ sóng radar.
F-2 được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.469km/h, trần bay 18.000m, tầm bay 834km (với nhiệm vụ chống mục tiêu trên biển).
F-2 trang bị hệ thống radar mạng pha quét điện tử chủ động J/APG-1 tiên tiến cho phép theo dõi mục tiêu ở tầm xa, nhiều mục tiêu cùng lúc và dẫn tên lửa tấn công đồng thời vài mục tiêu. Các thông số kỹ thuật của J/APG-1 được bảo mật rất cao, không có thông tin về tính năng kỹ thuật chi tiết. Chính vì thế, nếu mua F-2 Việt Nam sẽ có một chiếc tiêm kích mà đối phương không hề hay biết gì về tính năng của chúng. Trong khi dòng F-16 đã quá phổ biến trên thế giới.
F-2 được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm JM61A1 ở trong thân dùng cho không chiến tầm gần và các giá treo trên thân, cánh mang hơn 8 tấn vũ khí (tên lửa đối không, tên lửa chống tàu, bom). Tải trọng vũ khí của F-2 có thể nói vượt trội F-16, ngang ngửa với cả tiêm kích hạng nặng Su-30.
Trong nhiệm vụ không đối không, F-2 có thể triển khai các loại tên lửa AAM-3, AAM-4 và AAM-5 đều do Nhật Bản tự sản xuất. Trong đó, loại AAM-4 trang bị đầu dẫn radar chủ động, đạt tầm bắn 100km hoặc lên tới 120km với phiên bản AAM-4B – tương đương loại AIM-120 Mỹ và R-77 Nga.
Đặc biệt, trong tác chiến chống mục tiêu mặt nước, F-2 có thể mang được 4 tên lửa chống tàu ASM-1 (tầm bắn 50km) hoặc ASM-2 (tầm bắn 170km) hoặc ASM-3 (tầm bắn 150km).
Đáng lưu ý là loại ASM-3 của F-2 đạt tốc độ siêu thanh Mach 3 tương đương Kh-31A nhưng tầm bắn lớn hơn đến 150km. Và nhất là ASM-3 hiện chỉ có Nhật Bản sở hữu, tính năng của nó được bảo mật hoàn toàn trong khi Kh-31A đã được Nga xuất khẩu đi nhiều nơi, trong đó có cả Trung Quốc.