Hải quân Đánh bộ Việt Nam (HQĐB) là một trong những lực lượng quan trọng của hải quân có nhiệm vụ bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng. Với nhiệm vụ này, HQĐB được trang bị nhiều loại vũ khí hạng nặng, hiện đại, gồm cả các xe tăng. Trang bị chủ yếu sẵn sàng chiến đấu của HQĐB Việt Nam thường gồm xe tăng bơi PT-76 do Liên Xô sản xuất.Bên cạnh đó, Hải quân Đánh bộ Việt Nam còn có các xe tăng bơi K63-85 được Trung Quốc sản xuất theo mẫu PT-76 nhưng có cải tiến. Ảnh: Xe tăng bơi K63-85 của QĐND Việt Nam diễn tập ở Phú Quốc.K63-85 là định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Xe tăng K63-85 xuất trận lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1972 và sau này tiếp tục được bộ đội tăng thiết giáp sử dụng trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Ảnh: Đại liên 12,7mm của K63-85 đang nã đạn dữ dội trong chiến dịch tấn công năm 1972.Xe tăng K63-85 do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu nhũng năm 1960, nhưng có một số cải tiến. Đây được xem là một trong những mẫu xe tăng hạng nhẹ thành công nhất của Trung Quốc, khi xuất khẩu được vài trăm chiếc tới chừng 10 quốc gia. Ảnh: xe tăng K63-85 (bên trái) trên đường phố Sài Gòn, ngày 30/4/1975.Có thể nhận ra dễ dàng, xe tăng K63-85 dùng kiểu tháp pháo hình quả trứng, dùng pháo chính 85mm lớn hơn loại của PT-76 (dùng nòng 76,2mm). Ảnh: Xe tăng K63-85 của quân giải phóng được người dân Sài Gòn chào đón nồng nhiệt.Trong ảnh là một chiếc xe tăng bơi K63-85 lăn bánh qua cổng Dinh Độc Lập trong ngày chiến thắng 30/4.Hiện nay xe tăng bơi K63-85 vẫn nằm trong biên chế Lục quân và Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Ảnh: Đồng chí Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ thăm kho bảo quản xe tăng K63-85. Ảnh: Báo QĐNDXe tăng bơi K63-85 nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không), thân bọc thép thường với độ dày từ 10-14mm - cho phép chống được đạn súng máy, mảnh bom, pháo. Kíp lái có 4 người thay vì chỉ 3 như của PT-76.Trong khi PT-76 trang bị pháo 76,2mm thì K63-85 sử dụng pháo chính rãnh xoắn K62-85TC cỡ 85mm có uy lực mạnh hơn. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m. Pháo có tầm bắn lớn nhất là 12,2km, tốc độ bắn 8 viên/phút. Tuy nhiên, pháo 85mm nghèo nàn hệ thống điều khiển hỏa lực, thiếu khí tài ổn định bắn khi hành tiến, thiếu kính ngắm ban đêm khiến độ chính xác nghèo.Nhờ trọng lượng nhỏ, kiểu dáng như một chiếc thuyền, K63-85 có khả năng bơi không kém PT-76, tốc độ đến 12km/h. Ảnh: Xe tăng bơi K63-85 diễn tập bơi gần bờ.
Hải quân Đánh bộ Việt Nam (HQĐB) là một trong những lực lượng quan trọng của hải quân có nhiệm vụ bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng. Với nhiệm vụ này, HQĐB được trang bị nhiều loại vũ khí hạng nặng, hiện đại, gồm cả các xe tăng. Trang bị chủ yếu sẵn sàng chiến đấu của HQĐB Việt Nam thường gồm xe tăng bơi PT-76 do Liên Xô sản xuất.
Bên cạnh đó, Hải quân Đánh bộ Việt Nam còn có các xe tăng bơi K63-85 được Trung Quốc sản xuất theo mẫu PT-76 nhưng có cải tiến. Ảnh: Xe tăng bơi K63-85 của QĐND Việt Nam diễn tập ở Phú Quốc.
K63-85 là định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Xe tăng K63-85 xuất trận lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1972 và sau này tiếp tục được bộ đội tăng thiết giáp sử dụng trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Ảnh: Đại liên 12,7mm của K63-85 đang nã đạn dữ dội trong chiến dịch tấn công năm 1972.
Xe tăng K63-85 do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu nhũng năm 1960, nhưng có một số cải tiến. Đây được xem là một trong những mẫu xe tăng hạng nhẹ thành công nhất của Trung Quốc, khi xuất khẩu được vài trăm chiếc tới chừng 10 quốc gia. Ảnh: xe tăng K63-85 (bên trái) trên đường phố Sài Gòn, ngày 30/4/1975.
Có thể nhận ra dễ dàng, xe tăng K63-85 dùng kiểu tháp pháo hình quả trứng, dùng pháo chính 85mm lớn hơn loại của PT-76 (dùng nòng 76,2mm). Ảnh: Xe tăng K63-85 của quân giải phóng được người dân Sài Gòn chào đón nồng nhiệt.
Trong ảnh là một chiếc xe tăng bơi K63-85 lăn bánh qua cổng Dinh Độc Lập trong ngày chiến thắng 30/4.
Hiện nay xe tăng bơi K63-85 vẫn nằm trong biên chế Lục quân và Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Ảnh: Đồng chí Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ thăm kho bảo quản xe tăng K63-85. Ảnh: Báo QĐND
Xe tăng bơi K63-85 nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không), thân bọc thép thường với độ dày từ 10-14mm - cho phép chống được đạn súng máy, mảnh bom, pháo. Kíp lái có 4 người thay vì chỉ 3 như của PT-76.
Trong khi PT-76 trang bị pháo 76,2mm thì K63-85 sử dụng pháo chính rãnh xoắn K62-85TC cỡ 85mm có uy lực mạnh hơn. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m. Pháo có tầm bắn lớn nhất là 12,2km, tốc độ bắn 8 viên/phút. Tuy nhiên, pháo 85mm nghèo nàn hệ thống điều khiển hỏa lực, thiếu khí tài ổn định bắn khi hành tiến, thiếu kính ngắm ban đêm khiến độ chính xác nghèo.
Nhờ trọng lượng nhỏ, kiểu dáng như một chiếc thuyền, K63-85 có khả năng bơi không kém PT-76, tốc độ đến 12km/h. Ảnh: Xe tăng bơi K63-85 diễn tập bơi gần bờ.