Gần đây, các máy bay tiêm kích Su-27 loại một chỗ ngồi (SK) của Trung đoàn 925 xuất hiện với màu sơn ngụy trang mới làm dấy lên đồn đoàn của cả trong và ngoài nước về khả năng chúng đã được nâng cấp lên chuẩn SM3 – phiên bản nâng cấp kéo dài thời hạn sử dụng dành cho dòng máy bay này của Không quân Nga.Theo các tài liệu nước ngoài, Su-27 có tuổi thọ ước tính 2.000 giờ bay, tương đương với 20 năm. Được nhập khẩu trong giai đoạn 1994-1995, tính tới thời điểm hiện tại thì Su-27 trong KQND Việt Nam đã hết thời hạn sử dụng, chính vì thế nó cần được đại tu sửa chữa lớn, nâng cấp kéo dài tuổi thọ. Ảnh: Chiếc Su-27UBK 8526 sửa chữa, đại tu tại nhà máy A32.Nếu thông tin máy bay Su-27 của Việt Nam được nâng cấp lên chuẩn SM3 là chính xác thì đó là tin rất vui với chúng ta. Bởi gói nâng cấp này lột xác hoàn toàn dòng máy bay Su-27 đưa nó tiệm cận gần với sức mạnh dòng chiến đấu cơ Su-35.Theo đó, tiêm kích Su-27SM3 là gói nâng cấp sâu rộng mẫu Su-27S sử dụng hàng loạt công nghệ tối tân trên Su-27M – nguyên mẫu của máy bay tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 nổi danh. Cơ bản, Su-27SM3 so với Su-27S không khác gì nguyên mẫu nhưng có những sự đổi khác lớn bên trong.Nói cách khác, nếu Việt Nam nâng cấp các máy bay Su-27SK lên chuẩn Su-27SM3 thì như là chúng ta đã có trong tay ít nhất “5 chiếc Su-35 đời đầu”.Một trong những nâng cấp lớn nhất trên Su-27SM3 là việc trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FM1 (hay còn gọi là AL-35F) với lực đẩy 135kN (so với AL-31F cũ là 123kN).Động cơ mới được đánh giá là mạnh hơn, đáng tin cậy hơn so với động cơ AL-31F. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị hệ thống điều khiển bay FBW kĩ thuật số tiên tiến.Những cải tiến mới đem lại khả năng thao diễn, cơ động trong không chiến tốt hơn cho Su-27 huyền thoại..…tầm bay cũng được tăng lên đến 4.000km (so với 3.500km nguyên mẫu).Hệ thống điện tử hàng không trên Su-27SM3 được nâng cấp sâu rộng, với buồng lái cùng bảng điều khiển độ tiện nghi cao, các thông tin hiển thị bằng các màn hình LCD màu…Đặc biệt, Su-27SM3 được trang bị hệ thống radar xung doppler N011 Bars mạnh hơn rất nhiều so với loại N001 Mech trên Su-27S. N011 Bars đem lại khả năng theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho 6 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc. Với tầm trinh sát không đối không 400km, Bars giúp Su-27SM3 có khả năng như máy bay cảnh báo sớm. Sức mạnh của Bars tương đương với radar Irbis-E trang bị trên Su-35S sản xuất loạt.Khả năng mang vác vũ khí của Su-27SM3 vẫn là 8 tấn, nhưng có thể triển khai tên lửa không đối không R-77 hiện đại hơn và mang theo tốt các tên lửa, bom dẫn đường không đối đất.Có thể nói với Su-27SM3, KQND Việt Nam sẽ tăng đường đáng kể năng lực bảo vệ không phận trong bối cảnh chúng ta đang thiếu các loại tiêm kích đánh chặn sau khi MiG-21 nghỉ hưu, còn Su-30MK2 phải tập trung cho nhiệm vụ tác chiến trên biển.Ngoài ra nếu so sánh khả năng không chiến giữa máy bay Su-27 với Su-30MK2 thì Su-27 nhỉnh hơn một chút vì vốn dĩ nó được thiết kế với vai trò chiếm ưu thế trên không, trong khi Su-30MK2 nghiêng về khả năng tác chiến đa năng, tối ưu cho khả năng đánh biển.Tính cơ động của Su-27 nguyên bản cũng đã được đánh giá cao hơn Su-30MK2. Ví dụ như vận tốc leo cao của Su-27 lên tới 300m/s, trong khi Su-30MK2 chỉ là 230m/s.
Gần đây, các máy bay tiêm kích Su-27 loại một chỗ ngồi (SK) của Trung đoàn 925 xuất hiện với màu sơn ngụy trang mới làm dấy lên đồn đoàn của cả trong và ngoài nước về khả năng chúng đã được nâng cấp lên chuẩn SM3 – phiên bản nâng cấp kéo dài thời hạn sử dụng dành cho dòng máy bay này của Không quân Nga.
Theo các tài liệu nước ngoài, Su-27 có tuổi thọ ước tính 2.000 giờ bay, tương đương với 20 năm. Được nhập khẩu trong giai đoạn 1994-1995, tính tới thời điểm hiện tại thì Su-27 trong KQND Việt Nam đã hết thời hạn sử dụng, chính vì thế nó cần được đại tu sửa chữa lớn, nâng cấp kéo dài tuổi thọ. Ảnh: Chiếc Su-27UBK 8526 sửa chữa, đại tu tại nhà máy A32.
Nếu thông tin máy bay Su-27 của Việt Nam được nâng cấp lên chuẩn SM3 là chính xác thì đó là tin rất vui với chúng ta. Bởi gói nâng cấp này lột xác hoàn toàn dòng máy bay Su-27 đưa nó tiệm cận gần với sức mạnh dòng chiến đấu cơ Su-35.
Theo đó, tiêm kích Su-27SM3 là gói nâng cấp sâu rộng mẫu Su-27S sử dụng hàng loạt công nghệ tối tân trên Su-27M – nguyên mẫu của máy bay tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 nổi danh. Cơ bản, Su-27SM3 so với Su-27S không khác gì nguyên mẫu nhưng có những sự đổi khác lớn bên trong.
Nói cách khác, nếu Việt Nam nâng cấp các máy bay Su-27SK lên chuẩn Su-27SM3 thì như là chúng ta đã có trong tay ít nhất “5 chiếc Su-35 đời đầu”.
Một trong những nâng cấp lớn nhất trên Su-27SM3 là việc trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FM1 (hay còn gọi là AL-35F) với lực đẩy 135kN (so với AL-31F cũ là 123kN).
Động cơ mới được đánh giá là mạnh hơn, đáng tin cậy hơn so với động cơ AL-31F. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị hệ thống điều khiển bay FBW kĩ thuật số tiên tiến.
Những cải tiến mới đem lại khả năng thao diễn, cơ động trong không chiến tốt hơn cho Su-27 huyền thoại..
…tầm bay cũng được tăng lên đến 4.000km (so với 3.500km nguyên mẫu).
Hệ thống điện tử hàng không trên Su-27SM3 được nâng cấp sâu rộng, với buồng lái cùng bảng điều khiển độ tiện nghi cao, các thông tin hiển thị bằng các màn hình LCD màu…
Đặc biệt, Su-27SM3 được trang bị hệ thống radar xung doppler N011 Bars mạnh hơn rất nhiều so với loại N001 Mech trên Su-27S. N011 Bars đem lại khả năng theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho 6 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc. Với tầm trinh sát không đối không 400km, Bars giúp Su-27SM3 có khả năng như máy bay cảnh báo sớm. Sức mạnh của Bars tương đương với radar Irbis-E trang bị trên Su-35S sản xuất loạt.
Khả năng mang vác vũ khí của Su-27SM3 vẫn là 8 tấn, nhưng có thể triển khai tên lửa không đối không R-77 hiện đại hơn và mang theo tốt các tên lửa, bom dẫn đường không đối đất.
Có thể nói với Su-27SM3, KQND Việt Nam sẽ tăng đường đáng kể năng lực bảo vệ không phận trong bối cảnh chúng ta đang thiếu các loại tiêm kích đánh chặn sau khi MiG-21 nghỉ hưu, còn Su-30MK2 phải tập trung cho nhiệm vụ tác chiến trên biển.
Ngoài ra nếu so sánh khả năng không chiến giữa máy bay Su-27 với Su-30MK2 thì Su-27 nhỉnh hơn một chút vì vốn dĩ nó được thiết kế với vai trò chiếm ưu thế trên không, trong khi Su-30MK2 nghiêng về khả năng tác chiến đa năng, tối ưu cho khả năng đánh biển.
Tính cơ động của Su-27 nguyên bản cũng đã được đánh giá cao hơn Su-30MK2. Ví dụ như vận tốc leo cao của Su-27 lên tới 300m/s, trong khi Su-30MK2 chỉ là 230m/s.