Nhằm tăng cường khả năng đảm bảo an ninh lãnh hải, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế trong tình hình diễn biến ngày càng phức tạp trên Biển Đông, Việt Nam đang nỗ lực hơn nữa trong việc đóng mới, mua sắm thêm các loại tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quân Nhân dân Việt Nam.Theo phát ngôn viên Công ty đóng tàu Fincantieri (Italy) tiết lộ mới đây tới giới truyền thông, Lực lượng vũ trang Việt Nam, đặc biệt là hải quân, đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Italy về việc đặt mua các tàu tuần tra xa bờ (OPV). Thông tin này được đưa ra trong dịp Fincantieri đã cùng với Chính phủ Italy và Thứ trưởng Quốc phòng Domenico Rossi sang Việt Nam tham gia đối thoại quốc phòng cấp Thứ trưởng lần đầu tiên.Tuy nhiên, Fincantieri không thể cung cấp liệu Việt Nam cụ thể quan tâm tới loại tàu tuần tra xa bờ nào của hãng này. Nhưng hiện nay Hải quân Italy chỉ có trong một lớp tàu tuần tra xa bờ (OPV) tiên tiến nhất do Fincantieri sản xuất – đó là lớp Commandante được được khởi đóng vào giai đoạn 2001 - 2002 và bàn giao đồng loạt trong ngày 31/1/2004.Tàu tuần tra xa bờ lớp Commandante được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thiết lập sự hiện diện chủ quyền tại những vùng biển xa. Bên cạnh đó, nó còn sẵn sàng tham gia tác chiến chống tàu mặt nước.Dù là một tàu tuần tra bờ biển, vũ trang nhẹ tuy nhiên con tàu được thiết kế chú trọng về kiểu dáng, nhằm giảm tiết diện phản xạ radar cũng như bộc lộ hồng ngoại.Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải lên tới 1.512 tấn, dài 88,6 m, rộng 10,2 m, mớn nước 3,34 m và được vận hành bởi thủy thủ đoàn 60 - 70 người.Hệ thống động lực của lớp tàu tuần tra Việt Nam quan tâm gồm 2 động cơ diesel GM Trieste Wartsila W18-V 26 XIV công suất 13,2 MW kết hợp 2 máy phát điện Isotta Fraschini 1712 T2 ME (900 KW mỗi chiếc), cho tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.500 hải lý (tốc độ 14 hải lý/h).Tàu được trang bị hệ thống cảm biến rất hiện đại, trong đó radar chính trên tàu là Selex RAN-30X/I hoạt động trên băng tần X, có 4 chế độ gồm: giám sát bề mặt và đường không đối với các mục tiêu cỡ nhỏ; dẫn hướng cho trực thăng hoạt động ven bờ; trinh sát ngoài đường chân trời và phát hiện tên lửa bay bám biển.Vì là tàu tuần tra bờ biển, nên hỏa lực của OPV Commandante không quá mạnh. Cụ thể, nó được thiết kế với một tổ hợp pháo hạm đa năng Oto Melara 76/62 SR với tháp pháo tiết giảm diện tích phản xạ radar, tốc độ bắn đạt 120 phát/phút, tầm bắn 16km với đạn nổ thường và lên tới 40km với đạn thông minh tăng tầm Vulcano.Ngoài ra còn có hai bệ pháo tự động Oerlikon KBA 25mm.Ở đuôi tàu có một nhà chứa máy bay và sân đỗ dành cho một trực thăng hải quân AB-212 hoặc NH-90 chuẩn phương Tây. Tuy nhiên, có lẽ nó cũng có thể sửa đổi phù hợp với trực thăng săn ngầm Ka-28 của Việt Nam theo yêu cầu.Đáng lưu ý, theo một số nguồn tin, khi cần thiết có thể sửa đổi dễ dàng trang bị các tổ hợp tên lửa chống hạm cho lớp tàu tuần tra xa bờ này, biến nó thành tàu hộ vệ tên lửa tàng hình hiện đại, mạnh mẽ.
Nhằm tăng cường khả năng đảm bảo an ninh lãnh hải, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế trong tình hình diễn biến ngày càng phức tạp trên Biển Đông, Việt Nam đang nỗ lực hơn nữa trong việc đóng mới, mua sắm thêm các loại tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo phát ngôn viên Công ty đóng tàu Fincantieri (Italy) tiết lộ mới đây tới giới truyền thông, Lực lượng vũ trang Việt Nam, đặc biệt là hải quân, đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Italy về việc đặt mua các tàu tuần tra xa bờ (OPV). Thông tin này được đưa ra trong dịp Fincantieri đã cùng với Chính phủ Italy và Thứ trưởng Quốc phòng Domenico Rossi sang Việt Nam tham gia đối thoại quốc phòng cấp Thứ trưởng lần đầu tiên.
Tuy nhiên, Fincantieri không thể cung cấp liệu Việt Nam cụ thể quan tâm tới loại tàu tuần tra xa bờ nào của hãng này. Nhưng hiện nay Hải quân Italy chỉ có trong một lớp tàu tuần tra xa bờ (OPV) tiên tiến nhất do Fincantieri sản xuất – đó là lớp Commandante được được khởi đóng vào giai đoạn 2001 - 2002 và bàn giao đồng loạt trong ngày 31/1/2004.
Tàu tuần tra xa bờ lớp Commandante được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thiết lập sự hiện diện chủ quyền tại những vùng biển xa. Bên cạnh đó, nó còn sẵn sàng tham gia tác chiến chống tàu mặt nước.
Dù là một tàu tuần tra bờ biển, vũ trang nhẹ tuy nhiên con tàu được thiết kế chú trọng về kiểu dáng, nhằm giảm tiết diện phản xạ radar cũng như bộc lộ hồng ngoại.
Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải lên tới 1.512 tấn, dài 88,6 m, rộng 10,2 m, mớn nước 3,34 m và được vận hành bởi thủy thủ đoàn 60 - 70 người.
Hệ thống động lực của lớp tàu tuần tra Việt Nam quan tâm gồm 2 động cơ diesel GM Trieste Wartsila W18-V 26 XIV công suất 13,2 MW kết hợp 2 máy phát điện Isotta Fraschini 1712 T2 ME (900 KW mỗi chiếc), cho tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.500 hải lý (tốc độ 14 hải lý/h).
Tàu được trang bị hệ thống cảm biến rất hiện đại, trong đó radar chính trên tàu là Selex RAN-30X/I hoạt động trên băng tần X, có 4 chế độ gồm: giám sát bề mặt và đường không đối với các mục tiêu cỡ nhỏ; dẫn hướng cho trực thăng hoạt động ven bờ; trinh sát ngoài đường chân trời và phát hiện tên lửa bay bám biển.
Vì là tàu tuần tra bờ biển, nên hỏa lực của OPV Commandante không quá mạnh. Cụ thể, nó được thiết kế với một tổ hợp pháo hạm đa năng Oto Melara 76/62 SR với tháp pháo tiết giảm diện tích phản xạ radar, tốc độ bắn đạt 120 phát/phút, tầm bắn 16km với đạn nổ thường và lên tới 40km với đạn thông minh tăng tầm Vulcano.
Ngoài ra còn có hai bệ pháo tự động Oerlikon KBA 25mm.
Ở đuôi tàu có một nhà chứa máy bay và sân đỗ dành cho một trực thăng hải quân AB-212 hoặc NH-90 chuẩn phương Tây. Tuy nhiên, có lẽ nó cũng có thể sửa đổi phù hợp với trực thăng săn ngầm Ka-28 của Việt Nam theo yêu cầu.
Đáng lưu ý, theo một số nguồn tin, khi cần thiết có thể sửa đổi dễ dàng trang bị các tổ hợp tên lửa chống hạm cho lớp tàu tuần tra xa bờ này, biến nó thành tàu hộ vệ tên lửa tàng hình hiện đại, mạnh mẽ.