Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức Quốc xã đã phát minh và sử dụng rất hiệu quả tàu ngầm quân sự mang tên U-boat. Những con quái vật đại dương này luôn là nổi ám ảnh của quân đồng minh; mỗi chiếc tàu di chuyển trên biển, đều có thể biến thành con mồi cho loại vũ khí này.Tàu ngầm ra đời vào cuối thế kỉ 19 và nhanh chóng trở thành thứ vũ khí hữu hiệu của hải quân các nước. Trong một thời gian dài, không có cách nào để tiêu diệt được những con quái vật đại dương này. Tàu ngầm có thể tự do di chuyển, phát hiện và tiêu diệt tàu đối phương mà không lo sợ bị phát hiện.Lợi thế không đối thủ của tàu ngầm được phát huy trong một thời gian dài, sức mạnh lớn nhất của một chiếc tàu ngầm nằm ở chỗ nó có thể chìm xuống và duy trì vị trí dưới mặt nước trong những quãng thời gian dài, khiến tàu địch không thể tấn công chúng được.Và ngay cả khi những chiếc tàu ngầm nổi lên khỏi mặt nước, thì việc phát hiện cũng như nhìn thấy tàu ngầm từ xa bằng mắt cũng là điều rất khó, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời. Điều đặc biệt này nằm ở lớp sơn bí ẩn trên vỏ của tàu ngầm.Mục đích chính là ngụy trang và màu đen là màu sắc tối ưu nhất, để che giấu những chiếc tàu ngầm dưới làn nước của đại dương. Đối với các tàu chiến mặt nước hoặc bất kỳ một chiếc tàu thông thường, khi đứng trên boong tàu rất dễ quan sát và phát hiện ra các vật thể trên mặt nước.Với sự trợ giúp từ những chiếc ống nhòm và ống kính viễn vọng hiện đại sẽ cho phép các hoa tiêu nhìn thấy các vật thể ở cách xa đến 70km hoặc hơn. Bên cạnh đó, mọi tàu chiến và tàu khu trục hiện đại đều có các hệ thống radar và sonar (định vị bằng sóng âm), có khả năng nhận dạng các tàu ở khoảng cách rất xa.Tuy nhiên, để phát hiện một chiếc thùng kim loại khổng lồ, nằm sâu vài trăm mét dưới mặt nước là điều không hề đơn giản. Khi di chuyển dưới nước, tàu ngầm sẽ sử dụng hệ thống định vị sóng âm sonar, để phát hiện ra cá vật thể trong nước và di chuyển tránh các vật thể.Sóng âm sẽ được tàu ngầm liên tục phát ra khi di chuyển dưới nước. Khi những sóng âm đó chạm vào vật thể dưới nước khác như tàu ngầm địch hoặt đá ngầm chẳng hạn, chúng sẽ dội ngược lại. Từ đó, tàu ngầm phát sóng sẽ đọc các tín hiệu dội ngược lại và đoán vị trí của vật thể phía trước.Mặc dù ngày nay vẫn có những công nghệ hiện đại khác, như GPS để hỗ trợ tàu ngầm di chuyển dưới nước, nhưng định vị bằng sóng âm sonar vẫn là phương pháp an toàn nhất, tin cậy nhất, do đó sonar vẫn được sử dụng rất phổ biến để theo dõi các vật thể dưới nước, khi di chuyển trên tàu ngầm.Với khả năng thoắt ẩn thoắt hiện, cùng với những món vũ khí đáng sợ và nguy hiểm, trên đại dương tàu ngầm là một quái vật đáng sợ, có thể tấn công và biến mất bên dưới những con sóng, tránh xa khỏi những cảm biến thăm dò, ngư lôi, và tên lửa của tàu địch.Tuy nhiên tàu ngầm hiện đại tới đâu cũng không thể hoạt động mãi mãi dưới nước, nó vẫn cần oxy để duy trì hoạt động của cả con tàu và thủy thủ đoàn và tàu ngầm cũng không có đủ hoả lực để phòng vệ trước những đợt tấn công từ trên bờ. Chính vì vậy khi nổi lên khỏi mặt nước, tàu ngầm cần phải duy trì trạng thái tàng hình và ngụy trang để tránh kẻ địch phát hiện.Và màu sơn trên vỏ tàu là yếu tố rất quan trọng, quyết định sự an toàn của con tàu, trong đó màu đen hay xám là những màu sắc tối ưu nhất, giúp những con tàu có thể hoà lẫn vào môi trường xung quanh; và cũng là lý do vì sao tàu ngầm thường nổi lên vào ban đêm, bởi đây là thời điểm cực kỳ khó bị phát hiện.Tuy nhiên không phải mọi tàu ngầm đều được sơn màu đen và xám, mặc dù đây là những màu phổ biến nhất để sơn tàu ngầm. Vẫn có một số quốc gia lại lựa chọn màu sắc khác để ngụy trang tàu ngầm vì nhiều lý do, ví dụ như tàu ngầm của Triều Tiên được sơn màu xanh lá cây.Do đặc điểm màu sắc của vùng biển, vùng nước mà tàu ngầm quốc gia đó hoạt động, cũng như do nhu cầu sử dụng mà một số quốc gia khác như Iran và Israel cũng sơn màu xanh lá cây cho lực lượng tàu ngầm của mình. Tàu ngầm của những quốc gia này chủ yếu hoạt động ở những vùng nước trong, nông và ven biển, trong điều kiện đó, màu xanh lá sẽ giúp nguỵ trang tốt hơn.Ngoài ra, không phải mọi tàu ngầm đều được dùng cho hoạt động quân sự. Tàu ngầm còn có thể được sử dụng trong hoạt động khai phá biển sâu, hay các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Trong các trường hợp này, nguỵ trang không phải là ưu tiên hàng đầu, nên tàu ngầm có thể có các màu khác tuỳ thích.Tuy nhiên trong lĩnh vực quân sự, màu đen vẫn là màu sắc được lựa chọn hàng đầu, vì đặc thù hoạt động của con tàu, cũng như để bảo vệ con tàu trước kẻ thù, đồng thời yếu tố ngụy trang vẫn sẽ là yêu cầu khắt khe nhất để hoàn thiện một con tàu ngầm. Nguồn ảnh: TH. Tàu ngầm Kilo mang tên "Hà Nội" cập cảng Cam Ranh. Nguồn: QPVN.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức Quốc xã đã phát minh và sử dụng rất hiệu quả tàu ngầm quân sự mang tên U-boat. Những con quái vật đại dương này luôn là nổi ám ảnh của quân đồng minh; mỗi chiếc tàu di chuyển trên biển, đều có thể biến thành con mồi cho loại vũ khí này.
Tàu ngầm ra đời vào cuối thế kỉ 19 và nhanh chóng trở thành thứ vũ khí hữu hiệu của hải quân các nước. Trong một thời gian dài, không có cách nào để tiêu diệt được những con quái vật đại dương này. Tàu ngầm có thể tự do di chuyển, phát hiện và tiêu diệt tàu đối phương mà không lo sợ bị phát hiện.
Lợi thế không đối thủ của tàu ngầm được phát huy trong một thời gian dài, sức mạnh lớn nhất của một chiếc tàu ngầm nằm ở chỗ nó có thể chìm xuống và duy trì vị trí dưới mặt nước trong những quãng thời gian dài, khiến tàu địch không thể tấn công chúng được.
Và ngay cả khi những chiếc tàu ngầm nổi lên khỏi mặt nước, thì việc phát hiện cũng như nhìn thấy tàu ngầm từ xa bằng mắt cũng là điều rất khó, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời. Điều đặc biệt này nằm ở lớp sơn bí ẩn trên vỏ của tàu ngầm.
Mục đích chính là ngụy trang và màu đen là màu sắc tối ưu nhất, để che giấu những chiếc tàu ngầm dưới làn nước của đại dương. Đối với các tàu chiến mặt nước hoặc bất kỳ một chiếc tàu thông thường, khi đứng trên boong tàu rất dễ quan sát và phát hiện ra các vật thể trên mặt nước.
Với sự trợ giúp từ những chiếc ống nhòm và ống kính viễn vọng hiện đại sẽ cho phép các hoa tiêu nhìn thấy các vật thể ở cách xa đến 70km hoặc hơn. Bên cạnh đó, mọi tàu chiến và tàu khu trục hiện đại đều có các hệ thống radar và sonar (định vị bằng sóng âm), có khả năng nhận dạng các tàu ở khoảng cách rất xa.
Tuy nhiên, để phát hiện một chiếc thùng kim loại khổng lồ, nằm sâu vài trăm mét dưới mặt nước là điều không hề đơn giản. Khi di chuyển dưới nước, tàu ngầm sẽ sử dụng hệ thống định vị sóng âm sonar, để phát hiện ra cá vật thể trong nước và di chuyển tránh các vật thể.
Sóng âm sẽ được tàu ngầm liên tục phát ra khi di chuyển dưới nước. Khi những sóng âm đó chạm vào vật thể dưới nước khác như tàu ngầm địch hoặt đá ngầm chẳng hạn, chúng sẽ dội ngược lại. Từ đó, tàu ngầm phát sóng sẽ đọc các tín hiệu dội ngược lại và đoán vị trí của vật thể phía trước.
Mặc dù ngày nay vẫn có những công nghệ hiện đại khác, như GPS để hỗ trợ tàu ngầm di chuyển dưới nước, nhưng định vị bằng sóng âm sonar vẫn là phương pháp an toàn nhất, tin cậy nhất, do đó sonar vẫn được sử dụng rất phổ biến để theo dõi các vật thể dưới nước, khi di chuyển trên tàu ngầm.
Với khả năng thoắt ẩn thoắt hiện, cùng với những món vũ khí đáng sợ và nguy hiểm, trên đại dương tàu ngầm là một quái vật đáng sợ, có thể tấn công và biến mất bên dưới những con sóng, tránh xa khỏi những cảm biến thăm dò, ngư lôi, và tên lửa của tàu địch.
Tuy nhiên tàu ngầm hiện đại tới đâu cũng không thể hoạt động mãi mãi dưới nước, nó vẫn cần oxy để duy trì hoạt động của cả con tàu và thủy thủ đoàn và tàu ngầm cũng không có đủ hoả lực để phòng vệ trước những đợt tấn công từ trên bờ. Chính vì vậy khi nổi lên khỏi mặt nước, tàu ngầm cần phải duy trì trạng thái tàng hình và ngụy trang để tránh kẻ địch phát hiện.
Và màu sơn trên vỏ tàu là yếu tố rất quan trọng, quyết định sự an toàn của con tàu, trong đó màu đen hay xám là những màu sắc tối ưu nhất, giúp những con tàu có thể hoà lẫn vào môi trường xung quanh; và cũng là lý do vì sao tàu ngầm thường nổi lên vào ban đêm, bởi đây là thời điểm cực kỳ khó bị phát hiện.
Tuy nhiên không phải mọi tàu ngầm đều được sơn màu đen và xám, mặc dù đây là những màu phổ biến nhất để sơn tàu ngầm. Vẫn có một số quốc gia lại lựa chọn màu sắc khác để ngụy trang tàu ngầm vì nhiều lý do, ví dụ như tàu ngầm của Triều Tiên được sơn màu xanh lá cây.
Do đặc điểm màu sắc của vùng biển, vùng nước mà tàu ngầm quốc gia đó hoạt động, cũng như do nhu cầu sử dụng mà một số quốc gia khác như Iran và Israel cũng sơn màu xanh lá cây cho lực lượng tàu ngầm của mình. Tàu ngầm của những quốc gia này chủ yếu hoạt động ở những vùng nước trong, nông và ven biển, trong điều kiện đó, màu xanh lá sẽ giúp nguỵ trang tốt hơn.
Ngoài ra, không phải mọi tàu ngầm đều được dùng cho hoạt động quân sự. Tàu ngầm còn có thể được sử dụng trong hoạt động khai phá biển sâu, hay các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Trong các trường hợp này, nguỵ trang không phải là ưu tiên hàng đầu, nên tàu ngầm có thể có các màu khác tuỳ thích.
Tuy nhiên trong lĩnh vực quân sự, màu đen vẫn là màu sắc được lựa chọn hàng đầu, vì đặc thù hoạt động của con tàu, cũng như để bảo vệ con tàu trước kẻ thù, đồng thời yếu tố ngụy trang vẫn sẽ là yêu cầu khắt khe nhất để hoàn thiện một con tàu ngầm. Nguồn ảnh: TH.
Tàu ngầm Kilo mang tên "Hà Nội" cập cảng Cam Ranh. Nguồn: QPVN.