Theo Sở Thông tin – Truyền thông Đà Nẵng, từ ngày 28/9 đến ngày 1/10, khu trục hạm Mỹ mang tên lửa dẫn đường USS John S.McCain (DDG56) do Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt), Chỉ huy Biên đội tàu khu trục số 7, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ dẫn đầu cùng 280 sĩ quan và thủy thủ sẽ có chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng.Đây là lần thứ 3, khu trục hạm USS John S.McCain đến thăm Đà Nẵng. Trước đó, năm 2010, khu trục hạm này từng đến thăm Đà Nẵng trong khi tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) neo đậu ngoài khơi đón đoàn cán bộ Việt Nam lên thăm. Tháng 4/2014, USS John S.McCain trở lại Đà Nẵng cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard.Trong chuyến thăm Đà Nẵng lần này, khu trục hạm USS John S.McCain sẽ tổ chức họp báo tại cầu cảng Tiên Sa về chuyến thăm của tàu; trao đổi Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển và hội thảo về Luật biển (tại Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân); trao đổi chuyên môn về y tế, kiểm soát thiệt hại trên tàu, công tác chuẩn bị trước khi ra khơi (tàu USS John S.McCain...). Đồng thời có cuộc diễn tập trên biển với Hải quân Việt Nam vào sáng 1/10. Ảnh: Sĩ quan Hải quân Việt Nam tham gia huấn luyện với thủy thủ tàu John S.McCain năm 2014.Chỉ huy cùng các sĩ quan, thủy thủ của khu trục hạm Mỹ cũng sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân; đón các đoàn quan khách và báo chí lên tham quan tàu; giao lưu ngôn ngữ với trường Skyline; giao lưu thể thao với Đại học Đông Á; giao lưu với Trung tâm Hướng nghiệp từ thiện, biển diễn ca nhạc tại vỉa hè đường Bạch Đằng...Ảnh: Sĩ quan Hải quân Việt Nam huấn luyện cùng binh sĩ Mỹ năm 2014 trên DDG-56.Khu trục hạm USS John S.McCaine (DDG-56) là một trong những chiến hạm Aegis mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Con tàu được hạ thủy vào ngày 26/9/1992, chính thức biên chế tháng 7/1994.Con tàu được đặt theo tên ông nội và cha của Thượng nghị sĩ John S. McCain III. Họ là những chỉ huy danh tiếng của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Thế giới thứ 2.USS John S. McCain (DDG-56) hiện thuộc Liên đội tàu khu trục số 15, Hạm đội 7, đóng căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản.Khu trục hạm tên lửa John S. McCain (DDG-56) có lượng giãn nước toàn tải khoảng 8.900 tấn, dài 154m, rộng 20m, mớn nước 9,4m. Con tàu được vũ trang hệ thống chiến đấu tối tân nhất thế giới hiện nay, vượt trội sức mạnh của bất kỳ tàu chiến nào của Nga hay là Trung Quốc.Lớp tàu này được trang bị 4 động cơ tuabin khí LM2500-30, 2 trục cung cấp tổng công suất 100.000 mã lực cho tốc độ tối đa đạt được lên tới 30 hải lý/h, tầm hoạt động 8.100km với tốc độ kinh tế 20 hải lý/h. Thủy thủ đoàn khoảng 210 người gồm 38 sĩ quan cấp cao.USS John S. McCain lắp đặt hệ thống chiến đấu tiên tiên Aegis được thiết kế để đối phó với các mối nguy hiểm trên không (tên lửa đối hạm, máy bay chiến đấu đối phương), có thể triển khai trong mọi điều kiện môi trường. “Trái tim” của hệ thống Aegis là ra đa mảng pha đa năng AN/SPY-1 liên kết với hệ thống máy tính tốc độ cao AN/UYK-1. Trong ảnh là anten của AN/SPY-1 “ốp” vào mặt thượng tàu John S.McCain.Ra đa AN/SPY-1 tự động tìm kiếm, phát hiện, theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đối không đánh chặn, tầm trinh sát khoảng 160km. Trong ảnh là hệ thống hiển thị của Aegis trên tàu DDG-56 John S. McCain.Ngoài hệ thống chỉ huy chiến đấu hết hợp, USS John S. McCain còn trang bị một loạt ra đa hỗ trợ khác như ra đa tìm kiếm trên biển AN/SPS-67(V)2, AN/SPS-73(V)12, hệ thống định vị siêu âm AN/SQS-53C, hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32(V)2 và nhiều thiết bị hỗ trợ khác. Ảnh: Cabin lái siêu hạm Aegis John S.McCain.Kho vũ khí của USS John S.McCain (DDG-56) là vô cùng ấn tượng với khả năng triển khai 98 tên lửa các loại trong 90 ống phóng thẳng đứng hệ thống Mk41 VLS và 8 ống phóng nghiêng.Nó có khả năng triển khai tên lửa không đối không tầm xa RIM-156 SM-2 (có tầm phóng 170km - xa hơn cả S-300FM của Nga, độ cao tác chiến 24-27km, có khả năng tấn công tên lửa đạn đạo); tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC.Ở đuôi tàu được bố trí hai bệ phóng với 8 ống phóng nghiêng chứa tên lửa hành trình chống hạm Harpoon.Ngoài kho tên lửa khổng lồ, chiếc tàu khu trục sắp thăm Việt Nam còn được trang bị dàn hỏa lực tầm gần đáng gờm với pháo cao tốc CIWS Phalanx 20mm (chống tên lửa hành trình ở tầm cực gần hoặc có thể bắn các tàu cao tốc)……Hệ thống pháo hạm 127mm có tầm bắn 25-30km.Khả năng chống ngầm của tàu khu trục cũng được đảm bảo với trực thăng săn ngầm MH-60R và ngư lôi 324mm.
Theo Sở Thông tin – Truyền thông Đà Nẵng, từ ngày 28/9 đến ngày 1/10, khu trục hạm Mỹ mang tên lửa dẫn đường USS John S.McCain (DDG56) do Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt), Chỉ huy Biên đội tàu khu trục số 7, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ dẫn đầu cùng 280 sĩ quan và thủy thủ sẽ có chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng.
Đây là lần thứ 3, khu trục hạm USS John S.McCain đến thăm Đà Nẵng. Trước đó, năm 2010, khu trục hạm này từng đến thăm Đà Nẵng trong khi tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) neo đậu ngoài khơi đón đoàn cán bộ Việt Nam lên thăm. Tháng 4/2014, USS John S.McCain trở lại Đà Nẵng cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard.
Trong chuyến thăm Đà Nẵng lần này, khu trục hạm USS John S.McCain sẽ tổ chức họp báo tại cầu cảng Tiên Sa về chuyến thăm của tàu; trao đổi Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển và hội thảo về Luật biển (tại Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân); trao đổi chuyên môn về y tế, kiểm soát thiệt hại trên tàu, công tác chuẩn bị trước khi ra khơi (tàu USS John S.McCain...). Đồng thời có cuộc diễn tập trên biển với Hải quân Việt Nam vào sáng 1/10. Ảnh: Sĩ quan Hải quân Việt Nam tham gia huấn luyện với thủy thủ tàu John S.McCain năm 2014.
Chỉ huy cùng các sĩ quan, thủy thủ của khu trục hạm Mỹ cũng sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân; đón các đoàn quan khách và báo chí lên tham quan tàu; giao lưu ngôn ngữ với trường Skyline; giao lưu thể thao với Đại học Đông Á; giao lưu với Trung tâm Hướng nghiệp từ thiện, biển diễn ca nhạc tại vỉa hè đường Bạch Đằng...Ảnh: Sĩ quan Hải quân Việt Nam huấn luyện cùng binh sĩ Mỹ năm 2014 trên DDG-56.
Khu trục hạm USS John S.McCaine (DDG-56) là một trong những chiến hạm Aegis mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Con tàu được hạ thủy vào ngày 26/9/1992, chính thức biên chế tháng 7/1994.
Con tàu được đặt theo tên ông nội và cha của Thượng nghị sĩ John S. McCain III. Họ là những chỉ huy danh tiếng của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Thế giới thứ 2.
USS John S. McCain (DDG-56) hiện thuộc Liên đội tàu khu trục số 15, Hạm đội 7, đóng căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản.
Khu trục hạm tên lửa John S. McCain (DDG-56) có lượng giãn nước toàn tải khoảng 8.900 tấn, dài 154m, rộng 20m, mớn nước 9,4m. Con tàu được vũ trang hệ thống chiến đấu tối tân nhất thế giới hiện nay, vượt trội sức mạnh của bất kỳ tàu chiến nào của Nga hay là Trung Quốc.
Lớp tàu này được trang bị 4 động cơ tuabin khí LM2500-30, 2 trục cung cấp tổng công suất 100.000 mã lực cho tốc độ tối đa đạt được lên tới 30 hải lý/h, tầm hoạt động 8.100km với tốc độ kinh tế 20 hải lý/h. Thủy thủ đoàn khoảng 210 người gồm 38 sĩ quan cấp cao.
USS John S. McCain lắp đặt hệ thống chiến đấu tiên tiên Aegis được thiết kế để đối phó với các mối nguy hiểm trên không (tên lửa đối hạm, máy bay chiến đấu đối phương), có thể triển khai trong mọi điều kiện môi trường. “Trái tim” của hệ thống Aegis là ra đa mảng pha đa năng AN/SPY-1 liên kết với hệ thống máy tính tốc độ cao AN/UYK-1. Trong ảnh là anten của AN/SPY-1 “ốp” vào mặt thượng tàu John S.McCain.
Ra đa AN/SPY-1 tự động tìm kiếm, phát hiện, theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đối không đánh chặn, tầm trinh sát khoảng 160km. Trong ảnh là hệ thống hiển thị của Aegis trên tàu DDG-56 John S. McCain.
Ngoài hệ thống chỉ huy chiến đấu hết hợp, USS John S. McCain còn trang bị một loạt ra đa hỗ trợ khác như ra đa tìm kiếm trên biển AN/SPS-67(V)2, AN/SPS-73(V)12, hệ thống định vị siêu âm AN/SQS-53C, hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32(V)2 và nhiều thiết bị hỗ trợ khác. Ảnh: Cabin lái siêu hạm Aegis John S.McCain.
Kho vũ khí của USS John S.McCain (DDG-56) là vô cùng ấn tượng với khả năng triển khai 98 tên lửa các loại trong 90 ống phóng thẳng đứng hệ thống Mk41 VLS và 8 ống phóng nghiêng.
Nó có khả năng triển khai tên lửa không đối không tầm xa RIM-156 SM-2 (có tầm phóng 170km - xa hơn cả S-300FM của Nga, độ cao tác chiến 24-27km, có khả năng tấn công tên lửa đạn đạo); tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC.
Ở đuôi tàu được bố trí hai bệ phóng với 8 ống phóng nghiêng chứa tên lửa hành trình chống hạm Harpoon.
Ngoài kho tên lửa khổng lồ, chiếc tàu khu trục sắp thăm Việt Nam còn được trang bị dàn hỏa lực tầm gần đáng gờm với pháo cao tốc CIWS Phalanx 20mm (chống tên lửa hành trình ở tầm cực gần hoặc có thể bắn các tàu cao tốc)…
…Hệ thống pháo hạm 127mm có tầm bắn 25-30km.
Khả năng chống ngầm của tàu khu trục cũng được đảm bảo với trực thăng săn ngầm MH-60R và ngư lôi 324mm.