Đây là tàu lặn mô hình không người lái do một công nhân kỹ thuật nhà máy bia tại Huế chế tạo. Ông Lê Ngà (50 tuổi, trú phường Tây Lộc, TP Huế, Thừa Thiên - Huế) đã bỏ ra 2 năm để nghiên cứu chế tạo một chiếc tàu lặn mô hình.Tác giả chiếc tàu đang làm công nhân kỹ thuật của một nhà máy bia, đồng thời là thành viên của Câu lạc bộ máy bay mô hình Huế hơn 10 năm.Theo ông Ngà chính niềm đam mê máy móc điều khiển từ xa đã giúp theo đuổi ước tạo ra chiếc tàu không người lái này.Ông đã tự mày mò, tìm kiếm và tận dụng những vật liệu có sẵn từ những chiếc máy bay điều khiển từ xa để chế ra chiếc tàu lặn. Tuy nhiên, chi phí cũng lên tới gần 100 triệu đồng. Tàu lặn không người lái Hoàng Sa dài 2,7 m, đường kính thân 0,4 m, chiều cao 1 m, nặng 120 kg, được làm từ vỏ của bình gas công nghiệp. Nó hoạt động thông qua một bộ điều khiển từ xa, có thể lặn sâu 10 m trong nhiều giờ. Trước khi chính thức mang tên Hoàng Sa, tàu còn có nhiều tên gọi như Trường Tiền, Ro Ro 7, Lê Kỳ Toàn.Tàu hoạt động theo nguyên lý hút nước vào khoang chứa để lặn xuống và bơm ra để nổi lên. Phần đuôi gồm có hệ thống chân vịt với tốc độ quay 10.000 vòng/phút để tạo lực đẩy cho tàu. Hệ thống lái và cân bằng được chế tạo bằng 3 lá chắn tự động ở đuôi, cùng với tháp điều khiển.Tàu có 2 khoang chứa riêng biệt gồm phần đầu và đuôi được xử lý thông qua một con Gyro điện tử để khi lặn sâu dưới nước không bị mất thăng bằng. Chiếc này còn được lắp 3 camera ở đầu, dưới bụng và trong thân để truyền hình ảnh về bộ điều khiển từ xa.Ông Ngà cho biết tàu lặn Hoàng Sa vẫn còn một số nhược điểm, như bộ vô tuyến phát - nhận, nguồn năng lượng pin. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục được cải tiến để tàu có thể lặn sâu 100 m.Chiếc tàu thu hút sự chú ý của nhiều người.Cuối năm 2014 đánh dấu sự kiện đặc biệt, đó là việc đưa tàu ngầm Hoàng Sa ra lặn ở sông Hương.Tàu lặn di chuyển trên sông.
Đây là tàu lặn mô hình không người lái do một công nhân kỹ thuật nhà máy bia tại Huế chế tạo. Ông Lê Ngà (50 tuổi, trú phường Tây Lộc, TP Huế, Thừa Thiên - Huế) đã bỏ ra 2 năm để nghiên cứu chế tạo một chiếc tàu lặn mô hình.
Tác giả chiếc tàu đang làm công nhân kỹ thuật của một nhà máy bia, đồng thời là thành viên của Câu lạc bộ máy bay mô hình Huế hơn 10 năm.
Theo ông Ngà chính niềm đam mê máy móc điều khiển từ xa đã giúp theo đuổi ước tạo ra chiếc tàu không người lái này.
Ông đã tự mày mò, tìm kiếm và tận dụng những vật liệu có sẵn từ những chiếc máy bay điều khiển từ xa để chế ra chiếc tàu lặn. Tuy nhiên, chi phí cũng lên tới gần 100 triệu đồng.
Tàu lặn không người lái Hoàng Sa dài 2,7 m, đường kính thân 0,4 m, chiều cao 1 m, nặng 120 kg, được làm từ vỏ của bình gas công nghiệp. Nó hoạt động thông qua một bộ điều khiển từ xa, có thể lặn sâu 10 m trong nhiều giờ. Trước khi chính thức mang tên Hoàng Sa, tàu còn có nhiều tên gọi như Trường Tiền, Ro Ro 7, Lê Kỳ Toàn.
Tàu hoạt động theo nguyên lý hút nước vào khoang chứa để lặn xuống và bơm ra để nổi lên. Phần đuôi gồm có hệ thống chân vịt với tốc độ quay 10.000 vòng/phút để tạo lực đẩy cho tàu. Hệ thống lái và cân bằng được chế tạo bằng 3 lá chắn tự động ở đuôi, cùng với tháp điều khiển.
Tàu có 2 khoang chứa riêng biệt gồm phần đầu và đuôi được xử lý thông qua một con Gyro điện tử để khi lặn sâu dưới nước không bị mất thăng bằng. Chiếc này còn được lắp 3 camera ở đầu, dưới bụng và trong thân để truyền hình ảnh về bộ điều khiển từ xa.
Ông Ngà cho biết tàu lặn Hoàng Sa vẫn còn một số nhược điểm, như bộ vô tuyến phát - nhận, nguồn năng lượng pin. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục được cải tiến để tàu có thể lặn sâu 100 m.
Chiếc tàu thu hút sự chú ý của nhiều người.
Cuối năm 2014 đánh dấu sự kiện đặc biệt, đó là việc đưa tàu ngầm Hoàng Sa ra lặn ở sông Hương.
Tàu lặn di chuyển trên sông.