Trả lời báo Phòng không - Không quân, Đại tá kỹ sư Bùi Văn Cơ - Nguyên Phó trung đoàn trưởng Kỹ thuật Trung đoàn 927, Sư đoàn 371 cho biết, trong hơn 10 năm chiến đấu (1965-1975), lực lượng kỹ thuật Không quân Nhân dân Việt Nam đã bảo đảm tốt máy bay và vũ khí cho gần 9.000 chuyến bay chiến đấu, 7.500 chuyến bay nhiệm vụ và 277.500 chuyến bay huấn luyện, với gần nửa triệu giờ bay. Các con số thống kê tuy là rất lớn, nhưng cũng chưa nói hết được những đóng góp vô giá, đôi khi là âm thầm của lực lượng Kỹ thuật Không quân anh hùng. Nguồn ảnh: MiG Over North VietnamĐồng chí Đại tá Bùi Văn Cơ nói với báo PK-KQ rằng, một trong những đóng góp rất quan trọng đó là thông qua công tác bảo đảm kỹ thuật máy bay, các kỹ sư và thợ máy của ta đã phát hiện, tổng kết nhiều vấn đề kỹ thuật chưa phù hợp của máy bay MiG-17 và MiG-21, thông báo cho phía nhà máy của bạn Liên Xô để nghiên cứu cải tiến. Điển hình là cải tiến về hệ thống ghế dù (ghế phóng khẩn cấp) trên máy bay tiêm kích MiG-21 huyền thoại. Nguồn ảnh: Richard-SeamanTừ cuối năm 1965, Liên Xô bắt đầu cung cấp cho Không quân Nhân dân Việt Nam các máy bay tiêm kích MiG-21 (F-76). Đây là tên gọi khác của phiên bản tiêm kích đánh chặn MiG-21PF (Izdeliye 76, NATO định danh là Fishbed-D) có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, là đại diện cho thế hệ 2 của dòng máy bay MiG-21 huyền thoại. Nguồn ảnh: MiG Over North VietnamSở hữu khả năng tác chiến mạnh với tốc độ rất cao Mach 2,5, và bộ tên lửa tầm nhiệt Vympel K-13 cực nhạy thời bấy giờ, khó ai có thể nghi ngờ sức mạnh tuyệt vời của MiG-21PF. Thế nhưng, khi đưa vào sử dụng ở Việt Nam, những chiếc F76 đã bộc lộ nhược điểm chết người. Nguồn ảnh: MiG Over North VietnamTheo đồng chí Bùi Văn Cơ trả lời báo PK-KQ, ghế ngồi của phi công và nắp buồng lái được liên kết thành buồng kín để tránh sức gió lớn, nhưng trên thực tế, khi không chiến, do máy bay bị thương, va đập, có trường hợp chốt khóa bị biến dạng không tách nắp buồng lái và ghế ra được, phi công hi sinh khi nhảy dù.Ngay sau đó, nhà máy ở Liên Xô đã cải tiến, khi có sự cố, phi công nhảy dù, nắp buồng lái tách ra ngay, nhưng một điểm yếu khác lại bộc lộ, khi dù mở ngay sau khi rời buồng lái, địch có thể xông đến bắn hoặc thổi khí nóng làm cụp dù, gây thương vong cho phi công. Nguồn ảnh: Airlines.netVới các ý kiến đóng góp của ngành Kỹ thuật Không quân Việt Nam, các nhà máy sản xuất Liên Xô lại cải tiến một bước để đặt độ cao mở dù dưới 3 km, không cho máy bay Mỹ bám theo bắn dù. Nguồn ảnh: MiG Over North VietnamQua 3 lần cải tiến, các thế hệ máy bay MiG-21 tiếp theo đã có hệ thống ghế dù an toàn và hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: MiG Over North VietnamCùng với đó, sau khi có ý kiến đề nghị của cán bộ Kỹ thuật Việt Nam về hệ thống giá treo tên lửa bổ trợ cất cánh K-9, bạn đã nghiên cứu cải tiến hợp lí hơn. Nguồn ảnh: Richard-SeamanVà còn rất nhiều sáng kiến nữa đã được các nhà khoa học, kỹ sư và thợ kỹ thuật của Không quân Nhân dân Việt Nam thực hiện thành công, góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện và chiến đấu trong điều kiện rất khó khăn. Nguồn ảnh: Richard-SeamanHiện nay, đội ngũ kỹ thuật Không quân Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy truyền thống của ông cha đi trước tích cực nghiên cứu làm chủ công nghệ sửa chữa, nâng cấp trong nước. Và bước đầu, chúng ta đã thành công khi tổng đại tu thành công trong nước máy bay tiêm kích thế hệ 4 Su-27SK/UBK và tương lai là Su-30MK/MK2. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Trả lời báo Phòng không - Không quân, Đại tá kỹ sư Bùi Văn Cơ - Nguyên Phó trung đoàn trưởng Kỹ thuật Trung đoàn 927, Sư đoàn 371 cho biết, trong hơn 10 năm chiến đấu (1965-1975), lực lượng kỹ thuật Không quân Nhân dân Việt Nam đã bảo đảm tốt máy bay và vũ khí cho gần 9.000 chuyến bay chiến đấu, 7.500 chuyến bay nhiệm vụ và 277.500 chuyến bay huấn luyện, với gần nửa triệu giờ bay. Các con số thống kê tuy là rất lớn, nhưng cũng chưa nói hết được những đóng góp vô giá, đôi khi là âm thầm của lực lượng Kỹ thuật Không quân anh hùng. Nguồn ảnh: MiG Over North Vietnam
Đồng chí Đại tá Bùi Văn Cơ nói với báo PK-KQ rằng, một trong những đóng góp rất quan trọng đó là thông qua công tác bảo đảm kỹ thuật máy bay, các kỹ sư và thợ máy của ta đã phát hiện, tổng kết nhiều vấn đề kỹ thuật chưa phù hợp của máy bay MiG-17 và MiG-21, thông báo cho phía nhà máy của bạn Liên Xô để nghiên cứu cải tiến. Điển hình là cải tiến về hệ thống ghế dù (ghế phóng khẩn cấp) trên máy bay tiêm kích MiG-21 huyền thoại. Nguồn ảnh: Richard-Seaman
Từ cuối năm 1965, Liên Xô bắt đầu cung cấp cho Không quân Nhân dân Việt Nam các máy bay tiêm kích MiG-21 (F-76). Đây là tên gọi khác của phiên bản tiêm kích đánh chặn MiG-21PF (Izdeliye 76, NATO định danh là Fishbed-D) có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, là đại diện cho thế hệ 2 của dòng máy bay MiG-21 huyền thoại. Nguồn ảnh: MiG Over North Vietnam
Sở hữu khả năng tác chiến mạnh với tốc độ rất cao Mach 2,5, và bộ tên lửa tầm nhiệt Vympel K-13 cực nhạy thời bấy giờ, khó ai có thể nghi ngờ sức mạnh tuyệt vời của MiG-21PF. Thế nhưng, khi đưa vào sử dụng ở Việt Nam, những chiếc F76 đã bộc lộ nhược điểm chết người. Nguồn ảnh: MiG Over North Vietnam
Theo đồng chí Bùi Văn Cơ trả lời báo PK-KQ, ghế ngồi của phi công và nắp buồng lái được liên kết thành buồng kín để tránh sức gió lớn, nhưng trên thực tế, khi không chiến, do máy bay bị thương, va đập, có trường hợp chốt khóa bị biến dạng không tách nắp buồng lái và ghế ra được, phi công hi sinh khi nhảy dù.
Ngay sau đó, nhà máy ở Liên Xô đã cải tiến, khi có sự cố, phi công nhảy dù, nắp buồng lái tách ra ngay, nhưng một điểm yếu khác lại bộc lộ, khi dù mở ngay sau khi rời buồng lái, địch có thể xông đến bắn hoặc thổi khí nóng làm cụp dù, gây thương vong cho phi công. Nguồn ảnh: Airlines.net
Với các ý kiến đóng góp của ngành Kỹ thuật Không quân Việt Nam, các nhà máy sản xuất Liên Xô lại cải tiến một bước để đặt độ cao mở dù dưới 3 km, không cho máy bay Mỹ bám theo bắn dù. Nguồn ảnh: MiG Over North Vietnam
Qua 3 lần cải tiến, các thế hệ máy bay MiG-21 tiếp theo đã có hệ thống ghế dù an toàn và hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: MiG Over North Vietnam
Cùng với đó, sau khi có ý kiến đề nghị của cán bộ Kỹ thuật Việt Nam về hệ thống giá treo tên lửa bổ trợ cất cánh K-9, bạn đã nghiên cứu cải tiến hợp lí hơn. Nguồn ảnh: Richard-Seaman
Và còn rất nhiều sáng kiến nữa đã được các nhà khoa học, kỹ sư và thợ kỹ thuật của Không quân Nhân dân Việt Nam thực hiện thành công, góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện và chiến đấu trong điều kiện rất khó khăn. Nguồn ảnh: Richard-Seaman
Hiện nay, đội ngũ kỹ thuật Không quân Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy truyền thống của ông cha đi trước tích cực nghiên cứu làm chủ công nghệ sửa chữa, nâng cấp trong nước. Và bước đầu, chúng ta đã thành công khi tổng đại tu thành công trong nước máy bay tiêm kích thế hệ 4 Su-27SK/UBK và tương lai là Su-30MK/MK2. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ