Vừa qua, tại trường bắn quốc gia TB-1, Tiểu đoàn 16, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đã bắn thử nghiệm thành công pháo phòng không tự hành do Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (KTCGQS) thuộc Tổng cục kỹ thuật nghiên cứu, thiết kế và sản xuất. Cuộc bắn thử nghiệm thành công, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt, tiêu diệt được tất cả các mục tiêu cố định và di động ngay từ loạt đạn đầu. Ảnh: Báo QĐND OnlinePháo phòng không tự hành do Việt Nam nghiên cứu chế tạo là sự kết hợp giữa pháo phòng không ZU-23-2 và xe KAMAZ do Liên Xô (Nga) sản xuất. Tuy là sử dụng hai thành phần do nước ngoài sản xuất, thế nhưng việc kết hợp chúng vào làm một là cả một công trình nghiên cứu vất vả, khó khăn. Thành công này không chỉ giúp tăng khả năng cơ động cho pháo, phù hợp với yêu cầu tác chiến trong tình hình mới mà còn giúp tiết kiệm ngân sách so với việc nhập ngoại các sản phẩm cùng loại.Theo Trung tá Vũ Tuấn Anh, Trưởng phòng Ô tô quân sự (Viện KTCGQS)-Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe cơ sở để lắp đặt tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp”: ZU-23-2 có hiệu suất chiến đấu cao. Tuy nhiên, do nguyên bản pháo được thiết kế đặt cố định, nên muốn cơ động được phải có xe kéo vì vậy, bị hạn chế về tính cơ động và thời gian triển khai và thu hồi, ảnh hưởng tới khả năng tác chiến. Để tăng tính cơ động cho pháo, từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2015, Viện KTCGQS đã tiến hành nghiên cứu và lắp đặt pháo ZU-23-2 lên xe Kamaz, được hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng và cấp Nhà nước đánh giá cao.Ban chủ nhiệm đề tài đã chọn dòng xe tải Kamaz-43118 để lắp đặt tổ hợp pháo ZU-23-2, bởi đây là loại xe vận tải 3 cầu chủ động thế hệ mới, với tính năng việt dã hoàn hảo. Đây cũng là dòng xe quân sự được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Dòng xe này có trọng tải lên tới 10 tấn và được trang bị động cơ diesel tăng áp, công suất 260 mã lực giúp xe vượt qua được nhiều địa hình phức tạp.Sau khi được cải tiến, xe đã được trang bị hệ thống chân chống thủy lực tự hành đồng bộ, điều khiển bằng điện, giúp xe, pháo có khả năng triển khai nhanh, có độ ổn định cao đáp ứng yêu cầu tác chiến.Pháo ZU-23-2 sau khi được lắp trên xe Kamaz đã vượt qua được những thử nghiệm tiêu chuẩn ở cả phòng thí nghiệm lẫn trên thực địa. Kết quả nghiệm thu cho thấy, khả năng cơ động, tác chiến của pháo đã được tăng lên rất nhiều so với pháo nguyên bản. Ảnh: Pháo phòng không ZU-23-2 lắp trên bệ cố định của Việt Nam.Ngoài pháo, khung bệ cơ sở cùng các thành phần hỗ trợ khung bệ, pháo phòng không tự hành ZU-23-2 còn được các nhà khoa học trang bị thêm hệ thống ngắm bắn bằng quang học thế hệ mới. Điều này cho phép kíp pháo thủ có thể lấy phần tử bắn nhanh hơn và gần như miễn nhiễm với các loại nhiễu chủ động và thụ động, giúp pháo tác chiến tốt và ứng phó linh hoạt với mọi thủ đoạn tác chiến điện tử.Trong quá trình lắp đặt pháo lên xe, các nhà khoa học của Viện KTCGQS còn đặc biệt chú ý đến sự nguyên bản trong kết cấu của pháo ZU-23-2, vì vậy pháo vẫn có thể hoạt động bình thường khi được đưa trở lại mặt đất.Pháo phòng không ZU-23-2 Sergei hay gọi tắt ZU-23 là hệ thống pháo phòng không tự động nòng kép cỡ 23mm do Liên Xô sản xuất từ 1960. Pháo có trọng lượng gần 1 tấn, trang bị hai nòng pháo 23mm có tốc độ bắn 400 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5km. Kíp bắn chỉ cần một đến hai người.Nòng pháo có tuổi thọ 8.000-10.000 phát bắn.Pháo có thể bắn mục tiêu tầm thấp trên không hoặc hạ nòng bắn thẳng vào mục tiêu mặt đất như xe bọc thép, công sự kiên cố, bộ binh tập trung. Với đạn xuyên BZT 23mm có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất dày 15mm ở góc chạm 30 độ cách 1.000m. Hoặc với đạn xuyên APDS-T có khả năng xuyên giáp dày 30mm ở góc chạm 30 độ cách 100m.Hiện nay, Nga – Ba Lan đã có những nghiên cứu sẵn có tích hợp tên lửa vác vai lên bệ pháo ZU-23. Cho nên, có khả năng trong tương lai rất gần, Việt Nam cũng sẽ làm được điều tương tự. Để tạo ra một tổ hợp pháo – tên lửa phòng không hiện đại mới cho quân đội.
Vừa qua, tại trường bắn quốc gia TB-1, Tiểu đoàn 16, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đã bắn thử nghiệm thành công pháo phòng không tự hành do Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (KTCGQS) thuộc Tổng cục kỹ thuật nghiên cứu, thiết kế và sản xuất. Cuộc bắn thử nghiệm thành công, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt, tiêu diệt được tất cả các mục tiêu cố định và di động ngay từ loạt đạn đầu. Ảnh: Báo QĐND Online
Pháo phòng không tự hành do Việt Nam nghiên cứu chế tạo là sự kết hợp giữa pháo phòng không ZU-23-2 và xe KAMAZ do Liên Xô (Nga) sản xuất. Tuy là sử dụng hai thành phần do nước ngoài sản xuất, thế nhưng việc kết hợp chúng vào làm một là cả một công trình nghiên cứu vất vả, khó khăn. Thành công này không chỉ giúp tăng khả năng cơ động cho pháo, phù hợp với yêu cầu tác chiến trong tình hình mới mà còn giúp tiết kiệm ngân sách so với việc nhập ngoại các sản phẩm cùng loại.
Theo Trung tá Vũ Tuấn Anh, Trưởng phòng Ô tô quân sự (Viện KTCGQS)-Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe cơ sở để lắp đặt tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp”: ZU-23-2 có hiệu suất chiến đấu cao. Tuy nhiên, do nguyên bản pháo được thiết kế đặt cố định, nên muốn cơ động được phải có xe kéo vì vậy, bị hạn chế về tính cơ động và thời gian triển khai và thu hồi, ảnh hưởng tới khả năng tác chiến. Để tăng tính cơ động cho pháo, từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2015, Viện KTCGQS đã tiến hành nghiên cứu và lắp đặt pháo ZU-23-2 lên xe Kamaz, được hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng và cấp Nhà nước đánh giá cao.
Ban chủ nhiệm đề tài đã chọn dòng xe tải Kamaz-43118 để lắp đặt tổ hợp pháo ZU-23-2, bởi đây là loại xe vận tải 3 cầu chủ động thế hệ mới, với tính năng việt dã hoàn hảo. Đây cũng là dòng xe quân sự được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Dòng xe này có trọng tải lên tới 10 tấn và được trang bị động cơ diesel tăng áp, công suất 260 mã lực giúp xe vượt qua được nhiều địa hình phức tạp.
Sau khi được cải tiến, xe đã được trang bị hệ thống chân chống thủy lực tự hành đồng bộ, điều khiển bằng điện, giúp xe, pháo có khả năng triển khai nhanh, có độ ổn định cao đáp ứng yêu cầu tác chiến.
Pháo ZU-23-2 sau khi được lắp trên xe Kamaz đã vượt qua được những thử nghiệm tiêu chuẩn ở cả phòng thí nghiệm lẫn trên thực địa. Kết quả nghiệm thu cho thấy, khả năng cơ động, tác chiến của pháo đã được tăng lên rất nhiều so với pháo nguyên bản. Ảnh: Pháo phòng không ZU-23-2 lắp trên bệ cố định của Việt Nam.
Ngoài pháo, khung bệ cơ sở cùng các thành phần hỗ trợ khung bệ, pháo phòng không tự hành ZU-23-2 còn được các nhà khoa học trang bị thêm hệ thống ngắm bắn bằng quang học thế hệ mới. Điều này cho phép kíp pháo thủ có thể lấy phần tử bắn nhanh hơn và gần như miễn nhiễm với các loại nhiễu chủ động và thụ động, giúp pháo tác chiến tốt và ứng phó linh hoạt với mọi thủ đoạn tác chiến điện tử.
Trong quá trình lắp đặt pháo lên xe, các nhà khoa học của Viện KTCGQS còn đặc biệt chú ý đến sự nguyên bản trong kết cấu của pháo ZU-23-2, vì vậy pháo vẫn có thể hoạt động bình thường khi được đưa trở lại mặt đất.
Pháo phòng không ZU-23-2 Sergei hay gọi tắt ZU-23 là hệ thống pháo phòng không tự động nòng kép cỡ 23mm do Liên Xô sản xuất từ 1960. Pháo có trọng lượng gần 1 tấn, trang bị hai nòng pháo 23mm có tốc độ bắn 400 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5km. Kíp bắn chỉ cần một đến hai người.
Nòng pháo có tuổi thọ 8.000-10.000 phát bắn.
Pháo có thể bắn mục tiêu tầm thấp trên không hoặc hạ nòng bắn thẳng vào mục tiêu mặt đất như xe bọc thép, công sự kiên cố, bộ binh tập trung. Với đạn xuyên BZT 23mm có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất dày 15mm ở góc chạm 30 độ cách 1.000m. Hoặc với đạn xuyên APDS-T có khả năng xuyên giáp dày 30mm ở góc chạm 30 độ cách 100m.
Hiện nay, Nga – Ba Lan đã có những nghiên cứu sẵn có tích hợp tên lửa vác vai lên bệ pháo ZU-23. Cho nên, có khả năng trong tương lai rất gần, Việt Nam cũng sẽ làm được điều tương tự. Để tạo ra một tổ hợp pháo – tên lửa phòng không hiện đại mới cho quân đội.