Gần đây, truyền thông quốc tế đăng tải loạt ảnh một đoàn cán bộ cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam (gồm cả sĩ quan Không quân, Hải quân) tới thăm quan một chiếc máy bay cảnh báo sớm EC-295 do hãng Airbus Defense phát triển.Những hình ảnh này đã làm dấy lên thông tin cho rằng Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới máy bay cảnh báo sớm EC-295.Thậm chí, có nguồn tin còn cho rằng Việt Nam đang lên kế hoạch mua ít nhất hai chiếc máy bay cảnh báo sớm EC-295.Máy bay cảnh báo sớm tuy là một món hàng vũ khí vô cùng đắt đỏ, nhưng nó cực kỳ cần thiết trong chiến tranh hiện đại ngày nay. Điều này đã được chứng minh nhiều trong lịch sử, đặc biệt là từ chiến dịch MOLE CRICKET 19 diễn ra năm 1982 giữa Israel và Syria. Khi đó, các máy bay cảnh báo sớm E-2C đã trở thành “công thần” giúp Không quân Israel đánh bại hoàn toàn Không quân Syria (mất gần 100 máy bay chiến đấu hiện đại).Máy bay cảnh báo sớm có khả năng phát hiện và cảnh báo các máy bay của đối phương từ cự ly 400-500km, thậm chí là xa hơn nữa, chỉ huy và phối hợp tác chiến giữa các máy bay chiến đấu. Ví dụ, mẫu E-2D của Mỹ có thể kiểm soát phi đội chiến đấu với 40 mục tiêu cùng lúc, khả năng phát hiện máy bay ở cự ly đến 640 km; A-50 của Nga có khả năng theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc ở cự ly 230 km, phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km, kiểm soát phi đội chiến đấu với 10 máy bay.Sở dĩ Việt Nam bày tỏ quan tâm tới hệ thống máy bay cảnh báo của Airbus thay vì của nước Nga theo truyền thống, có lẽ một phần xuất phát từ ý đồ đa dạng nguồn cung vũ khí, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, tạo sự khác biệt. Trong ảnh là máy bay cảnh báo sớm EC-295 do Airbus phát triển.Ngoài ra, hiện Việt Nam cũng đang vận hành các máy bay vận tải C-295 – “khung gầm” cơ sở của EC-295. Thế nên, việc vận hành, huấn luyện chuyển loại phi công cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.EC-295 được trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt PW127G với 6 cánh quạt/động cơ cho phép đạt tốc độ hành trình 480km/h, tầm bay đạt 3.700-4.600km tùy tải trọng, tầm bay cực đại đến 5.400km, có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, trần bay gần 10.000m.Hiện mọi thông tin về hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của EC-295 vẫn nằm trong vòng bí mật.Chỉ biết rằng, nó được trang bị anten mạng pha đặt trong mái vòm hình tròn lắp trên lưng máy bay. Thiết kế này rất phổ biến trong “gia đình” máy bay cảnh báo sớm.Một số nguồn tin cho biết, đó là loại radar mạng pha chủ động AESA tối tân của Israel, được tích hợp hệ thống nhận dạng địch - ta.Cận cảnh mái vòm chứa anten mạng pha AESA trên “lưng” EC-295.Việt Nam hiện cũng có quan hệ hợp tác quốc phòng rộng rãi với Israel, do đó việc nhập khẩu EC-295 là nằm trong tầm tay.Ngoài ra, việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam cho phép chúng ta có thể yêu cầu thay đổi, nâng cấp các thiết bị của Airbus trên EC-295 bằng công nghệ Mỹ dễ dàng hơn.Sở hữu “radar bay” EC-295 sẽ góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến trên không của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Gần đây, truyền thông quốc tế đăng tải loạt ảnh một đoàn cán bộ cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam (gồm cả sĩ quan Không quân, Hải quân) tới thăm quan một chiếc máy bay cảnh báo sớm EC-295 do hãng Airbus Defense phát triển.
Những hình ảnh này đã làm dấy lên thông tin cho rằng Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới máy bay cảnh báo sớm EC-295.
Thậm chí, có nguồn tin còn cho rằng Việt Nam đang lên kế hoạch mua ít nhất hai chiếc máy bay cảnh báo sớm EC-295.
Máy bay cảnh báo sớm tuy là một món hàng vũ khí vô cùng đắt đỏ, nhưng nó cực kỳ cần thiết trong chiến tranh hiện đại ngày nay. Điều này đã được chứng minh nhiều trong lịch sử, đặc biệt là từ chiến dịch MOLE CRICKET 19 diễn ra năm 1982 giữa Israel và Syria. Khi đó, các máy bay cảnh báo sớm E-2C đã trở thành “công thần” giúp Không quân Israel đánh bại hoàn toàn Không quân Syria (mất gần 100 máy bay chiến đấu hiện đại).
Máy bay cảnh báo sớm có khả năng phát hiện và cảnh báo các máy bay của đối phương từ cự ly 400-500km, thậm chí là xa hơn nữa, chỉ huy và phối hợp tác chiến giữa các máy bay chiến đấu. Ví dụ, mẫu E-2D của Mỹ có thể kiểm soát phi đội chiến đấu với 40 mục tiêu cùng lúc, khả năng phát hiện máy bay ở cự ly đến 640 km; A-50 của Nga có khả năng theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc ở cự ly 230 km, phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km, kiểm soát phi đội chiến đấu với 10 máy bay.
Sở dĩ Việt Nam bày tỏ quan tâm tới hệ thống máy bay cảnh báo của Airbus thay vì của nước Nga theo truyền thống, có lẽ một phần xuất phát từ ý đồ đa dạng nguồn cung vũ khí, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, tạo sự khác biệt. Trong ảnh là máy bay cảnh báo sớm EC-295 do Airbus phát triển.
Ngoài ra, hiện Việt Nam cũng đang vận hành các máy bay vận tải C-295 – “khung gầm” cơ sở của EC-295. Thế nên, việc vận hành, huấn luyện chuyển loại phi công cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
EC-295 được trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt PW127G với 6 cánh quạt/động cơ cho phép đạt tốc độ hành trình 480km/h, tầm bay đạt 3.700-4.600km tùy tải trọng, tầm bay cực đại đến 5.400km, có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, trần bay gần 10.000m.
Hiện mọi thông tin về hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của EC-295 vẫn nằm trong vòng bí mật.
Chỉ biết rằng, nó được trang bị anten mạng pha đặt trong mái vòm hình tròn lắp trên lưng máy bay. Thiết kế này rất phổ biến trong “gia đình” máy bay cảnh báo sớm.
Một số nguồn tin cho biết, đó là loại radar mạng pha chủ động AESA tối tân của Israel, được tích hợp hệ thống nhận dạng địch - ta.
Cận cảnh mái vòm chứa anten mạng pha AESA trên “lưng” EC-295.
Việt Nam hiện cũng có quan hệ hợp tác quốc phòng rộng rãi với Israel, do đó việc nhập khẩu EC-295 là nằm trong tầm tay.
Ngoài ra, việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam cho phép chúng ta có thể yêu cầu thay đổi, nâng cấp các thiết bị của Airbus trên EC-295 bằng công nghệ Mỹ dễ dàng hơn.
Sở hữu “radar bay” EC-295 sẽ góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến trên không của Không quân Nhân dân Việt Nam.