Trong các năm 1977-1978, chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia liên tục có các hành động gây hấn với Việt Nam. Nghiêm trọng nhất, ngày 13/12/1978, Khmer Đỏ huy động 19 sư đoàn (khoảng 80.000-100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, QĐNDVN đã tổ chức chiến dịch phản công đánh đuổi quân Khmer Đỏ ra khỏi lãnh thổ và giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chính quyền tàn bạo. Ảnh: Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) nhận lẵng hoa của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng trước khi lên đường làm nhiệm vụ giúp nước bạn Campuchia. Trong ảnh, bộ đội hành quân bằng đường không từ Quảng Trị vào biên giới Tây Nam năm 1978.
Chiến sĩ QĐND Việt Nam truy kích địch ở Tây Nguyên, tháng 10/1978 (giáp biên giới Campuchia).
Trung đoàn 66 - Sư đoàn 304 truy kích địch ở Kô Công - Campuchia, 1977.
Với những việc làm và nghĩa cử cao đẹp vốn có trong phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, người dân Campuchia, đặc biệt là quốc vương Campuchia Sihanouk đã gọi Bộ đội Việt Nam là “đội quân nhà phật”. Trong ảnh, pháo binh ta nhả đạn đánh quân Pôn-pốt năm 1979.
Chỉ huy đơn vị quân đội ta nghiên cứu địa hình, xây dựng phương án tác chiến.
Cùng quân giải phóng Campuchia làm địch vận, kêu gọi quân Pôn-pốt ra hàng.
Giúp nhân dân Campuchia phát triển lực lượng vũ trang, đánh lại quân Pôn-pốt.
Các chiến sĩ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.
Nhân dân Campuchia vui mừng đón chào chiến thắng.
Cờ cách mạng 5 ngọn tháp tung bay trên thành phố CămPốt – Campuchia năm 1979.
Quân đội cách mạng Campuchia và bộ đội Việt Nam tiêu diệt quân Pôn-pốt, giải phóng thủ đô Phnôm Pênh.
Bộ đội Quân đoàn 4 hướng dẫn quân đội bạn sử dụng máy chiếu bóng.
Bộ đội Quân đoàn 4 làm nhà giúp nhân dân Campuchia ổn định cuộc sống mới sau thảm họa diệt chủng Pônpốt-Iêngxari.
Đọc chuyện cho các cháu nghe tại trường Hoa Hồng 1 (ngôi trường Quân đoàn 4 giúp đỡ xây dựng nuôi và dạy trẻ mồ côi Campuchia sau thảm họa diệt chủng Pônpốt-Iêngxari). Quân đội tình nguyện Việt Nam rút quân về nước, đi qua Hoàng cung ở Thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia, ngày 26/9/1989.
Trong các năm 1977-1978, chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia liên tục có các hành động gây hấn với Việt Nam. Nghiêm trọng nhất, ngày 13/12/1978, Khmer Đỏ huy động 19 sư đoàn (khoảng 80.000-100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, QĐNDVN đã tổ chức chiến dịch phản công đánh đuổi quân Khmer Đỏ ra khỏi lãnh thổ và giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chính quyền tàn bạo. Ảnh: Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) nhận lẵng hoa của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng trước khi lên đường làm nhiệm vụ giúp nước bạn Campuchia.
Trong ảnh, bộ đội hành quân bằng đường không từ Quảng Trị vào biên giới Tây Nam năm 1978.
Chiến sĩ QĐND Việt Nam truy kích địch ở Tây Nguyên, tháng 10/1978 (giáp biên giới Campuchia).
Trung đoàn 66 - Sư đoàn 304 truy kích địch ở Kô Công - Campuchia, 1977.
Với những việc làm và nghĩa cử cao đẹp vốn có trong phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, người dân Campuchia, đặc biệt là quốc vương Campuchia Sihanouk đã gọi Bộ đội Việt Nam là “đội quân nhà phật”. Trong ảnh, pháo binh ta nhả đạn đánh quân Pôn-pốt năm 1979.
Chỉ huy đơn vị quân đội ta nghiên cứu địa hình, xây dựng phương án tác chiến.
Cùng quân giải phóng Campuchia làm địch vận, kêu gọi quân Pôn-pốt ra hàng.
Giúp nhân dân Campuchia phát triển lực lượng vũ trang, đánh lại quân Pôn-pốt.
Các chiến sĩ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.
Nhân dân Campuchia vui mừng đón chào chiến thắng.
Cờ cách mạng 5 ngọn tháp tung bay trên thành phố CămPốt – Campuchia năm 1979.
Quân đội cách mạng Campuchia và bộ đội Việt Nam tiêu diệt quân Pôn-pốt, giải phóng thủ đô Phnôm Pênh.
Bộ đội Quân đoàn 4 hướng dẫn quân đội bạn sử dụng máy chiếu bóng.
Bộ đội Quân đoàn 4 làm nhà giúp nhân dân Campuchia ổn định cuộc sống mới sau thảm họa diệt chủng Pônpốt-Iêngxari.
Đọc chuyện cho các cháu nghe tại trường Hoa Hồng 1 (ngôi trường Quân đoàn 4 giúp đỡ xây dựng nuôi và dạy trẻ mồ côi Campuchia sau thảm họa diệt chủng Pônpốt-Iêngxari).
Quân đội tình nguyện Việt Nam rút quân về nước, đi qua Hoàng cung ở Thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia, ngày 26/9/1989.