Cà phê chồn, loại cà phê đắt đỏ nhất trên thế giới, thực ra là sản phẩm hạt cà phê đã đi qua bộ máy tiêu hóa của con chồn. Loại chồn này thích ăn hạt cà phê nhưng không tiêu hóa được mà phải thải ra ngoài. Khi đi qua hệ tiêu hóa của chồn, thực phẩm kinh dị này bị giảm độ axit, giảm chất đạm và giảm cả hàm lượng caffein. Nhờ vậy nên cà phê chồn ít đắng và rất thơm. Gấu trúc thường ít ăn thứ gì khác ngoài trúc nhưng theo một công ty sản xuất trà thì gấu trúc chỉ tiêu hóa được 30% dưỡng chất trong lá trúc. Điều này khiến phân gấu trúc vẫn chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có trong lá trúc và được dùng làm phân bón. Một chuyên gia về động vật hoang dã tại Trung Quốc đã dùng phân gấu trúc để làm ra một loại trà xanh với giá không hề rẻ, lên tới vài trăm triệu đồng/kg. Kono Kuro là tên một loại bia làm từ phân. Được sản xuất dành cho ngày cá tháng tư năm 2013 nhưng bia Kono Kuro bán hết veo sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Loại bia này được làm từ một nguyên liệu hết sức lạ lùng: cà phê. Điều đặc biệt là đây là loại cà phê được lấy từ phân voi vùng Tam Giác Vàng (Thái Lan). Nhưng không như cà phê chồn, cứ 33kg cà phê hạt cho voi ăn thì mới thu được khoảng 1kg hạt cà phê còn dùng được từ phân voi. Chicha là một loại bia làm từ bắp. Bia này đã có từ hàng ngàn năm. Không giống như chicha hiện đại, chicha truyền thống được lên men nhờ nước bọt của người ủ bia, tức họ sẽ nhai ngô bằng chính miệng của mình rồi mới đem phơi khô thành men. Đây là một công đoạn được thực hiện trước khi ủ bia nên sản phẩm cuối cùng hoàn toàn vô trùng. Dạ dày của ong có 2 ngăn, trong đó một ngăn chuyên đựng mật hoa. Lúc nặng nhất, ngăn dạ dày này có thể nặng bằng trọng lượng của cả con ong. Ong đi tìm sẽ về tổ sau khi hút mật của khoảng 1.500 bông hoa rồi “nôn” mật vào mồm của ong thợ. Ong thợ sẽ tiếp tục thực hiện quy trình nôn mửa đến khi mật hoa trở thành mật ong như chúng ta vẫn mua về ăn.Nhựa cánh kiến – chất bài tiến của kiến cánh đỏ - là một nguyên liệu được dùng để tráng men. Tuy tên gọi không mấy quen thuộc nhưng nhựa cánh kiến được dùng để làm ra nhiều loại thực phẩm như kẹo socola. Chất bài tiết này thường ở trên cành cây rồi mới được ngâm vào nước để làm sạch các tạp chất. Lên men bằng vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm xúc xích. Các nhà khoa học cho biết đã tìm ra một phương pháp lên men xúc xích bằng vi khuẩn thu được từ phân trẻ em. Khi ăn thử thực phẩm làm từ phân người này, tất cả các chuyên gia nếm thử đều không thể nhận ra sự khác biệt. Tương tự như chichia, quá trình làm rượu sake cũng đã thay đổi theo thời gian. Rượu sake hiện đại được lên men bằng nấm mốc, nhưng trước kia rượu sake được lên men từ nước bọt của người làm ra nó. Long diên hương được tạo thành trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng nhưng chính xác quá trình hình thành như thế nào thì chưa được khám phá. Khác với nhiều người tưởng, long diên hương không được nôn ra từ cá nhà táng mà được bài tiết ra cùng với phân và có mùi tương tự khi mới được thải ra.Tổ yến được mệnh danh là trứng cá muối của phương Đông vì có giá thành cao và là đặc sản được ưa chuộng. Tổ yến được dùng để nuôi con non và khi nhiệm vụ hoàn thành thì yến không còn cần tổ này nữa. Vì nhu cầu thị trường rất lớn nên số lượng trang trại nuôi và thu hoạch tổ yến đã tăng lên rất nhiều so với trước kia.
Cà phê chồn, loại cà phê đắt đỏ nhất trên thế giới, thực ra là sản phẩm hạt cà phê đã đi qua bộ máy tiêu hóa của con chồn. Loại chồn này thích ăn hạt cà phê nhưng không tiêu hóa được mà phải thải ra ngoài. Khi đi qua hệ tiêu hóa của chồn, thực phẩm kinh dị này bị giảm độ axit, giảm chất đạm và giảm cả hàm lượng caffein. Nhờ vậy nên cà phê chồn ít đắng và rất thơm.
Gấu trúc thường ít ăn thứ gì khác ngoài trúc nhưng theo một công ty sản xuất trà thì gấu trúc chỉ tiêu hóa được 30% dưỡng chất trong lá trúc. Điều này khiến phân gấu trúc vẫn chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có trong lá trúc và được dùng làm phân bón. Một chuyên gia về động vật hoang dã tại Trung Quốc đã dùng phân gấu trúc để làm ra một loại trà xanh với giá không hề rẻ, lên tới vài trăm triệu đồng/kg.
Kono Kuro là tên một loại bia làm từ phân. Được sản xuất dành cho ngày cá tháng tư năm 2013 nhưng bia Kono Kuro bán hết veo sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Loại bia này được làm từ một nguyên liệu hết sức lạ lùng: cà phê. Điều đặc biệt là đây là loại cà phê được lấy từ phân voi vùng Tam Giác Vàng (Thái Lan). Nhưng không như cà phê chồn, cứ 33kg cà phê hạt cho voi ăn thì mới thu được khoảng 1kg hạt cà phê còn dùng được từ phân voi.
Chicha là một loại bia làm từ bắp. Bia này đã có từ hàng ngàn năm. Không giống như chicha hiện đại, chicha truyền thống được lên men nhờ nước bọt của người ủ bia, tức họ sẽ nhai ngô bằng chính miệng của mình rồi mới đem phơi khô thành men. Đây là một công đoạn được thực hiện trước khi ủ bia nên sản phẩm cuối cùng hoàn toàn vô trùng.
Dạ dày của ong có 2 ngăn, trong đó một ngăn chuyên đựng mật hoa. Lúc nặng nhất, ngăn dạ dày này có thể nặng bằng trọng lượng của cả con ong. Ong đi tìm sẽ về tổ sau khi hút mật của khoảng 1.500 bông hoa rồi “nôn” mật vào mồm của ong thợ. Ong thợ sẽ tiếp tục thực hiện quy trình nôn mửa đến khi mật hoa trở thành mật ong như chúng ta vẫn mua về ăn.
Nhựa cánh kiến – chất bài tiến của kiến cánh đỏ - là một nguyên liệu được dùng để tráng men. Tuy tên gọi không mấy quen thuộc nhưng nhựa cánh kiến được dùng để làm ra nhiều loại thực phẩm như kẹo socola. Chất bài tiết này thường ở trên cành cây rồi mới được ngâm vào nước để làm sạch các tạp chất.
Lên men bằng vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm xúc xích. Các nhà khoa học cho biết đã tìm ra một phương pháp lên men xúc xích bằng vi khuẩn thu được từ phân trẻ em. Khi ăn thử thực phẩm làm từ phân người này, tất cả các chuyên gia nếm thử đều không thể nhận ra sự khác biệt.
Tương tự như chichia, quá trình làm rượu sake cũng đã thay đổi theo thời gian. Rượu sake hiện đại được lên men bằng nấm mốc, nhưng trước kia rượu sake được lên men từ nước bọt của người làm ra nó.
Long diên hương được tạo thành trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng nhưng chính xác quá trình hình thành như thế nào thì chưa được khám phá. Khác với nhiều người tưởng, long diên hương không được nôn ra từ cá nhà táng mà được bài tiết ra cùng với phân và có mùi tương tự khi mới được thải ra.
Tổ yến được mệnh danh là trứng cá muối của phương Đông vì có giá thành cao và là đặc sản được ưa chuộng. Tổ yến được dùng để nuôi con non và khi nhiệm vụ hoàn thành thì yến không còn cần tổ này nữa. Vì nhu cầu thị trường rất lớn nên số lượng trang trại nuôi và thu hoạch tổ yến đã tăng lên rất nhiều so với trước kia.