Bảo tàng quân sự quốc gia Hà Lan là một trong những bảo tàng quân sự mới nhất của Châu Âu. Nó được xây mới từ năm 2012 mở cửa lần đầu tiên vào cuối năm 2014. Đây là nơi trưng bày các loại vũ khí từng và đang phục vụ trong biên chế Quân đội Hà Lan, trong đó có cả xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6 lẫn tiêm kích đa năng F-16.Trong ảnh là một mẫu súng máy đa nòng được Quân đội Hà Lan sử dụng trong những năm 1870, nó có thiết kế 10 nòng và dùng đạn 11x52mm.Gần đó là mẫu máy bay chiến đấu Fokker D.VII do Quân đội Đế quốc Đức chế tạo sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, nó cũng được Không quân Hà Lan sử dụng trong giai đoạn này.Hệ thống súng máy phòng không M55 do Mỹ chế tạo được sử dụng phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và các nước Châu Âu trong Chiến tranh Lạnh. Nó đơn giản chỉ là sự kết hợp của bốn súng máy hạng nặng M2 12.7mm.Một mẫu trọng pháo 240mm được Thụy Điển chế tạo trong những năm 1870.Còn đây là hệ thống pháo 105mm do Hà Lan chế tạo tại Amsterdam vào 1897 được trang bị cho các pháo đài và tàu chiến của nước này.Lựu pháo Krupp 120mm do Đức chế tạo vào năm 1910.Xe máy BSA G14T kết hợp súng máy M20 Lewis thuộc lực lượng thiết kỵ binh Hà Lan trong giai đoạn 1939-1940.Thậm chí Hà Lan còn lắp cả súng máy Schwarzlose lên xe chó kéo.Xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17 do Pháp chế tạo được Quân đội Hà Lan sử dụng trong giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ 1.Cạnh đó có cả những mẫu xe ngựa kéo như hai xe cứu thương chiến trường này, nhưng ngay phía trên chúng lại là những vũ khí hiện đại nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2 gồm tên lửa V2 của Đức và chiến đấu cơ Supermarine Spitfire của Anh.Tiêm kích Brewster B-339 của Mỹ trong biên chế Không quân Hà Lan.Xe bọc thép cứu kéo ARV FV 4006 do Anh chế tạo phục vụ trong Quân đội Hà Lan trong giai đoạn 1950.Hầu hết trang thiết bị quân sự của Hà Lan sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều do Mỹ và Anh cung cấp, cho tới khi khối quân sự NATO được thành lập các thiết bị này cũng được tiêu chuẩn hóa.Xe tăng hạng nhẹ AMX-13 của Pháp trong biên chế Quân đội Hà Lan.Hà Lan cũng có những thiết bị quân sự do nước này tự chế tạo trong giai đoạn 1950, điển hình trong số đó có thể kể tới xe bọc thép chở quân DAF YP-408 tuy nhiên khả năng tác chiến của dòng xe bọc thép này cũng khá hạn chế.
Bảo tàng quân sự quốc gia Hà Lan là một trong những bảo tàng quân sự mới nhất của Châu Âu. Nó được xây mới từ năm 2012 mở cửa lần đầu tiên vào cuối năm 2014. Đây là nơi trưng bày các loại vũ khí từng và đang phục vụ trong biên chế Quân đội Hà Lan, trong đó có cả xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6 lẫn tiêm kích đa năng F-16.
Trong ảnh là một mẫu súng máy đa nòng được Quân đội Hà Lan sử dụng trong những năm 1870, nó có thiết kế 10 nòng và dùng đạn 11x52mm.
Gần đó là mẫu máy bay chiến đấu Fokker D.VII do Quân đội Đế quốc Đức chế tạo sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, nó cũng được Không quân Hà Lan sử dụng trong giai đoạn này.
Hệ thống súng máy phòng không M55 do Mỹ chế tạo được sử dụng phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và các nước Châu Âu trong Chiến tranh Lạnh. Nó đơn giản chỉ là sự kết hợp của bốn súng máy hạng nặng M2 12.7mm.
Một mẫu trọng pháo 240mm được Thụy Điển chế tạo trong những năm 1870.
Còn đây là hệ thống pháo 105mm do Hà Lan chế tạo tại Amsterdam vào 1897 được trang bị cho các pháo đài và tàu chiến của nước này.
Lựu pháo Krupp 120mm do Đức chế tạo vào năm 1910.
Xe máy BSA G14T kết hợp súng máy M20 Lewis thuộc lực lượng thiết kỵ binh Hà Lan trong giai đoạn 1939-1940.
Thậm chí Hà Lan còn lắp cả súng máy Schwarzlose lên xe chó kéo.
Xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17 do Pháp chế tạo được Quân đội Hà Lan sử dụng trong giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ 1.
Cạnh đó có cả những mẫu xe ngựa kéo như hai xe cứu thương chiến trường này, nhưng ngay phía trên chúng lại là những vũ khí hiện đại nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2 gồm tên lửa V2 của Đức và chiến đấu cơ Supermarine Spitfire của Anh.
Tiêm kích Brewster B-339 của Mỹ trong biên chế Không quân Hà Lan.
Xe bọc thép cứu kéo ARV FV 4006 do Anh chế tạo phục vụ trong Quân đội Hà Lan trong giai đoạn 1950.
Hầu hết trang thiết bị quân sự của Hà Lan sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều do Mỹ và Anh cung cấp, cho tới khi khối quân sự NATO được thành lập các thiết bị này cũng được tiêu chuẩn hóa.
Xe tăng hạng nhẹ AMX-13 của Pháp trong biên chế Quân đội Hà Lan.
Hà Lan cũng có những thiết bị quân sự do nước này tự chế tạo trong giai đoạn 1950, điển hình trong số đó có thể kể tới xe bọc thép chở quân DAF YP-408 tuy nhiên khả năng tác chiến của dòng xe bọc thép này cũng khá hạn chế.