Tên lửa Javelin tại Ukraine: Những điểm yếu không thể chấp nhận!

Google News

Trích dẫn một số tài liệu nội bộ của Raytheon, Nga cho biết tên lửa chống tăng Javelin của đơn vị này đang hoạt động kém hiệu quả tại Ukraine.

Theo đó, tên lửa chống tăng Javelin do 2 tập đoàn hàng không và quốc phòng Mỹ Lockheed và Raytheon Technologies hợp tác sản xuất đang có tỷ lệ trúng thấp, tầm bắn hạn chế và hay gặp trục trặc kỹ thuật trên chiến trường Ukraine. Vì vậy, việc thiếu các đơn vị hỗ trợ công nghệ cho hệ thống FGM-148 Javelin đang là một vấn đề nghiêm trọng cho lực lượng quân sự Ukraine.

Ten lua Javelin tai Ukraine: Nhung diem yeu khong the chap nhan!

Ngoài ra, tài liệu nội bộ Raytheon cũng tiết lộ kết quả khảo sát binh lính Mỹ cho rằng, cơ chế hoạt động của Javelin quán phức tạp, khó nắm bắt. Thêm vào đó loại tên lửa này cũng cầu kỳ trong khâu bảo dưỡng và gặp nhiều sự cố lặp lại.

Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai, có thể được vận hành bởi một người và theo nguyên tắc “bắn và quên” bởi tên lửa này có thể tự dẫn đường tới mục tiêu. Mỗi hệ thống này nặng gần 12kg, chiều dài ống phóng 1,2m, đường kính thân 127 mm. Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ cực mạnh nặng 8,4 kg, có tầm bắn hiệu quả là 2.500 m và tầm bắn tối đa gần 5.000m tùy phiên bản. 

Người sử dụng chỉ cần ngắm - khóa mục tiêu và bắn là có thể di chuyển vị trí chiến thuật ngay lập tức thay vì phải đứng tại chỗ dẫn đường như thế hệ tên lửa khác.

Tên lửa được đẩy ra khỏi ống phóng bằng một rocket nhỏ, đến một khoảng cách nhất định động cơ chính sẽ được kích hoạt. Sau khi được phóng, tên lửa sẽ bay thẳng lên và lao xuống mục tiêu, với cơ chế tấn công theo kiểu “đột nóc”. Javelin sử dụng đầu dò hồng ngoại để tự động bám theo mục tiêu mà không cần sự can thiệp của người vận hành. Điều này cho phép lính bộ binh nhanh chóng di chuyển rời khỏi vị trí bắn và làm giảm nguy cơ bị đối phương phát hiện.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington đã cung cấp ít nhất 5.000 tên lửa FGM-148 Javelins cho Ukraine trong khuôn khổ gói hỗ trợ an ninh trị giá 9,8 tỷ USD tính đến ngày 8/8.

Tài liệu nội bộ của Raytheon đã công bố một biểu đồ so sánh hiệu quả của Javenlin với các loại tên lửa khác. Biểu đồ cho thấy, Javenlin đạt hiệu quả nhất khi bắn ở khoảng cách 2.500m. Một biểu đồ khác đã so sánh tỉ lệ trúng mục tiêu của tên lửa Javenlin và tên lửa TOW. Đối với Javenlin, trong 8 lần phóng thì tên lửa chỉ trúng mục tiêu 3 lần. Còn TOW chỉ trúng mục tiêu 2 lần trong tổng số 14 lần bắn. Tuy nhiên, xác suất trúng mục tiêu cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thử nghiệm, điều kiện thời tiết, trạng thái của các mục tiêu đang cố định hoặc di động.

Một vấn đề khác của Javelin là thời lượng pin trong bộ điều khiển tên lửa Javelin có thời gian sử dụng rất ngắn. Nó chỉ có thể sử dụng trong 4 giờ đồng hồ sau khi được sạc đầy và tiêu hao khá nhanh khi tên lửa được sử dụng.

Tài liệu cũng cho thấy kết quả khảo sát đối với các binh sỹ Mỹ mà truyền thông Nga cho là từng tham chiến ở Iraq và Afghanistan. Trong số 57 người được hỏi thì 18 người cho biết có nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo trì.

Sau khi truyền thông Nga công bố tài liệu này, ông Mike Nachshen – Giám đốc mảng Truyền thông quốc tế của Raytheon cho biết: “Công ty của chúng tôi không tạo ra những tài liệu đó và hiệu quả của Javenlin đã được chứng minh trong thực tế”.

Hoàng Anh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)