Vào đầu Thế chiến II, Liên Xô bị nước Đức phát xít xâm lược; khi đó, quân đội Đức phát xít đang ở trong thế “đánh đâu thắng đó”. Nhưng cuối cùng, Liên Xô đã đánh bại Đức một cách ngoan cường và phản công vào tận thủ đô của Đức, chia cắt nước Đức sau chiến tranh thành Đông Đức và Tây Đức.Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Chiến tranh Lạnh bắt đầu, Liên Xô và Mỹ là hai cực của Chiến tranh Lạnh trong nhiều thập kỷ; trong thời kỳ này, không có cuộc chiến nào giữa hai bên xảy ra, nhưng thế giới luôn đứng bên bờ vực của cuộc chiến tranh hạt nhân; nhưng Liên Xô cũng không chịu thua Mỹ.Tuy nhiên, Liên Xô đã gặp sa lầy khi đưa quân vào Afghanistan trong một cuộc chiến kéo dài 10 năm. Vào tháng 12/1979, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, và cuộc chiến kéo dài liên miên, nhưng Liên Xô không thể giành chiến thắng và phải rút quân về nước năm 1989.Vậy chuyện gia xảy ra với Liên Xô? Trên thực tế, khả năng Liên Xô đánh bại Đức và cân bằng Chiến tranh Lạnh với Mỹ không giống với khó khăn trong việc đánh bại phiến quân Afghanistan. Bản chất của cuộc chiến hoàn toàn khác nhau.Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Liên Xô đối mặt với sự xâm lược của Đức phát xít, đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cả nước đã nỗ lực hợp tác với thế giới bên ngoài; cả chính phủ Xô Viết và những người dân bình thường đều biết, một khi đất nước bị Đức quốc xã xâm chiếm, thì ắt hẳn sẽ rất tàn khốc.Hơn nữa, liên minh chống phát xít (phe Đồng minh) cũng giúp Liên Xô rất nhiều và thậm chí kiềm chế các lực lượng Đức, để san sẻ gánh nặng, buộc quân Đức và phe phát xít phải đối phó trên nhiều mặt trận, không dồn toàn lực vào mặt trận Liên Xô.Tuy nhiên, khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, lúc này Liên Xô không trên “danh chính ngôn thuận”; và chính trong nội bộ Liên Xô cũng không thống nhất và nhiều người phản đối việc gửi quân can thiệp vào công việc nội bộ của Afghanistan. Mặc dù Afghanistan dù không thể đánh bại Liên Xô trong một trận chiến, nhưng Liên Xô bị cầm chân trong một cuộc chiến tiêu hao và có thể nói là Moscow đã thất bại. Hơn nữa trong chiến tranh Afghanistan, phe phiến quân Mujahideen (thánh chiến) nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có phương Tây (đứng đầu là Mỹ), thế giới Arab và cả Trung Quốc; điều này gây bất lợi cho Liên Xô, đẩy Liên Xô vào căng thẳng và bị động.Các cuộc chiến khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau. Ở thời hiện đại, thời đại mà các cường quốc dựa vào sức mạnh pháo hạm, để lật đổ các quốc gia có chủ quyền đã qua; đến thập niên 1980, Liên Xô không thể thôn tính một nhà nước độc lập có chủ quyền và hành động can thiệp quân sự sẽ bị cả thế giới phản đối.Vì vậy, Liên Xô dù rất hùng mạnh, nhưng sự bành trướng như nước Nga thời Sa hoàng là điều không tưởng; Afghanistan dù có yếu đến đâu, cũng không thể chấp nhận bị tiêu diệt.Mặc dù Liên Xô giải quyết được việc thay đổi chính quyền Afghanistan trong thời gian ngắn, nhưng không có nghĩa là người dân Afghanistan sẽ đầu hàng. Và cái giá phải trả của chiến tranh, Liên Xô không thể gánh nổi.Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức xâm lược Liên Xô, mở đầu cho cuộc chiến tranh Xô-Đức. Với việc thành lập liên minh chống phát xít (phe Đồng minh), Liên Xô đã nhận được sự ủng hộ to lớn, và việc nước Đức phát xít phải cùng lúc đối phó một lúc trên nhiều mặt trận, hoàn toàn không thể kéo dài.Tuy nhiên, trong cuộc chiến ở Afghanistan, Liên Xô gần như không có sự hỗ trợ của bất kỳ quốc gia nào, và trong nước vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Mặc dù nhìn bề ngoài đối thủ của Liên Xô là Afghanistan, nhưng trên thực tế, Afghanistan đã nhận được sự đồng tình chung từ cộng đồng quốc tế, và Mỹ cũng đã giúp đỡ rất nhiều.Còn đối thủ của Liên Xô là Mỹ mặc dù can thiệp quân sự vào Afghanistan gặp “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”; nhưng sau 20 năm can thiệp, họ cũng buộc phải rút quân khỏi Afghanistan, trong bối cảnh như một cuộc di tản liều mạng.Thậm chí chính phủ Afghanistan do Mỹ dựng lên, đã sụp đổ khi Mỹ còn chưa kịp rút hết quân, gây lên một cuộc khủng hoảng niềm tin vào nước Mỹ. Nếu so sánh, chính phủ Afghanistan do Liên Xô dựng lên, dù không có được sự ủng hộ của nhân dân, lãnh thổ, hay sự công nhận quốc tế; nhưng vẫn giữ được quyền lực cho tới năm 1992.Nguyên nhân Mỹ rút khỏi Afghanistan thì nhiều, nhưng có một lý do quan trọng, đó là Quân đội Mỹ đã không dập tắt được phong trào kháng chiến tại Afghanistan do phe Taliban lãnh đạo.
Vào đầu Thế chiến II, Liên Xô bị nước Đức phát xít xâm lược; khi đó, quân đội Đức phát xít đang ở trong thế “đánh đâu thắng đó”. Nhưng cuối cùng, Liên Xô đã đánh bại Đức một cách ngoan cường và phản công vào tận thủ đô của Đức, chia cắt nước Đức sau chiến tranh thành Đông Đức và Tây Đức.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Chiến tranh Lạnh bắt đầu, Liên Xô và Mỹ là hai cực của Chiến tranh Lạnh trong nhiều thập kỷ; trong thời kỳ này, không có cuộc chiến nào giữa hai bên xảy ra, nhưng thế giới luôn đứng bên bờ vực của cuộc chiến tranh hạt nhân; nhưng Liên Xô cũng không chịu thua Mỹ.
Tuy nhiên, Liên Xô đã gặp sa lầy khi đưa quân vào Afghanistan trong một cuộc chiến kéo dài 10 năm. Vào tháng 12/1979, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, và cuộc chiến kéo dài liên miên, nhưng Liên Xô không thể giành chiến thắng và phải rút quân về nước năm 1989.
Vậy chuyện gia xảy ra với Liên Xô? Trên thực tế, khả năng Liên Xô đánh bại Đức và cân bằng Chiến tranh Lạnh với Mỹ không giống với khó khăn trong việc đánh bại phiến quân Afghanistan. Bản chất của cuộc chiến hoàn toàn khác nhau.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Liên Xô đối mặt với sự xâm lược của Đức phát xít, đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cả nước đã nỗ lực hợp tác với thế giới bên ngoài; cả chính phủ Xô Viết và những người dân bình thường đều biết, một khi đất nước bị Đức quốc xã xâm chiếm, thì ắt hẳn sẽ rất tàn khốc.
Hơn nữa, liên minh chống phát xít (phe Đồng minh) cũng giúp Liên Xô rất nhiều và thậm chí kiềm chế các lực lượng Đức, để san sẻ gánh nặng, buộc quân Đức và phe phát xít phải đối phó trên nhiều mặt trận, không dồn toàn lực vào mặt trận Liên Xô.
Tuy nhiên, khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, lúc này Liên Xô không trên “danh chính ngôn thuận”; và chính trong nội bộ Liên Xô cũng không thống nhất và nhiều người phản đối việc gửi quân can thiệp vào công việc nội bộ của Afghanistan.
Mặc dù Afghanistan dù không thể đánh bại Liên Xô trong một trận chiến, nhưng Liên Xô bị cầm chân trong một cuộc chiến tiêu hao và có thể nói là Moscow đã thất bại.
Hơn nữa trong chiến tranh Afghanistan, phe phiến quân Mujahideen (thánh chiến) nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có phương Tây (đứng đầu là Mỹ), thế giới Arab và cả Trung Quốc; điều này gây bất lợi cho Liên Xô, đẩy Liên Xô vào căng thẳng và bị động.
Các cuộc chiến khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau. Ở thời hiện đại, thời đại mà các cường quốc dựa vào sức mạnh pháo hạm, để lật đổ các quốc gia có chủ quyền đã qua; đến thập niên 1980, Liên Xô không thể thôn tính một nhà nước độc lập có chủ quyền và hành động can thiệp quân sự sẽ bị cả thế giới phản đối.
Vì vậy, Liên Xô dù rất hùng mạnh, nhưng sự bành trướng như nước Nga thời Sa hoàng là điều không tưởng; Afghanistan dù có yếu đến đâu, cũng không thể chấp nhận bị tiêu diệt.
Mặc dù Liên Xô giải quyết được việc thay đổi chính quyền Afghanistan trong thời gian ngắn, nhưng không có nghĩa là người dân Afghanistan sẽ đầu hàng. Và cái giá phải trả của chiến tranh, Liên Xô không thể gánh nổi.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức xâm lược Liên Xô, mở đầu cho cuộc chiến tranh Xô-Đức. Với việc thành lập liên minh chống phát xít (phe Đồng minh), Liên Xô đã nhận được sự ủng hộ to lớn, và việc nước Đức phát xít phải cùng lúc đối phó một lúc trên nhiều mặt trận, hoàn toàn không thể kéo dài.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến ở Afghanistan, Liên Xô gần như không có sự hỗ trợ của bất kỳ quốc gia nào, và trong nước vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Mặc dù nhìn bề ngoài đối thủ của Liên Xô là Afghanistan, nhưng trên thực tế, Afghanistan đã nhận được sự đồng tình chung từ cộng đồng quốc tế, và Mỹ cũng đã giúp đỡ rất nhiều.
Còn đối thủ của Liên Xô là Mỹ mặc dù can thiệp quân sự vào Afghanistan gặp “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”; nhưng sau 20 năm can thiệp, họ cũng buộc phải rút quân khỏi Afghanistan, trong bối cảnh như một cuộc di tản liều mạng.
Thậm chí chính phủ Afghanistan do Mỹ dựng lên, đã sụp đổ khi Mỹ còn chưa kịp rút hết quân, gây lên một cuộc khủng hoảng niềm tin vào nước Mỹ. Nếu so sánh, chính phủ Afghanistan do Liên Xô dựng lên, dù không có được sự ủng hộ của nhân dân, lãnh thổ, hay sự công nhận quốc tế; nhưng vẫn giữ được quyền lực cho tới năm 1992.
Nguyên nhân Mỹ rút khỏi Afghanistan thì nhiều, nhưng có một lý do quan trọng, đó là Quân đội Mỹ đã không dập tắt được phong trào kháng chiến tại Afghanistan do phe Taliban lãnh đạo.