Đây là 10 thực tế kì lạ nhất về những nhà khoa học và toán học nổi tiếng trên khắp thế giới: 10. Pythagoras (Pytago): Thà chết chứ không động vào hạt đậu. Nhà toán học Hy Lạp Pythagoras được cả thế giới biết đến với định lý Pytago nổi tiếng của ông. Pythagoras là người đi theo triết lý của thuyết ăn chay, một trong các giáo lý của thuyết này là nghiêm cấm đụng chạm hay ăn hạt đậu dưới mọi hình thức. Truyện kể lại rằng hạt đậu là một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà toán học này. Sau khi bị một băng nhóm tấn công rượt đuổi, Pythagos vô tình chạy đến một cánh đồng trồng toàn đậu, nhưng ông đã quyết định thà chết còn hơn bước chân vào cánh đồng này. Chính vì vậy, bọn người tấn công đã cắt cổ ông ngay tức khắc. (Trong các tài liệu lịch sử, không có ghi chép nào về nguyên nhân của vụ tấn công.) 9. Tycho Brahe: Con người của tiệc tùng. Nhà thiên văn học người Đan Mạch của thế kỉ 16, Tycho Brahe, là một quý tộc rất nổi tiếng, cả về cuộc đời và cái chết rất đỗi kì cục của ông. Tycho Brahe mất đi chiếc mũi của mình trong một cuộc đấu kiếm tại trường đại học và phải mang một chiếc mũi giả bằng kim loại. Là một người rất yêu thích tiệc tùng, ông có hẳn một hòn đảo riêng, và mời bạn bè đến lâu đài của mình để thỏa sức hội hè. Tại mọi bữa tiệc, tất cả các vị khách đều nhìn thấy một con nai rừng được Tycho Brahe thuần hóa và một người lùn tên Jepp được ông xem như là một chàng hề luôn ngồi phía dưới bàn và ăn những mẩu thức ăn do Tycho Brahe đưa cho. Tuy nhiên, niềm yêu thích tiệc tùng đã gây nên cái chết của nhà thiên văn học này. Tại một yến tiệc ở Prague (Cộng hòa Séc), Tycho Brahe cứ khăng khăng ở lại bàn tiệc cho dù ông đang rất buồn đi vệ sinh, bởi việc rời khỏi bàn tiệc sẽ làm mất đi phép xã giao lịch sự. Và tất nhiên đó là một việc làm không nên vì Tycho Brahe đã bị nhiễm trùng thận và bàng quang của ông đã bị vỡ 11 ngày sau đó vào năm 1601. 8. Nikola Tesla: Chiến công thầm lặng. Nikola Tesla là một trong những anh hùng không được ngợi ca của ngành khoa học. Sau khi rời khỏi Serbia năm 1884, ông đã chuyển đến Mỹ và nhanh chóng làm việc cho Thomas Edison, tạo nên các bước ngoặt lớn về máy thu thanh, robot và điện; và một trong số đó cuối cùng được mọi người biết đến là do Thomas Edison phát minh. (Người phát minh ra bóng đèn thực chất là Nikola Tesla, chứ không phải Thomas Edison).
Nikola Tesla mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và không hề đụng chạm bất cứ thứ gì thậm chí cả một chút bụi, tóc, khuyên tai bằng trai và nhiều thứ xung quanh khác. Ngoài ra, ông còn bị ám ảnh bởi số 3: ông thường đi vòng quanh một tòa nhà 3 tầng trước khi bước chân vào đó. Và trong mỗi bữa ăn, ông dùng chính xác 18 cái khăn ăn để đánh bóng dao nĩa cho đến khi chúng sáng bóng. 7. Werner Heisenberg: Vị giáo sư đãng trí. Werner Heisenberg có thể là nhà vật lý lý thuyết sâu sắc và tinh túy nhất nhưng đầu óc của ông lại luôn để đâu đâu. Năm 1927, Werner Heisenberg đã phát triển phương trình bất định nổi tiếng trong cơ học điện tử, dùng để xác định động thái ở quy mô nhỏ của các hạt nguyên tử nhỏ. Tuy nhiên, nhà vật lý lý thuyết người Đức này lại trượt kì thi tiến sĩ vì ông chẳng biết cái gì về kĩ thuật thực nghiệm. Khi một giáo sư, ở Hội Tiến Sỹ, tính vốn rất hay hoài nghi hỏi Werner Heisenberg về quá trình hoạt động của ắc quy, ông đã không trả lời được gì.6. Robert Oppenheimer: Vị học giả cật lực. Nhà vật lý người Mỹ Robert Oppenheimer là một học giả tin thông 8 ngôn ngữ và đặc biệt yêu thích thơ ca, ngôn ngữ và triết học. Chính vì vậy mà đôi lúc nhà vật lý này không hiểu được những giới hạn của người khác.
Ví dụ, năm 1931, ông đã nhờ một đồng nghiệp ở đại học California Berkeley (Mỹ), Leo Nedelsky, chuẩn bị một bài giảng giùm ông, và nói rằng việc này cũng không có gì khó khăn vì mọi thứ đều nằm trong cuốn sách mà Robert Oppenheimer đưa cho vị đồng nghiệp. Sau đó, vị đồng nghiệp này quay trở lại với vẻ ngơ ngẩn bởi cuốn sách mà Robert Oppenheimer đưa cho được viết hoàn toàn bằng tiếng Hà Lan. Và Robert Oppenheimer đã nói với đồng nghiệp rằng: “Nhưng tiếng Hà Lan dễ như thế mà!!!” 5. Buckminster Fuller: Viết nhật ký cho đến lúc chết. Kiến trúc sư và cũng là nhà khoa học Buckminster Fuller nổi tiếng với việc sáng tạo ra vòm trắc địa và một chiếc ô tô có tên Dymaxion vào những năm 1930. Tuy nhiên, Buckminster Fuller cũng là một con người khá lập dị. Ông luôn mang 3 chiếc đồng hồ trên tay để xem giờ ở những nơi khác nhau khi ông đi nước ngoài, và có những năm ông chỉ ngủ 2 tiếng mỗi đêm. Nhà thiên tài này cũng dành nhiều thời gian để ghi chép lại cuộc đời mình. Từ năm 1915 đến 1983, khi ông qua đời, Buckminster Fuller luôn ghi lại rất chi tiết cuộc đời của mình với việc cứ 15 phút/lần, ông lại chép lại những việc đã xảy ra. Và kết quả là, nhật ký của ông, có biệt danh Dymaxion chronofiles, được xếp thành một chồng cao 82m và được lưu giữ tại đại học Stanford. 4. Paul Erdős: Nhà toán học vô gia cư. Paul Erdős, một nhà toán học người Hungary, đã cống hiến toàn bộ cuộc đời cho công việc của mình đến mức ông chưa bao giờ lập gia đình, sống nay đây mai đó và thường xuyên xuất hiện trước cửa nhà bạn mình mà không báo trước, với câu nói “Đầu óc tôi thoáng rồi!”. Sau những lần nói như vậy, ông thường giải quyết mọi vấn đề trong một đến hai ngày trước khi đi tiếp. Vào những năm cuối đời, Paul Erdős rất thèm café và thường uống thuốc cafefin hay các chất kích thích để tỉnh táo, và làm toán suốt 19 – 20 tiếng mỗi ngày.3. Richard Feynman: Nhà vật lý nghịch ngợm. Richard Feynman là một trong những nhà vật lý nổi tiếng và cật lực nhất của thế kỉ 20. Ông đã tham gia vào dự án Manhattan (dự án tối mật của Hoa Kỳ nhằm xây dựng bom nguyên tử). Nhưng Richard Feynman cũng là người rất nghịch ngợm và hay pha trò. Sau khi chán dự án Manhattan ở Los Alamos (New Mexico), ông dành thời gian rảnh để đi phá khóa và két sắt để chứng minh một điều rằng những hệ thống bảo vệ như thế này rất dễ để bị phá. Trong khi đang phát triển thuyết điện động lực học điện tử (sau này đưa lại cho Richard Feynman giải Nobel) , ông vẫn thường xuyên hẹn hò với các ả đào ở Las Vegas, trở thành một chuyên gia về ngôn ngữ của người Maya, học hát Tuavn bằng cổ họng và giải thích được làm thế nào mà một vành khung tròn nhỏ bằng cao su có thể dẫn đến vụ nổ của phi thuyền Challenger vào năm 1986. 2. Oliver Heaviside: “Siêu lập dị”. Nhà toán học, kiêm kỹ sư điện người Anh, Oliver Heaviside đã phát triển được những thuật toán phức tạp để phân tích mạch điện và giải các phương trình vi phân. Tuy nhiên, đại thiên tài này còn được gọi là “siêu lập dị”. Oliver Heaviside trang hoàng ngôi nhà của mình bằng những tảng đá granite khổng lồ, sơn móng tay bằng màu hồng tươi, chỉ uống mỗi sữa trong nhiều ngày liên tục và mắc phải chứng hypergraphia - một chứng ở não gây nên hiện tượng viết nhanh viết hối.1. Othniel Charles Marsh - Edward Drinker Cope: Cuộc chiến hóa thạch khủng long. Cuối những năm 1800 và những năm đầu 1900, có 2 người đàn ông đã dùng các chiến thuật mờ ám để cố gắng tranh nhau tìm hóa thạch khủng long. Một là Othniel Charles Marsh, nhà cổ sinh vật học tại viện bảo tàng Peabody thuộc trường đại học Yale; và người thứ hai là Edward Drinker Cope làm việc tại Học viện khoa học tự nhiên ở Philadelphia, Pennsylvania, ban đầu 2 người này khá thân thiết nhưng sau đó trở nên thù ghét lẫn nhau.
Có lần Marsh hối lộ những người canh giữ hố hóa thạch để làm chệch hướng đi của bất cứ ai đi theo đường của ông ta. Vào một chuyến đi săn lùng hóa thạch khác, Marsh lại cử gián điệp đi theo cuộc hành trình của Cope. Thậm chí, còn có cả tin đồn rằng cả hai người họ đặt mìn vào hố xương hóa thạch của nhau để phá hoại những khám phá của người kia.
Trong rất nhiều năm, hai người này thường xuyên châm chọc nhau qua các bài báo nghiên cứu và đổ lỗi cho nhau về những vấn đề tài chính qua báo chí. Tuy vậy, hai nhà nghiên cứu này lại có những đóng góp rất lớn lao trong lĩnh vực cổ sinh vật học. Cũng nhờ sự cố gắng của 2 người này mà một số loài khủng long mang tính biểu tượng đã được tìm thấy, ví dụ như: Stegosaurus, Triceratops, Diplodocus và Apatosaurus.
Đây là 10 thực tế kì lạ nhất về những nhà khoa học và toán học nổi tiếng trên khắp thế giới: 10. Pythagoras (Pytago): Thà chết chứ không động vào hạt đậu. Nhà toán học Hy Lạp Pythagoras được cả thế giới biết đến với định lý Pytago nổi tiếng của ông. Pythagoras là người đi theo triết lý của thuyết ăn chay, một trong các giáo lý của thuyết này là nghiêm cấm đụng chạm hay ăn hạt đậu dưới mọi hình thức. Truyện kể lại rằng hạt đậu là một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà toán học này. Sau khi bị một băng nhóm tấn công rượt đuổi, Pythagos vô tình chạy đến một cánh đồng trồng toàn đậu, nhưng ông đã quyết định thà chết còn hơn bước chân vào cánh đồng này. Chính vì vậy, bọn người tấn công đã cắt cổ ông ngay tức khắc. (Trong các tài liệu lịch sử, không có ghi chép nào về nguyên nhân của vụ tấn công.)
9. Tycho Brahe: Con người của tiệc tùng. Nhà thiên văn học người Đan Mạch của thế kỉ 16, Tycho Brahe, là một quý tộc rất nổi tiếng, cả về cuộc đời và cái chết rất đỗi kì cục của ông. Tycho Brahe mất đi chiếc mũi của mình trong một cuộc đấu kiếm tại trường đại học và phải mang một chiếc mũi giả bằng kim loại. Là một người rất yêu thích tiệc tùng, ông có hẳn một hòn đảo riêng, và mời bạn bè đến lâu đài của mình để thỏa sức hội hè.
Tại mọi bữa tiệc, tất cả các vị khách đều nhìn thấy một con nai rừng được Tycho Brahe thuần hóa và một người lùn tên Jepp được ông xem như là một chàng hề luôn ngồi phía dưới bàn và ăn những mẩu thức ăn do Tycho Brahe đưa cho. Tuy nhiên, niềm yêu thích tiệc tùng đã gây nên cái chết của nhà thiên văn học này. Tại một yến tiệc ở Prague (Cộng hòa Séc), Tycho Brahe cứ khăng khăng ở lại bàn tiệc cho dù ông đang rất buồn đi vệ sinh, bởi việc rời khỏi bàn tiệc sẽ làm mất đi phép xã giao lịch sự. Và tất nhiên đó là một việc làm không nên vì Tycho Brahe đã bị nhiễm trùng thận và bàng quang của ông đã bị vỡ 11 ngày sau đó vào năm 1601.
8. Nikola Tesla: Chiến công thầm lặng. Nikola Tesla là một trong những anh hùng không được ngợi ca của ngành khoa học. Sau khi rời khỏi Serbia năm 1884, ông đã chuyển đến Mỹ và nhanh chóng làm việc cho Thomas Edison, tạo nên các bước ngoặt lớn về máy thu thanh, robot và điện; và một trong số đó cuối cùng được mọi người biết đến là do Thomas Edison phát minh. (Người phát minh ra bóng đèn thực chất là Nikola Tesla, chứ không phải Thomas Edison).
Nikola Tesla mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và không hề đụng chạm bất cứ thứ gì thậm chí cả một chút bụi, tóc, khuyên tai bằng trai và nhiều thứ xung quanh khác. Ngoài ra, ông còn bị ám ảnh bởi số 3: ông thường đi vòng quanh một tòa nhà 3 tầng trước khi bước chân vào đó. Và trong mỗi bữa ăn, ông dùng chính xác 18 cái khăn ăn để đánh bóng dao nĩa cho đến khi chúng sáng bóng.
7. Werner Heisenberg: Vị giáo sư đãng trí. Werner Heisenberg có thể là nhà vật lý lý thuyết sâu sắc và tinh túy nhất nhưng đầu óc của ông lại luôn để đâu đâu. Năm 1927, Werner Heisenberg đã phát triển phương trình bất định nổi tiếng trong cơ học điện tử, dùng để xác định động thái ở quy mô nhỏ của các hạt nguyên tử nhỏ. Tuy nhiên, nhà vật lý lý thuyết người Đức này lại trượt kì thi tiến sĩ vì ông chẳng biết cái gì về kĩ thuật thực nghiệm. Khi một giáo sư, ở Hội Tiến Sỹ, tính vốn rất hay hoài nghi hỏi Werner Heisenberg về quá trình hoạt động của ắc quy, ông đã không trả lời được gì.
6. Robert Oppenheimer: Vị học giả cật lực. Nhà vật lý người Mỹ Robert Oppenheimer là một học giả tin thông 8 ngôn ngữ và đặc biệt yêu thích thơ ca, ngôn ngữ và triết học. Chính vì vậy mà đôi lúc nhà vật lý này không hiểu được những giới hạn của người khác.
Ví dụ, năm 1931, ông đã nhờ một đồng nghiệp ở đại học California Berkeley (Mỹ), Leo Nedelsky, chuẩn bị một bài giảng giùm ông, và nói rằng việc này cũng không có gì khó khăn vì mọi thứ đều nằm trong cuốn sách mà Robert Oppenheimer đưa cho vị đồng nghiệp. Sau đó, vị đồng nghiệp này quay trở lại với vẻ ngơ ngẩn bởi cuốn sách mà Robert Oppenheimer đưa cho được viết hoàn toàn bằng tiếng Hà Lan. Và Robert Oppenheimer đã nói với đồng nghiệp rằng: “Nhưng tiếng Hà Lan dễ như thế mà!!!”
5. Buckminster Fuller: Viết nhật ký cho đến lúc chết. Kiến trúc sư và cũng là nhà khoa học Buckminster Fuller nổi tiếng với việc sáng tạo ra vòm trắc địa và một chiếc ô tô có tên Dymaxion vào những năm 1930. Tuy nhiên, Buckminster Fuller cũng là một con người khá lập dị. Ông luôn mang 3 chiếc đồng hồ trên tay để xem giờ ở những nơi khác nhau khi ông đi nước ngoài, và có những năm ông chỉ ngủ 2 tiếng mỗi đêm. Nhà thiên tài này cũng dành nhiều thời gian để ghi chép lại cuộc đời mình. Từ năm 1915 đến 1983, khi ông qua đời, Buckminster Fuller luôn ghi lại rất chi tiết cuộc đời của mình với việc cứ 15 phút/lần, ông lại chép lại những việc đã xảy ra. Và kết quả là, nhật ký của ông, có biệt danh Dymaxion chronofiles, được xếp thành một chồng cao 82m và được lưu giữ tại đại học Stanford.
4. Paul Erdős: Nhà toán học vô gia cư. Paul Erdős, một nhà toán học người Hungary, đã cống hiến toàn bộ cuộc đời cho công việc của mình đến mức ông chưa bao giờ lập gia đình, sống nay đây mai đó và thường xuyên xuất hiện trước cửa nhà bạn mình mà không báo trước, với câu nói “Đầu óc tôi thoáng rồi!”. Sau những lần nói như vậy, ông thường giải quyết mọi vấn đề trong một đến hai ngày trước khi đi tiếp. Vào những năm cuối đời, Paul Erdős rất thèm café và thường uống thuốc cafefin hay các chất kích thích để tỉnh táo, và làm toán suốt 19 – 20 tiếng mỗi ngày.
3. Richard Feynman: Nhà vật lý nghịch ngợm. Richard Feynman là một trong những nhà vật lý nổi tiếng và cật lực nhất của thế kỉ 20. Ông đã tham gia vào dự án Manhattan (dự án tối mật của Hoa Kỳ nhằm xây dựng bom nguyên tử). Nhưng Richard Feynman cũng là người rất nghịch ngợm và hay pha trò. Sau khi chán dự án Manhattan ở Los Alamos (New Mexico), ông dành thời gian rảnh để đi phá khóa và két sắt để chứng minh một điều rằng những hệ thống bảo vệ như thế này rất dễ để bị phá.
Trong khi đang phát triển thuyết điện động lực học điện tử (sau này đưa lại cho Richard Feynman giải Nobel) , ông vẫn thường xuyên hẹn hò với các ả đào ở Las Vegas, trở thành một chuyên gia về ngôn ngữ của người Maya, học hát Tuavn bằng cổ họng và giải thích được làm thế nào mà một vành khung tròn nhỏ bằng cao su có thể dẫn đến vụ nổ của phi thuyền Challenger vào năm 1986.
2. Oliver Heaviside: “Siêu lập dị”. Nhà toán học, kiêm kỹ sư điện người Anh, Oliver Heaviside đã phát triển được những thuật toán phức tạp để phân tích mạch điện và giải các phương trình vi phân. Tuy nhiên, đại thiên tài này còn được gọi là “siêu lập dị”. Oliver Heaviside trang hoàng ngôi nhà của mình bằng những tảng đá granite khổng lồ, sơn móng tay bằng màu hồng tươi, chỉ uống mỗi sữa trong nhiều ngày liên tục và mắc phải chứng hypergraphia - một chứng ở não gây nên hiện tượng viết nhanh viết hối.
1. Othniel Charles Marsh - Edward Drinker Cope: Cuộc chiến hóa thạch khủng long. Cuối những năm 1800 và những năm đầu 1900, có 2 người đàn ông đã dùng các chiến thuật mờ ám để cố gắng tranh nhau tìm hóa thạch khủng long. Một là Othniel Charles Marsh, nhà cổ sinh vật học tại viện bảo tàng Peabody thuộc trường đại học Yale; và người thứ hai là Edward Drinker Cope làm việc tại Học viện khoa học tự nhiên ở Philadelphia, Pennsylvania, ban đầu 2 người này khá thân thiết nhưng sau đó trở nên thù ghét lẫn nhau.
Có lần Marsh hối lộ những người canh giữ hố hóa thạch để làm chệch hướng đi của bất cứ ai đi theo đường của ông ta. Vào một chuyến đi săn lùng hóa thạch khác, Marsh lại cử gián điệp đi theo cuộc hành trình của Cope. Thậm chí, còn có cả tin đồn rằng cả hai người họ đặt mìn vào hố xương hóa thạch của nhau để phá hoại những khám phá của người kia.
Trong rất nhiều năm, hai người này thường xuyên châm chọc nhau qua các bài báo nghiên cứu và đổ lỗi cho nhau về những vấn đề tài chính qua báo chí. Tuy vậy, hai nhà nghiên cứu này lại có những đóng góp rất lớn lao trong lĩnh vực cổ sinh vật học. Cũng nhờ sự cố gắng của 2 người này mà một số loài khủng long mang tính biểu tượng đã được tìm thấy, ví dụ như: Stegosaurus, Triceratops, Diplodocus và Apatosaurus.