1. Giải cứu thủy thủ đoàn trong chiếc tàu ngầm U.S.S. Squalus bị chìm.
Vào sáng 23/9/1939, tàu ngầm U.S.S. Squalus thế hệ mới đang trong chuyến hành trình chạy thử ở vùng ngoài khơi bờ biển New Hampshire thì bất ngờ gặp sự cố. Nước tràn vào khoang động cơ, cabin của thủy thủ đoàn.
Khi đó, 26 người trên tàu ngầm U.S.S. Squalus bị chết đuối. 33 người khác đã cố gắng phát đi tín hiệu cầu cứu lực lượng hải quân. Cuối cùng, đến nửa đêm 25/5, 33 người còn lại trên tàu đã được đưa lên bờ an toàn. 2. Vụ giải cứu tù nhân ở Cabanatuan. Sau khi bất ngờ đánh chìm hàng trăm tàu chiến Mỹ tại Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941 mà không hề tuyên chiến, phát xít Nhật tấn công Philippines. 10.000 quân Mỹ và hơn 60.000 quân Đồng minh ở đây bị dồn về mũi Bataan và buộc phải đầu hàng. Tháng 1/1945, quân Mỹ đổ bộ vào Philippines để chuẩn bị chiến dịch quét sạch quân Nhật và giải cứu tù binh. Mỹ điều 121 lính đặc nhiệm phối hợp tác chiến với du kích Philippines đến Cabanatuan để giải cứu 512 tù binh và đã tiêu diệt được hơn 500 binh sĩ phát xít Nhật. Trong cuộc giải cứu đó, chỉ có 2 lính Mỹ và 21 du kích Philippines hy sinh. Cho tới nay vụ đột kích Cabanatuan được đánh giá là chiến dịch giải cứu thành công nhất lịch sử quân sự Mỹ. 3. Vụ tai nạn máy bay 571 của Uruguay. Ngày 13/10/1972, chiếc máy bay số 571 của hãng hàng không Uruguay bị đâm vào dãy Andes. Trên máy bay lúc đó có tổng cộng 45 người, đa phần là những thành viên đội bóng bầu dục quốc gia, người thân và bạn bè của họ. Khả năng sống sót của họ gần như là con số không, vì thế công tác tìm kiếm cứu hộ đã dừng lại sau 8 ngày nỗ lực. Một số người đã thiệt mạng ngay khi máy bay đâm vào núi, số khác không thể vượt qua được thời tiết giá rét hoặc do vết thương nặng dẫn đến tử vong.
Nhiều ngày trôi qua, những người sống sót cũng còn rất ít cơ hội để thoát khỏi vùng núi rừng hiểm trở heo hút này. Vài thanh sôcôla và mấy chai rượu không đủ để họ duy trì sự sống suốt một thời gian dài. Thậm chí, những người gặp nạn đã phải ăn thịt người thân, bạn bè vừa chết. Cuối cùng, sau 12 ngày nỗ lực xuyên rừng, vượt núi, Nando Parrado và Roberto Canessa đã tìm được đội cứu hộ. Họ còn cứu thêm được 14 người. Như vậy, 16 người đã sống sót kỳ diệu sau 72 ngày mắc kẹt ở nơi núi rừng giá lạnh trong tình trạng bị thương và đói khát nghiêm trọng. Câu chuyện này sau đó được chuyển thể thành bộ phim “Alive” và công chiếu vào năm 1993. 4. Cứu sống 5 thợ mỏ ở Pennsylvania năm 1891. Những mỏ than ở Pennsylvania trở thành nơi chết chóc nổi tiếng nhất trong giai đoạn cuối 1800 và đầu 1900. Tổng cộng, 956 thợ mỏ Mỹ đã thiệt mạng trong các tai nạn nghề nghiệp vào năm 1981. Trong năm đó, lịch sử Pennsylvania đã chứng kiến vụ thoát chết kỳ diệu của 5 người thợ mỏ bị chôn vùi dưới hầm mỏ suốt 19 ngày. Những ngày bị mắc kẹt, họ đã ăn uống rất tiết kiệm và duy trì thức ăn trong 6 ngày đầu tiên. Khi thức ăn đã hết, họ sống sót nhờ nước lưu huỳnh nhiễm độc cho đến khi đội giải cứu tìm ra họ. 5. Vụ giải cứu bé gái 18 tháng tuổi Jessica McClure. Một trong những vụ giải cứu nổi tiếng nhất lịch sử Mỹ là vụ giải cứu thành công bé gái Jessica mới 18 tháng tuổi. Bé gái này bị mắc kẹt trong một cái lỗ sâu khoảng 6,7 m, rộng 2,4 m vào ngày 14/10/1987. Cô bé đã ở dưới đó suốt 58 giờ trước khi được nhân viên cứu hộ giải cứu, đưa lên khỏi mặt đất. Một trong những bức ảnh để đời, ghi lại khoảnh khắc Jessica được đưa lên từ miệng hố với những vết băng bó trên mặt đã giành được giải thưởng Pulitzer.
Khi trưởng thành, McClure đã chia sẻ rằng, cô không còn nhớ gì về sự kiện này và khi nhìn những vết sẹo từ tai nạn trong quá khứ, cô có cảm giác vô cùng tự hào vì mình vẫn còn sống sót. Hiện cô đã kết hôn, có một cậu con trai kháu khỉnh và nhận được một quỹ ủy thác trị giá 1 triệu USD – số tiền mà khán giả quyên góp trong hơn 2 ngày cô mắc kẹt tại lỗ sâu. 6. Cứu sống 9 thợ mỏ ở Pennsylvania. Ngày 24/7/2002, 9 thợ mỏ bị chôn vùi ở độ sâu 73 m do sử dụng bản đồ không chính xác. Vì vậy, họ vô tình mắc kẹt trong một hầm mỏ bỏ hoang. Sau khi bộ phận cứu hộ xác định được vị trí của họ thông qua vệ tinh, cơ quan chức năng đã cử người và những trang thiết bị hiện đại đến giải cứu 9 thợ mỏ thành công sau 77 giờ ở dưới lòng đất. Họ chỉ bị thương nhẹ và sức khỏe nhanh chóng bình phục sau khi được điều trị. 7. Điều kỳ diệu trên sông Hudson. Ngày 15/1/2009, khán giả truyền hình đã dõi theo nhất cử nhất động của chiếc máy bay gặp sự cố trên sông Hudson thuộc thành phố New York, Mỹ. Dù xảy ra sự cố nhưng toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số 1549 của US Airways đều an toàn và nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Nguyên nhân khiến chiếc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp trên sông là do một đàn ngỗng đã đâm vào hai động cơ của máy bay khiến nó bị tắc nghẽn sau khi rời sân bay LaGuardia. Cơ trưởng Chesley Sullenberger và phụ lái thứ nhất Jeffrey Skiles đã điều khiển máy bay chuẩn xác khiến tất cả mọi người đều bình an. Họ được đánh giá là những người xử lý sự cố máy bay thành công nhất trong lịch sử ngành hàng không.
8. NASA “cứu sống” Hubble. 19 năm là quá dài đối với tuổi thọ của một cỗ máy. Kính thiên văn Hubble được đưa lên quỹ đạo không gian để thực hiện sứ mệnh của mình từ tháng 4/1990. Tuy nhiên, đến đầu những năm 2000, các bình ắc quy của cỗ máy này bắt đầu bị khô và camera chính không hoạt động.
NASA đã 4 lần sửa chữa Hubble nhưng phải đến tận năm 2009, Hubble mới hoàn toàn “bình phục” và tiếp tục phục vụ công tác nghiên cứu vũ trụ của con người, ít nhất là đến năm 2014. Khi đó, nó mới được phép “nghỉ hưu”. 9. Giải cứu những người mắc kẹt trong trận động đất kinh hoàng ở Haiti. Trận động đất kinh hoàng mạnh 7,0 độ richter diễn ra đầu tháng 1/2010 ở Haiti cướp đi sinh mạng của hơn 220.000 người và gây ra thiệt hại rất lớn về người và của. Nhưng chính trong thảm họa này cũng có những kỳ tích khiến con người khâm phục. Những giọt nước mắt đã lăn khi đội cứu hộ tìm thấy những người còn sống sót sau 5, 7 thậm chí 11 ngày bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Kỳ diệu thay, đội cứu hộ Pháp đã tìm thấy Darlene Etienne sau 15 ngày nằm dưới đống đổ nát tại một ngôi nhà gần ĐH St Gerard. Mặc dù bị gãy một chân và xây xước nhẹ nhưng cô gái 17 tuổi này đã sống sót sau hơn 2 tuần không ăn uống mà thể trạng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. 10. Vụ giải cứu thần kỳ 153 thợ mỏ Trung Quốc. Ngày 28/3/2010, những người thợ tại mỏ than Vương Gia Lĩnh, tỉnh Sơn Tây đang đào một đường hầm mới ở độ sâu 250 m thì bất ngờ bị nước tràn vào. Toàn bộ mỏ than bị ngập nước, 153 thợ mỏ bị mắc kẹt và tưởng chừng không còn hy vọng sống sót. Suốt một tuần lễ, 3.000 nhân viên cứu hộ cùng 300 chuyên gia đã dốc toàn lực đào, di chuyển đất đá, bùn lầy với sự hỗ trợ của 14 máy bơm liên tục hút nước với vận tốc 2.500 m3/giờ để giải cứu số công nhân trên. Khi mọi hy vọng gần như không còn thì vào ngày 2/4, lần đầu tiên lực lượng cứu hộ nghe được tiếng gõ thanh sắt báo hiệu sự sống vang vọng lên. Tiếp đó, nhóm điều tra đã vào được hầm lò ngày 3/4 và sáng 4/4. Đến tối 4/4, nhờ ánh đèn thợ lò lấp ló từ nhánh lò hình chữ V, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy và đưa những thợ mỏ bị mắc kẹt lên mặt đất an toàn.
1. Giải cứu thủy thủ đoàn trong chiếc tàu ngầm U.S.S. Squalus bị chìm.
Vào sáng 23/9/1939, tàu ngầm U.S.S. Squalus thế hệ mới đang trong chuyến hành trình chạy thử ở vùng ngoài khơi bờ biển New Hampshire thì bất ngờ gặp sự cố. Nước tràn vào khoang động cơ, cabin của thủy thủ đoàn.
Khi đó, 26 người trên tàu ngầm U.S.S. Squalus bị chết đuối. 33 người khác đã cố gắng phát đi tín hiệu cầu cứu lực lượng hải quân. Cuối cùng, đến nửa đêm 25/5, 33 người còn lại trên tàu đã được đưa lên bờ an toàn.
2. Vụ giải cứu tù nhân ở Cabanatuan. Sau khi bất ngờ đánh chìm hàng trăm tàu chiến Mỹ tại Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941 mà không hề tuyên chiến, phát xít Nhật tấn công Philippines. 10.000 quân Mỹ và hơn 60.000 quân Đồng minh ở đây bị dồn về mũi Bataan và buộc phải đầu hàng.
Tháng 1/1945, quân Mỹ đổ bộ vào Philippines để chuẩn bị chiến dịch quét sạch quân Nhật và giải cứu tù binh. Mỹ điều 121 lính đặc nhiệm phối hợp tác chiến với du kích Philippines đến Cabanatuan để giải cứu 512 tù binh và đã tiêu diệt được hơn 500 binh sĩ phát xít Nhật. Trong cuộc giải cứu đó, chỉ có 2 lính Mỹ và 21 du kích Philippines hy sinh. Cho tới nay vụ đột kích Cabanatuan được đánh giá là chiến dịch giải cứu thành công nhất lịch sử quân sự Mỹ.
3. Vụ tai nạn máy bay 571 của Uruguay. Ngày 13/10/1972, chiếc máy bay số 571 của hãng hàng không Uruguay bị đâm vào dãy Andes. Trên máy bay lúc đó có tổng cộng 45 người, đa phần là những thành viên đội bóng bầu dục quốc gia, người thân và bạn bè của họ. Khả năng sống sót của họ gần như là con số không, vì thế công tác tìm kiếm cứu hộ đã dừng lại sau 8 ngày nỗ lực. Một số người đã thiệt mạng ngay khi máy bay đâm vào núi, số khác không thể vượt qua được thời tiết giá rét hoặc do vết thương nặng dẫn đến tử vong.
Nhiều ngày trôi qua, những người sống sót cũng còn rất ít cơ hội để thoát khỏi vùng núi rừng hiểm trở heo hút này. Vài thanh sôcôla và mấy chai rượu không đủ để họ duy trì sự sống suốt một thời gian dài. Thậm chí, những người gặp nạn đã phải ăn thịt người thân, bạn bè vừa chết. Cuối cùng, sau 12 ngày nỗ lực xuyên rừng, vượt núi, Nando Parrado và Roberto Canessa đã tìm được đội cứu hộ. Họ còn cứu thêm được 14 người. Như vậy, 16 người đã sống sót kỳ diệu sau 72 ngày mắc kẹt ở nơi núi rừng giá lạnh trong tình trạng bị thương và đói khát nghiêm trọng. Câu chuyện này sau đó được chuyển thể thành bộ phim “Alive” và công chiếu vào năm 1993.
4. Cứu sống 5 thợ mỏ ở Pennsylvania năm 1891. Những mỏ than ở Pennsylvania trở thành nơi chết chóc nổi tiếng nhất trong giai đoạn cuối 1800 và đầu 1900. Tổng cộng, 956 thợ mỏ Mỹ đã thiệt mạng trong các tai nạn nghề nghiệp vào năm 1981.
Trong năm đó, lịch sử Pennsylvania đã chứng kiến vụ thoát chết kỳ diệu của 5 người thợ mỏ bị chôn vùi dưới hầm mỏ suốt 19 ngày. Những ngày bị mắc kẹt, họ đã ăn uống rất tiết kiệm và duy trì thức ăn trong 6 ngày đầu tiên. Khi thức ăn đã hết, họ sống sót nhờ nước lưu huỳnh nhiễm độc cho đến khi đội giải cứu tìm ra họ.
5. Vụ giải cứu bé gái 18 tháng tuổi Jessica McClure. Một trong những vụ giải cứu nổi tiếng nhất lịch sử Mỹ là vụ giải cứu thành công bé gái Jessica mới 18 tháng tuổi. Bé gái này bị mắc kẹt trong một cái lỗ sâu khoảng 6,7 m, rộng 2,4 m vào ngày 14/10/1987. Cô bé đã ở dưới đó suốt 58 giờ trước khi được nhân viên cứu hộ giải cứu, đưa lên khỏi mặt đất. Một trong những bức ảnh để đời, ghi lại khoảnh khắc Jessica được đưa lên từ miệng hố với những vết băng bó trên mặt đã giành được giải thưởng Pulitzer.
Khi trưởng thành, McClure đã chia sẻ rằng, cô không còn nhớ gì về sự kiện này và khi nhìn những vết sẹo từ tai nạn trong quá khứ, cô có cảm giác vô cùng tự hào vì mình vẫn còn sống sót. Hiện cô đã kết hôn, có một cậu con trai kháu khỉnh và nhận được một quỹ ủy thác trị giá 1 triệu USD – số tiền mà khán giả quyên góp trong hơn 2 ngày cô mắc kẹt tại lỗ sâu.
6. Cứu sống 9 thợ mỏ ở Pennsylvania. Ngày 24/7/2002, 9 thợ mỏ bị chôn vùi ở độ sâu 73 m do sử dụng bản đồ không chính xác. Vì vậy, họ vô tình mắc kẹt trong một hầm mỏ bỏ hoang.
Sau khi bộ phận cứu hộ xác định được vị trí của họ thông qua vệ tinh, cơ quan chức năng đã cử người và những trang thiết bị hiện đại đến giải cứu 9 thợ mỏ thành công sau 77 giờ ở dưới lòng đất. Họ chỉ bị thương nhẹ và sức khỏe nhanh chóng bình phục sau khi được điều trị.
7. Điều kỳ diệu trên sông Hudson. Ngày 15/1/2009, khán giả truyền hình đã dõi theo nhất cử nhất động của chiếc máy bay gặp sự cố trên sông Hudson thuộc thành phố New York, Mỹ. Dù xảy ra sự cố nhưng toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số 1549 của US Airways đều an toàn và nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Nguyên nhân khiến chiếc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp trên sông là do một đàn ngỗng đã đâm vào hai động cơ của máy bay khiến nó bị tắc nghẽn sau khi rời sân bay LaGuardia. Cơ trưởng Chesley Sullenberger và phụ lái thứ nhất Jeffrey Skiles đã điều khiển máy bay chuẩn xác khiến tất cả mọi người đều bình an. Họ được đánh giá là những người xử lý sự cố máy bay thành công nhất trong lịch sử ngành hàng không.
8. NASA “cứu sống” Hubble. 19 năm là quá dài đối với tuổi thọ của một cỗ máy. Kính thiên văn Hubble được đưa lên quỹ đạo không gian để thực hiện sứ mệnh của mình từ tháng 4/1990. Tuy nhiên, đến đầu những năm 2000, các bình ắc quy của cỗ máy này bắt đầu bị khô và camera chính không hoạt động.
NASA đã 4 lần sửa chữa Hubble nhưng phải đến tận năm 2009, Hubble mới hoàn toàn “bình phục” và tiếp tục phục vụ công tác nghiên cứu vũ trụ của con người, ít nhất là đến năm 2014. Khi đó, nó mới được phép “nghỉ hưu”.
9. Giải cứu những người mắc kẹt trong trận động đất kinh hoàng ở Haiti. Trận động đất kinh hoàng mạnh 7,0 độ richter diễn ra đầu tháng 1/2010 ở Haiti cướp đi sinh mạng của hơn 220.000 người và gây ra thiệt hại rất lớn về người và của. Nhưng chính trong thảm họa này cũng có những kỳ tích khiến con người khâm phục. Những giọt nước mắt đã lăn khi đội cứu hộ tìm thấy những người còn sống sót sau 5, 7 thậm chí 11 ngày bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Kỳ diệu thay, đội cứu hộ Pháp đã tìm thấy Darlene Etienne sau 15 ngày nằm dưới đống đổ nát tại một ngôi nhà gần ĐH St Gerard. Mặc dù bị gãy một chân và xây xước nhẹ nhưng cô gái 17 tuổi này đã sống sót sau hơn 2 tuần không ăn uống mà thể trạng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
10. Vụ giải cứu thần kỳ 153 thợ mỏ Trung Quốc. Ngày 28/3/2010, những người thợ tại mỏ than Vương Gia Lĩnh, tỉnh Sơn Tây đang đào một đường hầm mới ở độ sâu 250 m thì bất ngờ bị nước tràn vào. Toàn bộ mỏ than bị ngập nước, 153 thợ mỏ bị mắc kẹt và tưởng chừng không còn hy vọng sống sót.
Suốt một tuần lễ, 3.000 nhân viên cứu hộ cùng 300 chuyên gia đã dốc toàn lực đào, di chuyển đất đá, bùn lầy với sự hỗ trợ của 14 máy bơm liên tục hút nước với vận tốc 2.500 m3/giờ để giải cứu số công nhân trên. Khi mọi hy vọng gần như không còn thì vào ngày 2/4, lần đầu tiên lực lượng cứu hộ nghe được tiếng gõ thanh sắt báo hiệu sự sống vang vọng lên. Tiếp đó, nhóm điều tra đã vào được hầm lò ngày 3/4 và sáng 4/4. Đến tối 4/4, nhờ ánh đèn thợ lò lấp ló từ nhánh lò hình chữ V, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy và đưa những thợ mỏ bị mắc kẹt lên mặt đất an toàn.