1. Dian Kingdom: Năm 2001, một nhóm các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều tòa nhà cổ thuộc thành phố Dian Kingdom nằm dưới đáy hồ Fuxian, Trung Quốc. Trước đó, người dân địa phương thường cho biết họ nhìn thấy những con ma ở dưới nước trong ngày lặng sóng. Những câu chuyện kỳ lạ như vậy dần dần trở thành huyền thoại nổi tiếng. Trong những chuyến thám hiểm tiếp theo, các nhà khảo cổ lại tìm thấy bức tường đứng, tuyến đường được lát phiến đá lớn và những tàn tích khác của một thành phố nằm trên diện tích 6,5 km2.
Sau khi kiểm tra những cổ vật được phát hiện, các nhà khoa học xác định chúng có niên đại gần 1.750 năm tuổi. Họ tin rằng, đó là một phần của thành phố bị đổ vỡ và trượt xuống hồ. Do đó, nó đã nằm yên dưới đáy hồ trong suốt một thời gian dài. 2. Eidum: Biển Wadden nằm dọc theo biên giới phía Tây Bắc Đức. Tại vùng biển này, đảo Bắc Frisian đang bị biến mất dần bởi thủy triều ngày đêm va đập mạnh. Hòn đảo này ngày càng trở nên nhỏ bé hơn mỗi ngày. Sylt - một trong những đảo nhỏ thuộc đảo Bắc Frisian chỉ còn rộng khoảng 300m. Các chuyên gia cho rằng, Eidum thuộc đảo Bắc Frisian được xây dựng từ những năm 1300 và được tái thiết nhiều lần. Do nằm ở khu vực Biển Bắc nên nhiều công trình, hạ tầng cơ sở của Eidum được cho là sẽ bị phá hủy theo thời gian.Năm 1436, một cơn lũ xảy ra ở All Saints đã tàn phá toàn bộ khu vực này và giết chết 180 người. Cơn bão khủng khiếp đó buộc người dân sống ven biển phải di chuyển đến vùng đất cao hơn để cư trú. Khi đó, họ đã thành lập một khu định cư mới mà ngày nay là bãi biển Westerland. Theo những tài liệu ghi chép của chính quyền Đức, từ những năm 1800, người ta vẫn nhìn thấy một số phần còn lại của Eidum sau khi thủy triều rút. 3. Olous: Crete là một hòn đảo ngoài khơi của Hy Lạp thuộc biển Địa Trung Hải. Theo những tấm bản đồ cổ, diện tích đảo Crete lớn hơn rất nhiều so với hiện nay. Do sự xâm lấn của biển và những trận động đất nên một số phần của hòn đảo này đã sụt xuống đáy biển. Chính vì vậy, Crete trở thành một địa điểm du lịch thu hút lượng đông du khách đến thăm thú những tàn tích của thành phố và các công trình khác bị đại dương nuốt chửng.
Một trong những thành phố bị nước biển nhấn chìm là Olous. Nơi đây từng là thành phố thịnh vượng với gần 40.000 người sinh sống. Tuy nhiên, thành phố này được xây dựng trên một bờ biển cát chứ không phải trên mặt bằng đá vôi giống như những thành phố khác trên đảo. Vì vậy, thành phố này không thể trụ vững trước những đợt sóng biển ngày đêm va đập và dần biến mất khỏi đất liền. Ngày nay, những người ưa khám phá có thể chiêm ngưỡng phần còn lại của Olous tại vịnh Poros.
4. Llys Helig: Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ VI, một hoàng tử xứ Wales tên là Helig ap Glanawg đã xây dựng một cung điện lớn ở phía Bắc xứ Wales. Theo đó, vương quốc của hoàng tử trên được xây dựng tại khu vực khá rộng lớn mà hiện nay là vịnh Conwy. Sau khi hoàn thành cung điện, một cơn bão đã tấn công công trình này. Nước biển dữ dội đã nhấn chìm cung điện và mọi thứ xung quanh khu vực.
Nhưng một số truyền thuyết khác lại cho rằng, cung điện trên được xây dựng tại một sườn núi, cách bờ biển khoảng 3 km. Sườn núi đó chính là Llys. Rất nhiều người tin đó mới chính là nơi mà vị hoàng tử kia đã xây dựng cung điện hoành tráng. Trong những cuộc khảo sát gần đây, các nhà khoa học và khảo cổ đã phát hiện ra một bức tường chìm dưới nước gần Llys. Họ cho rằng, nó được xây dựng vào thế kỷ VI. 5. Vịnh Mulifanua: Mulifanua là một ngôi làng nhỏ nằm ở mũi cực Bắc của Upolu. Nó cũng là một hòn đảo thuộc Samoa và chủ yếu được sử dụng như một bến phà đến hòn đảo phía Bắc Savai'i. Những năm 70, các công nhân đã phát hiện ra hàng ngàn mảnh gốm nằm rải rác dưới đáy biển. Theo kết quả điều tra của các nhà khảo cổ học, những mảnh vỡ trên là những gì còn sót lại của ngôi làng Lapita. Đó có thể là một trong những khu vực lớn nhất tại đây vào thời kỳ đó. Lapita là một nền văn hóa cổ xưa và được cho là đã phát triển ở Micronesia và Polynesia cho đến ngày nay. Ngôi làng trên được phát hiện tại vịnh Mulifanua - một trong những khu định cư của người Lapita. Người ta đã tìm thấy những đồ gốm trang trí tại khu vực này. Chúng có niên đại cổ xưa nhất (khoảng năm 800-500 trước công nguyên) so với những mảnh gốm được tìm thấy ở các khu vực khác. 6. Pheia: Cuộc chiến Peloponnesian xảy ra vào thế kỷ V trước Công nguyên. Đây là cuộc tranh hùng giữa thành bang Athens với quân đội của bán đảo Peloponnese – những người tự gọi mình là Liên đoàn Peloponnes. Cuộc chiến tranh khốc liệt đó kéo dài gần 30 năm và lan rộng trên mặt biển Aegean và khu vực phía Bắc Địa Trung Hải. Một trong những thành phố bị kéo vào cuộc chiến này là Pheia. Người Athens đã nắm được quyền kiểm soát thành phố và biến nó thành trạm trung chuyển cung cấp lương thực thực phẩm, vũ khí… cho quân đội.
Khi cuộc chiến gần đến hồi kết, khu vực nằm dọc bờ biển phía Tây của Hy Lạp đã bị rung chuyển bởi một trận động đất mạnh. Vì vậy, một khu vực rộng 5m của thành phố Pheia bị nhấn chìm xuống đáy biển Địa Trung Hải. Đến năm 1911, một nhóm khai quật tìm thấy dấu tích của nền văn minh cổ đại còn sót lại của thành phố này. Kể từ đó, nhiều nhà khảo cổ học đã đổ về đây để tìm hiểu. Hiện, những phát hiện mới vẫn chưa được công bố nên thế giới vẫn còn khá mơ hồ về nền văn minh cổ xưa này. 7. Atil: Khazar là bộ tộc du mục sống ở khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ VIII. Sau khi chiến tranh Ả Rập-Khazar lần thứ hai kết thúc, người Khazar tuyên bố thành phố cảng nhỏ Atil là kinh đô của họ. Atil là một địa điểm quan trọng nằm trên lộ trình Con đường tơ lụa nổi tiếng - nơi cũng trở thành điểm giao thoa văn hóa giữa Kitô hữu, tôn giáo Do Thái và Hồi giáo.
Đến cuối những năm 900, một thảm họa kinh hoàng đã xảy ra. Hoàng tử Svyatoslav I của Kiev đã tấn công thành phố giàu có này. Vì vậy, nơi đây trở thành đống đổ nát. Do nằm trên biển Caspian nên người ta tin rằng, những kiến trúc của thành phố Atil đã bị nước biển nhấn chìm. Tuy nhiên, năm 2008, giáo sư Dmitry Vasilyev (Nga) tuyên bố đã phát hiện ra phần còn lại của thành phố có từ thế kỷ VIII nằm dọc khu vực phía Bắc của biển Caspian. Hiện, các chuyên gia đang tìm kiếm thêm những tài liệu về Khazar để kiểm chứng thông tin này. 8. Rungholt: Đảo Strand nằm ở Biển Bắc đã biến mất hoàn toàn trong trận bão mạnh xảy ra vào những năm 1600. Kể từ khi hòn đảo này bị đại dương nuốt chửng, chuyên gia rất khó xác định vị trí chính xác của thành phố Rungholt. Năm 1362, một cơn bão hình thành từ Đại Tây Dương đã tấn công khu vực bờ biển của Anh, Đức và Hà Lan, khiến khoảng 25.000 người thiệt mạng. Cũng trong trận hồng thủy đó, Rungholt bị xóa sổ khỏi bản đồ. 700 năm sau, nhóm thợ lặn đã tìm thấy di tích còn sót lại của thành phố Rungholt dưới đáy đại dương.9. Phanagoria: Vào thời kỳ đỉnh cao, người Hy Lạp đã “phủ sóng" hầu hết các khu vực ở biển Địa Trung Hải và thậm chí một phần lãnh thổ Nga ngày nay. Đế chế Hy Lạp còn tiến xa sang khu vực phía Bắc Biển Đen và xây dựng hơn 10 thành phố cảng nằm dọc biên giới với Romania, Bulgaria, và Ukraina. Một trong những thành phố cảng đó là Phanagoria nằm trên bán đảo Taman. Theo các tài liệu lịch sử, vua Mithridates VI của đế chế Pontus đã dẫn đội quân chinh phạt và chiếm được Phanagoria vào thế kỷ I trước Công nguyên. Người dân bản địa không chấp nhận tình trạng đó nên đã vùng lên chống trả và gây ra cuộc chiến tranh kéo dài 25 năm với lực lượng của vua Mithridates. Năm 2011, một nhóm khai quật dưới nước đã tìm thấy một ngôi mộ làm từ đá cẩm thạch khổng lồ ngủ sâu dưới đáy đại dương. Nó có khắc dòng chữ với nội dung: "Hypsikrates - vợ của vua Mithridates Eupator Dionysos". Hiện, một phần của thành phố Phanagoria vẫn còn trên đất liền nhưng nơi đây trở thành nghĩa địa rộng lớn hay còn gọi là thành phố của những ngôi mộ. Người ta ước tính rằng, có hàng ngàn chiếc quách ở thành phố Phanagoria.
10. Saeftinghe: Thành phố Saeftinghe của Hà Lan được cho là hình thành từ những năm 1200. Kinh tế nơi đây vô cùng thịnh vượng với khu vực rộng lớn thích hợp trồng cây lương thực cũng như nuôi gia súc. Đến năm 1570, một trận lũ lớn đã xóa sổ tất cả vùng đất xung quanh Saeftinghe. Thật kỳ diệu khi thành phố vẫn trụ vững sau trận lũ lịch sử đó. Hiện, Saeftinghe là một đầm lầy nước mặn và một phần là vùng đồng bằng cát trải dài trên diện tích 3.850 ha. Các nhà khoa học đã bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm thành phố Saeftinghe bị biến mất tại khu vực này nhưng đều không thành công.
1. Dian Kingdom: Năm 2001, một nhóm các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều tòa nhà cổ thuộc thành phố Dian Kingdom nằm dưới đáy hồ Fuxian, Trung Quốc. Trước đó, người dân địa phương thường cho biết họ nhìn thấy những con ma ở dưới nước trong ngày lặng sóng. Những câu chuyện kỳ lạ như vậy dần dần trở thành huyền thoại nổi tiếng. Trong những chuyến thám hiểm tiếp theo, các nhà khảo cổ lại tìm thấy bức tường đứng, tuyến đường được lát phiến đá lớn và những tàn tích khác của một thành phố nằm trên diện tích 6,5 km2.
Sau khi kiểm tra những cổ vật được phát hiện, các nhà khoa học xác định chúng có niên đại gần 1.750 năm tuổi. Họ tin rằng, đó là một phần của thành phố bị đổ vỡ và trượt xuống hồ. Do đó, nó đã nằm yên dưới đáy hồ trong suốt một thời gian dài.
2. Eidum: Biển Wadden nằm dọc theo biên giới phía Tây Bắc Đức. Tại vùng biển này, đảo Bắc Frisian đang bị biến mất dần bởi thủy triều ngày đêm va đập mạnh. Hòn đảo này ngày càng trở nên nhỏ bé hơn mỗi ngày. Sylt - một trong những đảo nhỏ thuộc đảo Bắc Frisian chỉ còn rộng khoảng 300m. Các chuyên gia cho rằng, Eidum thuộc đảo Bắc Frisian được xây dựng từ những năm 1300 và được tái thiết nhiều lần. Do nằm ở khu vực Biển Bắc nên nhiều công trình, hạ tầng cơ sở của Eidum được cho là sẽ bị phá hủy theo thời gian.
Năm 1436, một cơn lũ xảy ra ở All Saints đã tàn phá toàn bộ khu vực này và giết chết 180 người. Cơn bão khủng khiếp đó buộc người dân sống ven biển phải di chuyển đến vùng đất cao hơn để cư trú. Khi đó, họ đã thành lập một khu định cư mới mà ngày nay là bãi biển Westerland. Theo những tài liệu ghi chép của chính quyền Đức, từ những năm 1800, người ta vẫn nhìn thấy một số phần còn lại của Eidum sau khi thủy triều rút.
3. Olous: Crete là một hòn đảo ngoài khơi của Hy Lạp thuộc biển Địa Trung Hải. Theo những tấm bản đồ cổ, diện tích đảo Crete lớn hơn rất nhiều so với hiện nay. Do sự xâm lấn của biển và những trận động đất nên một số phần của hòn đảo này đã sụt xuống đáy biển. Chính vì vậy, Crete trở thành một địa điểm du lịch thu hút lượng đông du khách đến thăm thú những tàn tích của thành phố và các công trình khác bị đại dương nuốt chửng.
Một trong những thành phố bị nước biển nhấn chìm là Olous. Nơi đây từng là thành phố thịnh vượng với gần 40.000 người sinh sống. Tuy nhiên, thành phố này được xây dựng trên một bờ biển cát chứ không phải trên mặt bằng đá vôi giống như những thành phố khác trên đảo. Vì vậy, thành phố này không thể trụ vững trước những đợt sóng biển ngày đêm va đập và dần biến mất khỏi đất liền. Ngày nay, những người ưa khám phá có thể chiêm ngưỡng phần còn lại của Olous tại vịnh Poros.
4. Llys Helig: Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ VI, một hoàng tử xứ Wales tên là Helig ap Glanawg đã xây dựng một cung điện lớn ở phía Bắc xứ Wales. Theo đó, vương quốc của hoàng tử trên được xây dựng tại khu vực khá rộng lớn mà hiện nay là vịnh Conwy. Sau khi hoàn thành cung điện, một cơn bão đã tấn công công trình này. Nước biển dữ dội đã nhấn chìm cung điện và mọi thứ xung quanh khu vực.
Nhưng một số truyền thuyết khác lại cho rằng, cung điện trên được xây dựng tại một sườn núi, cách bờ biển khoảng 3 km. Sườn núi đó chính là Llys. Rất nhiều người tin đó mới chính là nơi mà vị hoàng tử kia đã xây dựng cung điện hoành tráng. Trong những cuộc khảo sát gần đây, các nhà khoa học và khảo cổ đã phát hiện ra một bức tường chìm dưới nước gần Llys. Họ cho rằng, nó được xây dựng vào thế kỷ VI.
5. Vịnh Mulifanua: Mulifanua là một ngôi làng nhỏ nằm ở mũi cực Bắc của Upolu. Nó cũng là một hòn đảo thuộc Samoa và chủ yếu được sử dụng như một bến phà đến hòn đảo phía Bắc Savai'i. Những năm 70, các công nhân đã phát hiện ra hàng ngàn mảnh gốm nằm rải rác dưới đáy biển. Theo kết quả điều tra của các nhà khảo cổ học, những mảnh vỡ trên là những gì còn sót lại của ngôi làng Lapita. Đó có thể là một trong những khu vực lớn nhất tại đây vào thời kỳ đó. Lapita là một nền văn hóa cổ xưa và được cho là đã phát triển ở Micronesia và Polynesia cho đến ngày nay. Ngôi làng trên được phát hiện tại vịnh Mulifanua - một trong những khu định cư của người Lapita. Người ta đã tìm thấy những đồ gốm trang trí tại khu vực này. Chúng có niên đại cổ xưa nhất (khoảng năm 800-500 trước công nguyên) so với những mảnh gốm được tìm thấy ở các khu vực khác.
6. Pheia: Cuộc chiến Peloponnesian xảy ra vào thế kỷ V trước Công nguyên. Đây là cuộc tranh hùng giữa thành bang Athens với quân đội của bán đảo Peloponnese – những người tự gọi mình là Liên đoàn Peloponnes. Cuộc chiến tranh khốc liệt đó kéo dài gần 30 năm và lan rộng trên mặt biển Aegean và khu vực phía Bắc Địa Trung Hải. Một trong những thành phố bị kéo vào cuộc chiến này là Pheia. Người Athens đã nắm được quyền kiểm soát thành phố và biến nó thành trạm trung chuyển cung cấp lương thực thực phẩm, vũ khí… cho quân đội.
Khi cuộc chiến gần đến hồi kết, khu vực nằm dọc bờ biển phía Tây của Hy Lạp đã bị rung chuyển bởi một trận động đất mạnh. Vì vậy, một khu vực rộng 5m của thành phố Pheia bị nhấn chìm xuống đáy biển Địa Trung Hải. Đến năm 1911, một nhóm khai quật tìm thấy dấu tích của nền văn minh cổ đại còn sót lại của thành phố này. Kể từ đó, nhiều nhà khảo cổ học đã đổ về đây để tìm hiểu. Hiện, những phát hiện mới vẫn chưa được công bố nên thế giới vẫn còn khá mơ hồ về nền văn minh cổ xưa này.
7. Atil: Khazar là bộ tộc du mục sống ở khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ VIII. Sau khi chiến tranh Ả Rập-Khazar lần thứ hai kết thúc, người Khazar tuyên bố thành phố cảng nhỏ Atil là kinh đô của họ. Atil là một địa điểm quan trọng nằm trên lộ trình Con đường tơ lụa nổi tiếng - nơi cũng trở thành điểm giao thoa văn hóa giữa Kitô hữu, tôn giáo Do Thái và Hồi giáo.
Đến cuối những năm 900, một thảm họa kinh hoàng đã xảy ra. Hoàng tử Svyatoslav I của Kiev đã tấn công thành phố giàu có này. Vì vậy, nơi đây trở thành đống đổ nát. Do nằm trên biển Caspian nên người ta tin rằng, những kiến trúc của thành phố Atil đã bị nước biển nhấn chìm. Tuy nhiên, năm 2008, giáo sư Dmitry Vasilyev (Nga) tuyên bố đã phát hiện ra phần còn lại của thành phố có từ thế kỷ VIII nằm dọc khu vực phía Bắc của biển Caspian. Hiện, các chuyên gia đang tìm kiếm thêm những tài liệu về Khazar để kiểm chứng thông tin này.
8. Rungholt: Đảo Strand nằm ở Biển Bắc đã biến mất hoàn toàn trong trận bão mạnh xảy ra vào những năm 1600. Kể từ khi hòn đảo này bị đại dương nuốt chửng, chuyên gia rất khó xác định vị trí chính xác của thành phố Rungholt. Năm 1362, một cơn bão hình thành từ Đại Tây Dương đã tấn công khu vực bờ biển của Anh, Đức và Hà Lan, khiến khoảng 25.000 người thiệt mạng. Cũng trong trận hồng thủy đó, Rungholt bị xóa sổ khỏi bản đồ. 700 năm sau, nhóm thợ lặn đã tìm thấy di tích còn sót lại của thành phố Rungholt dưới đáy đại dương.
9. Phanagoria: Vào thời kỳ đỉnh cao, người Hy Lạp đã “phủ sóng" hầu hết các khu vực ở biển Địa Trung Hải và thậm chí một phần lãnh thổ Nga ngày nay. Đế chế Hy Lạp còn tiến xa sang khu vực phía Bắc Biển Đen và xây dựng hơn 10 thành phố cảng nằm dọc biên giới với Romania, Bulgaria, và Ukraina. Một trong những thành phố cảng đó là Phanagoria nằm trên bán đảo Taman. Theo các tài liệu lịch sử, vua Mithridates VI của đế chế Pontus đã dẫn đội quân chinh phạt và chiếm được Phanagoria vào thế kỷ I trước Công nguyên. Người dân bản địa không chấp nhận tình trạng đó nên đã vùng lên chống trả và gây ra cuộc chiến tranh kéo dài 25 năm với lực lượng của vua Mithridates.
Năm 2011, một nhóm khai quật dưới nước đã tìm thấy một ngôi mộ làm từ đá cẩm thạch khổng lồ ngủ sâu dưới đáy đại dương. Nó có khắc dòng chữ với nội dung: "Hypsikrates - vợ của vua Mithridates Eupator Dionysos". Hiện, một phần của thành phố Phanagoria vẫn còn trên đất liền nhưng nơi đây trở thành nghĩa địa rộng lớn hay còn gọi là thành phố của những ngôi mộ. Người ta ước tính rằng, có hàng ngàn chiếc quách ở thành phố Phanagoria.
10. Saeftinghe: Thành phố Saeftinghe của Hà Lan được cho là hình thành từ những năm 1200. Kinh tế nơi đây vô cùng thịnh vượng với khu vực rộng lớn thích hợp trồng cây lương thực cũng như nuôi gia súc. Đến năm 1570, một trận lũ lớn đã xóa sổ tất cả vùng đất xung quanh Saeftinghe. Thật kỳ diệu khi thành phố vẫn trụ vững sau trận lũ lịch sử đó. Hiện, Saeftinghe là một đầm lầy nước mặn và một phần là vùng đồng bằng cát trải dài trên diện tích 3.850 ha. Các nhà khoa học đã bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm thành phố Saeftinghe bị biến mất tại khu vực này nhưng đều không thành công.