Cụ thể, sau khi nghiên cứu rà soát, các nước trong khu vực thường áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe ôtô vừa chở người vừa chở hàng ở mức thấp hơn mức thuế suất đối với xe ôtô chở người dưới 9 chỗ, Bộ Tài chính đã đề nghị áp dụng mức thuế TTĐB với xe vừa chở người vừa chở hàng (xe ôtô bán tải) bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh.
Hiện nay, xe bán tải (pick up) chỉ phải chịu thuế nhập khẩu trong khu vực là 5%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 15% (đối với xe có dung tích xi lanh từ 2.5 lít trở xuống), mức 20% (với xe có dung tích xi lanh từ 2.5-3.0 lít) và 25% (với xe có dung tích xi lanh trên 3.0 lít).
|
Nếu như mức thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô bán tải, bằng 60% xe con được áp dụng thì giá của nnó sẽ tăng cả trăm triệu đồng. |
Nhưng theo đề xuất mới của Bộ Tài chính thì mức thuế TTĐB của dòng xe này sẽ tăng lần lượt là 30% (đối với xe có dung tích xi lanh từ 2.5 lít trở xuống), 33% (với xe có dung tích xi lanh từ 2.5-3.0 lít) và 54% (với xe có dung tích xi lanh trên 3.0 lít).
Phân khúc xe bán tải tại Việt Nam hiện phổ biến là dòng động cơ dưới 2.5 lít trở xuống và thường có giá nhập khẩu CIF (giá cập cảng) khoảng 450 triệu đồng, chiếc xe sẽ có phải chịu mức thuế nhập khẩu 5% (22,5 triệu đồng), thuế TTĐB 15% (khoảng 70 triệu đồng), và sau đó là thuế GTGT (khoảng 54 triệu đồng). Cộng với các chi phí khác và lợi nhuận củ doanh nghiệp, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng khoảng 650 triệu đồng (chưa tính phí trước bạ).
|
Mức thuế cũ và mới được Bộ Tài chính đề xuất cho dòng xe bán tải.
|
Như vậy, nếu như mức thuế mới được áp dụng thì giá của dòng xe này sẽ tăng cả trăm triệu tùy từng phiên bản. Đây là một mức tăng khiến dòng xe này mất đi lợi thế cạnh tranh và khiến nhiều người tiêu dùng đắn đo khi quyết định mua xe.