Vào năm 2014, Aston Martin đã chính thức "hồi sinh" thương hiệu Lagonda với chiếc sedan siêu sang Aston Martin Lagonda Taraf. Ban đầu, hãng dự định sản xuất ít hơn 200 chiếc Lagonda Taraf nhưng sau đó đã giảm con số này xuống 120. Tuy nhiên cho tới hiện nay, mới chỉ có tổng cộng 48 chiếc Lagonda Taraf được chế tạo.Lagonda là một hãng xe được thành lập vào năm 1906. Năm 1947, Aston Martin đã mua lại Lagonda và sử dụng tên gọi này để tạo ra những mẫu xe sang trọng. Kể từ năm 1961 tới 1989, Lagonda không có nhiều dòng xe, tuy nhiên 2 cái tên nổi bật đã được tạo ra trong giai đoạn này là Rapide và Aston Martin Lagonda.Kể từ đó tới năm 2009, thương hiệu Lagonda một lần nữa "mất tích" trước khi được hãng xe Aston Martin "hồi sinh" một lần nữa để tạo ra những mẫu xe hướng tới sự sang trọng, thay vì cân bằng với yếu tố thể thao như những dòng xe Aston truyền thống. Hãng đã trưng bày một mẫu SUV ý tưởng tại triển lãm Geneva vào năm 2009 trước khi sản xuất Lagonda Taraf vào năm 2015.Về thiết kế, có thể nói Lagonda Taraf đã "hòa quyện" giữa kiểu dáng của một chiếc Aston Martin hiện đại với dòng xe nổi tiếng nhất của Lagonda: chiếc Aston Martin Lagonda từ năm 1976-1989. Được sản xuất bởi bộ phận cá nhân hóa Q của Aston Martin, Lagonda Taraf có thời gian thiết kế nhanh kỷ lục là 8 tháng.Với chiều dài 5,397 m, rộng 1,917 m, cao 1,389 m và trục cơ sở 3,19 m, Lagonda Taraf có kích thước nằm trong phân khúc sedan cao cấp hạng F, tương đương với các dòng xe siêu sang như Bentley Continental Spur hay Rolls-Royce Ghost. Từ hai bên thân xe, có thể nhận ra sự tương đồng về kiểu dáng của Lagonda Taraf với chiếc Aston Martin Lagonda từ thập niên 70-80 của Thế kỷ 20.Cũng giống như Aston Martin Lagonda, Lagonda Taraf có phần đầu dài với kính chắn gió dốc và phần đuôi xe ngắn với cột C thẳng hơn. Toàn bộ phần thân vỏ của xe đã được Aston Martin tạo ra từ sợi carbon, sau đó sơn tới 7 lớp khác nhau, giữa mỗi lớp sơn đều được đánh bóng cẩn thận để khiến cho chiếc xe có màu sơn "lung linh" và sâu nhất có thể.Trong khi có ngoại thất mới mẻ, cabin của Lagonda Taraf lại sở hữu thiết kế quen thuộc từ các dòng xe như DB9 và Rapide của Aston Martin. So với các dòng xe siêu sang khác cùng thời, cabin của Lagonda Taraf khá giản dị và không có những trang bị thiện nghi hiện đại. Mặc dù vậy, chiếc xe cũng khá "tân thời" với hệ thống thông tin giải trí có màn hình "thò thụt", giấu ở phía trên táp-lô.Những vật liệu được Aston Martin sử dụng để trang bị cho nội thất của Lagonda Taraf tương xứng với đẳng cấp siêu sang của chiếc xe với da thật và da lộn cao cấp bọc kín các ghế ngồi cùng trần xe, ốp gỗ óc chó tự nhiên, các chi tiết kim loại đánh bóng...Là một sản phẩm thủ công, khách hàng cũng có thể đặt hàng nội thất của Taraf với màu sắc và chất liệu theo ý muốn.Bệ trung tâm của Lagonda Taraf chạy hết chiều dài nội thất xe, chia cabin thành 2 hàng ghế riêng biệt giống Rapide. Ở bệ trung tâm phía sau, Aston Martin đã bố trí một bảng điều khiển nhỏ dành cho hệ thống điều hòa và giải trí phía sau. Các ghế ngồi của Lagonda Taraf cũng có thiết kế tương tự Rapide.Bên dưới lớp vỏ, Lagonda Taraf vẫn tiếp tục chia sẻ nền tảng khung sàn VH cùng động cơ V12 6.0l nạp khí tự nhiên giống nhiều mẫu xe khác của Aston Martin. Động cơ này đem tới công suất tối đa 552 mã lực và mô-men xoắn cực đại 630 Nm. Kết hợp với động cơ là hộp số tự động 6 cấp ZF và hệ dẫn động cầu sau.Với sức mạnh này, chiếc sedan hạng sang nặng 1995 kg có khả năng đạt 0-100 km/h trong 4,7 giây và tốc độ tối đa 314 km/h. Ban đầu, Aston Martin vốn chỉ định sản xuất Lagonda Taraf phục vụ riêng cho các đại gia Trung Đông. Tuy nhiên sau đó, hãng đã thay đổi ý định và đưa chiếc xe tới châu Âu, Mỹ và Singapore.Vào tháng 4/2016, Lagonda Taraf là chiếc sedan 4 cửa đắt nhất Thế giới với giá khởi điểm lên tới 1 triệu USD (tương đương hơn 22 tỷ). Do có số lượng hiếm và đã ngừng sản xuất từ tháng 12/2016, hiện tại những chiếc Lagonda Taraf đã qua sử dụng rất ít khi được bán lại. Nếu như được bán "trao tay", mỗi chiếc xe có thể sẽ có giá đắt hơn cả khi mới.
Vào năm 2014, Aston Martin đã chính thức "hồi sinh" thương hiệu Lagonda với chiếc sedan siêu sang Aston Martin Lagonda Taraf. Ban đầu, hãng dự định sản xuất ít hơn 200 chiếc Lagonda Taraf nhưng sau đó đã giảm con số này xuống 120. Tuy nhiên cho tới hiện nay, mới chỉ có tổng cộng 48 chiếc Lagonda Taraf được chế tạo.
Lagonda là một hãng xe được thành lập vào năm 1906. Năm 1947, Aston Martin đã mua lại Lagonda và sử dụng tên gọi này để tạo ra những mẫu xe sang trọng. Kể từ năm 1961 tới 1989, Lagonda không có nhiều dòng xe, tuy nhiên 2 cái tên nổi bật đã được tạo ra trong giai đoạn này là Rapide và Aston Martin Lagonda.
Kể từ đó tới năm 2009, thương hiệu Lagonda một lần nữa "mất tích" trước khi được hãng xe Aston Martin "hồi sinh" một lần nữa để tạo ra những mẫu xe hướng tới sự sang trọng, thay vì cân bằng với yếu tố thể thao như những dòng xe Aston truyền thống. Hãng đã trưng bày một mẫu SUV ý tưởng tại triển lãm Geneva vào năm 2009 trước khi sản xuất Lagonda Taraf vào năm 2015.
Về thiết kế, có thể nói Lagonda Taraf đã "hòa quyện" giữa kiểu dáng của một chiếc Aston Martin hiện đại với dòng xe nổi tiếng nhất của Lagonda: chiếc Aston Martin Lagonda từ năm 1976-1989. Được sản xuất bởi bộ phận cá nhân hóa Q của Aston Martin, Lagonda Taraf có thời gian thiết kế nhanh kỷ lục là 8 tháng.
Với chiều dài 5,397 m, rộng 1,917 m, cao 1,389 m và trục cơ sở 3,19 m, Lagonda Taraf có kích thước nằm trong phân khúc sedan cao cấp hạng F, tương đương với các dòng xe siêu sang như Bentley Continental Spur hay Rolls-Royce Ghost. Từ hai bên thân xe, có thể nhận ra sự tương đồng về kiểu dáng của Lagonda Taraf với chiếc Aston Martin Lagonda từ thập niên 70-80 của Thế kỷ 20.
Cũng giống như Aston Martin Lagonda, Lagonda Taraf có phần đầu dài với kính chắn gió dốc và phần đuôi xe ngắn với cột C thẳng hơn. Toàn bộ phần thân vỏ của xe đã được Aston Martin tạo ra từ sợi carbon, sau đó sơn tới 7 lớp khác nhau, giữa mỗi lớp sơn đều được đánh bóng cẩn thận để khiến cho chiếc xe có màu sơn "lung linh" và sâu nhất có thể.
Trong khi có ngoại thất mới mẻ, cabin của Lagonda Taraf lại sở hữu thiết kế quen thuộc từ các dòng xe như DB9 và Rapide của Aston Martin. So với các dòng xe siêu sang khác cùng thời, cabin của Lagonda Taraf khá giản dị và không có những trang bị thiện nghi hiện đại. Mặc dù vậy, chiếc xe cũng khá "tân thời" với hệ thống thông tin giải trí có màn hình "thò thụt", giấu ở phía trên táp-lô.
Những vật liệu được Aston Martin sử dụng để trang bị cho nội thất của Lagonda Taraf tương xứng với đẳng cấp siêu sang của chiếc xe với da thật và da lộn cao cấp bọc kín các ghế ngồi cùng trần xe, ốp gỗ óc chó tự nhiên, các chi tiết kim loại đánh bóng...Là một sản phẩm thủ công, khách hàng cũng có thể đặt hàng nội thất của Taraf với màu sắc và chất liệu theo ý muốn.
Bệ trung tâm của Lagonda Taraf chạy hết chiều dài nội thất xe, chia cabin thành 2 hàng ghế riêng biệt giống Rapide. Ở bệ trung tâm phía sau, Aston Martin đã bố trí một bảng điều khiển nhỏ dành cho hệ thống điều hòa và giải trí phía sau. Các ghế ngồi của Lagonda Taraf cũng có thiết kế tương tự Rapide.
Bên dưới lớp vỏ, Lagonda Taraf vẫn tiếp tục chia sẻ nền tảng khung sàn VH cùng động cơ V12 6.0l nạp khí tự nhiên giống nhiều mẫu xe khác của Aston Martin. Động cơ này đem tới công suất tối đa 552 mã lực và mô-men xoắn cực đại 630 Nm. Kết hợp với động cơ là hộp số tự động 6 cấp ZF và hệ dẫn động cầu sau.
Với sức mạnh này, chiếc sedan hạng sang nặng 1995 kg có khả năng đạt 0-100 km/h trong 4,7 giây và tốc độ tối đa 314 km/h. Ban đầu, Aston Martin vốn chỉ định sản xuất Lagonda Taraf phục vụ riêng cho các đại gia Trung Đông. Tuy nhiên sau đó, hãng đã thay đổi ý định và đưa chiếc xe tới châu Âu, Mỹ và Singapore.
Vào tháng 4/2016, Lagonda Taraf là chiếc sedan 4 cửa đắt nhất Thế giới với giá khởi điểm lên tới 1 triệu USD (tương đương hơn 22 tỷ). Do có số lượng hiếm và đã ngừng sản xuất từ tháng 12/2016, hiện tại những chiếc Lagonda Taraf đã qua sử dụng rất ít khi được bán lại. Nếu như được bán "trao tay", mỗi chiếc xe có thể sẽ có giá đắt hơn cả khi mới.