Ít ai biết rằng những năm 60-70 của thế kỷ trước, đã có một câu lạc bộ môtô rất được người dân miền Bắc ưa thích gồm những người Hà Nội yêu thích phiêu lưu mạo hiểm và đam mê xe. Câu lạc bộ môtô Hà Nội thời đó, được thành lập cùng các câu lạc bộ thể thao khác vào năm 1962, như tàu lượn, bắn súng, nhảy dù…Đây là một trong những phong trào nhằm lôi cuốn các tầng lớp tham gia vào hoạt động vui chơi lành mạnh, rèn luyện nâng cao sức khỏe, với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.Khẩu hiệu ấy, và tinh thần ấy của các nam thanh, nữ thú Hà Thành những năm đầu giải phóng miền Bắc đã tạo nên một câu lạc bộ môtô với những người chơi đầy nhiệt huyết.Những màn biểu diễn máu lửa, những pha lên đầu, vượt chướng ngại vật... "cực chất" phục vụ người xem miền Bắc.Địa điểm tập luyện và biểu diễn thời bấy giờ là Sân vận động Quần Ngựa, với phương tiện chỉ là những chiếc xe môtô IJ hay JAWA 350 phân khối do Liên Xô và Tiệp Khắc sản xuất.Thời đó, môtô PKL còn rất xa lạ, việc điều khiển, rồi làm chủ đến thực hiện những màn biểu diễn nghệ thuật trên xe là điều không hề đơn giản.Các nam, nữ thanh niên được tuyển chọn vào câu lạc bộ phải trải qua những vòng kiểm tra rất khắt khe về sức khỏe và kiến thức.Hàng trăm thanh niên hồ hởi tham gia tuyển chọn vào câu lạc bộ, trong số đó đáng chú ý là có cả những cô gái Hà Thành xinh đẹp, dịu dàng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ.Các động tác đứng, quỳ, nằm bắn súng bằng hai tay, biểu diễn động tác con nhạn bay trên môtô… được khổ luyện và trải qua quá trình tập luyện vô cùng vất vả.Nhưng với họ, chính niềm đam mê rèn luyện để phục vụ và xây dựng tổ quốc đã giúp họ vượt qua tất cả.Những màn biểu diễn say mê không ngại chấn thương, nguy hiểm của họ phục vụ bà con thời điểm đó thật đáng ngưỡng mộ.Phương tiện biểu diễn giản dị, với vài chiếc mô tô IJ hay JAWA 350 phân khối, tiền lương thưởng không có gì ngoài vài bộ quần áo, đôi giày.Tinh thần chơi xe, yêu xe và hết lòng vì nghệ thuật ấy của một “thế hệ vàng” trong lịch sử được lưu giữ lại trong nhiều bức hình đẹp mà mỗi chúng ta xem lại vừa khâm phục, vừa suy ngẫm.
Ít ai biết rằng những năm 60-70 của thế kỷ trước, đã có một câu lạc bộ môtô rất được người dân miền Bắc ưa thích gồm những người Hà Nội yêu thích phiêu lưu mạo hiểm và đam mê xe.
Câu lạc bộ môtô Hà Nội thời đó, được thành lập cùng các câu lạc bộ thể thao khác vào năm 1962, như tàu lượn, bắn súng, nhảy dù…
Đây là một trong những phong trào nhằm lôi cuốn các tầng lớp tham gia vào hoạt động vui chơi lành mạnh, rèn luyện nâng cao sức khỏe, với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Khẩu hiệu ấy, và tinh thần ấy của các nam thanh, nữ thú Hà Thành những năm đầu giải phóng miền Bắc đã tạo nên một câu lạc bộ môtô với những người chơi đầy nhiệt huyết.
Những màn biểu diễn máu lửa, những pha lên đầu, vượt chướng ngại vật... "cực chất" phục vụ người xem miền Bắc.
Địa điểm tập luyện và biểu diễn thời bấy giờ là Sân vận động Quần Ngựa, với phương tiện chỉ là những chiếc xe môtô IJ hay JAWA 350 phân khối do Liên Xô và Tiệp Khắc sản xuất.
Thời đó, môtô PKL còn rất xa lạ, việc điều khiển, rồi làm chủ đến thực hiện những màn biểu diễn nghệ thuật trên xe là điều không hề đơn giản.
Các nam, nữ thanh niên được tuyển chọn vào câu lạc bộ phải trải qua những vòng kiểm tra rất khắt khe về sức khỏe và kiến thức.
Hàng trăm thanh niên hồ hởi tham gia tuyển chọn vào câu lạc bộ, trong số đó đáng chú ý là có cả những cô gái Hà Thành xinh đẹp, dịu dàng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ.
Các động tác đứng, quỳ, nằm bắn súng bằng hai tay, biểu diễn động tác con nhạn bay trên môtô… được khổ luyện và trải qua quá trình tập luyện vô cùng vất vả.
Nhưng với họ, chính niềm đam mê rèn luyện để phục vụ và xây dựng tổ quốc đã giúp họ vượt qua tất cả.
Những màn biểu diễn say mê không ngại chấn thương, nguy hiểm của họ phục vụ bà con thời điểm đó thật đáng ngưỡng mộ.
Phương tiện biểu diễn giản dị, với vài chiếc mô tô IJ hay JAWA 350 phân khối, tiền lương thưởng không có gì ngoài vài bộ quần áo, đôi giày.
Tinh thần chơi xe, yêu xe và hết lòng vì nghệ thuật ấy của một “thế hệ vàng” trong lịch sử được lưu giữ lại trong nhiều bức hình đẹp mà mỗi chúng ta xem lại vừa khâm phục, vừa suy ngẫm.