Những thuật ngữ bạn cần biết trong thời đại xe ôtô điện lên ngôi

Google News

Thế giới đang thay đổi từng ngày và những thuật ngữ liên quan đến xe ôtô điện cũng vậy, nó khác khá nhiều so với xe chạy động cơ đốt trong.

  
Ngành công nghiệp ôtô thế giới đang dần chuyển dịch từ xe dùng động cơ đốt trong sang ôtô điện. Do đó, chúng ta với tư cách là người dùng xe ôtô điện cũng nên thích ứng với những thay đổi của ngành công nghiệp này. Nguyên nhân là bởi ôtô điện không vận hành theo cách giống xe dùng động cơ đốt trong.
Những thuật ngữ chúng ta thường dùng cho xe động cơ xăng và dầu, ví dụ km/lít hay lít/100 km, đã không còn phù hợp với ôtô điện nữa. Thay vào đó, chúng ta cần làm quen với những thuật ngữ mới trong thời đại ôtô điện lên ngôi. Sau đây là 5 thuật ngữ như thế.
1. kW thay vì mã lực
Đơn vị "mã lực" dùng để đo công suất động cơ hiện đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, với ôtô điện, đơn vị dùng để đo công suất lại là kilowatt (kW). 1 kW sẽ bằng 1.000 W và 1.000 kW thì bằng 1 megawatt. Đây là đơn vị đo công suất điện được sử dụng trên toàn cầu và ai cũng có thể hiểu được. Từ trước khi ôtô điện trở nên phổ biến, kW đã là tiêu chuẩn toàn cầu của công suất điện.
Nhung thuat ngu ban can biet trong thoi dai xe oto dien len ngoi
Thế giới đang thay đổi từng ngày và những thuật ngữ liên quan đến xe ôtô điện cũng vậy, nó khác khá nhiều so với xe chạy động cơ đốt trong. 
Ví dụ, Kia EV6 sở hữu công suất tối đa 320 mã lực ở bản AWD GT-Line dành cho thị trường Mỹ. Con số này tương đương với 239 kW. Nói cách khác, 1 mã lực sẽ tương đương với 0,745 kW.
2. kWh thay vì gallon hay lít
Tương tự kW, kWh cũng là đơn vị đo không còn xa lạ với mọi người trên toàn thế giới. kWh là tiêu chuẩn của ngành công nghiệp khi đo điện năng tiêu thụ của cụm pin trên ôtô điện. 1 kWh tương đương với lượng điện năng sử dụng để giữ thiết bị 1.000 W hay 1 kW chạy trong 1 giờ. Nếu chiếc ô tô điện của bạn được trang bị cụm pin 100 kWh và mô-tơ điện 10 kW thì xe có thể chạy hết tốc lực trong vòng 10 giờ đồng hồ. Tất nhiên, thời gian này có thể dài hơn vì không phải lúc nào xe cũng chạy hết mức.
3. MPGe thay vì MPG
Hiện nay, có một số quốc gia dùng đơn vị dặm (mile) thay cho km, ví dụ như Mỹ hoặc Anh. Với ôtô dùng động cơ đốt trong, đơn vị đo lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ là dặm/gallon (MPG). Cụ thể hơn, MPG là đơn vị đo số dặm (khoảng 1,6 km) mà ôtô đi được với 1 gallon (3,785 lít) nhiên liệu. Với ôtô điện, đơn vị đo này sẽ được chuyển thành MPGe (miles per gallon - equivalent, tạm dịch là "tương đương dặm/gallon).
Đơn vị MPGe được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) tạo ra lần đầu tiên vào năm 2010 như cách để khách hàng dễ so sánh mức độ tiết kiệm của ôtô điện với xe động cơ đốt trong. Ví dụ, Hyundai Ioniq 5 có mức tiêu thụ kết hợp là 114 MPGe. Nếu so với Hyundai Santa Fe dùng động cơ 4 xi-lanh và có lượng xăng tiêu thụ 26 MPG, Hyundai Ioniq 5 rõ ràng tiết kiệm hơn nhiều.
Nhung thuat ngu ban can biet trong thoi dai xe oto dien len ngoi-Hinh-2
MPGe có thể nói là một thuật ngữ khá khó hiểu.
Để tính toán được MPGe, EPA sẽ sử dụng công thức so sánh lượng điện năng tiêu thụ tương đương với 1 MPG. Theo tính toán, ôtô điện sẽ cần khoảng 33,7 kWh để tạo ra lượng nhiệt năng tương đương với 1 gallon nhiên liệu. Do đó, MPGe về cơ bản là đo xem một chiếc ôtô điện có thể đi được bao xa với lượng điện năng tiêu thụ 33,7 kWh.
Nếu có thể đi được 100 dặm với điện năng tiêu thụ 33,7 kWh (tương đương 1 gallon nhiên liệu) thì chiếc ôtô điện đó sẽ có chỉ số là 100 MPGe. Nếu đi được 100 dặm mà chỉ tiêu thụ điện năng 32 kWh, xe sẽ có chỉ số 105 MPGe, tức là tiết kiệm hơn. 
Ngoài MPGe, còn có một đơn vị nữa dễ hiểu hơn, đó là MPkWh (dặm/kWh). Đây là đơn vị đo số dặm mà một chiếc ôtô điện có thể đi với 1 kWh của pin.
4. Trạng thái pin (SOC)
Với ôtô điện, bạn không cần phải biết bình nhiên liệu còn đầy hay vơi. Thay vào đó, bạn sẽ muốn biết "trạng thái pin" (State of Charge hay SOC) của xe. SOC ám chỉ % dung lượng pin còn lại. 50% có nghĩa là pin chỉ còn một nửa. Con số này sẽ giúp bạn tính toán được quãng đường có thể đi tiếp với dung lượng pin còn lại và khi nào cần sạc. Được biết, pin sẽ sạc nhanh nhất khi gần hết hay SOC ở mức thấp. Ngược lại, khi SOC ở mức cao, tốc độ sạc sẽ chậm hơn.
Nhung thuat ngu ban can biet trong thoi dai xe oto dien len ngoi-Hinh-3
Người dùng ô tô điện chắc chắn không thể nào lơ là SOC của xe.
5. Sạc hai chiều
Sạc hai chiều được biết đến dưới nhiều cái tên khác nhau như "Vehicle to Load" (V2L) hay "Power Out". Về cơ bản, đây là công nghệ cho phép biến chiếc ô tô điện của bạn thành "cục sạc dự phòng" khổng lồ. Những chiếc ô tô điện có công nghệ sạc hai chiều có thể truyền điện năng ra khỏi xe thông qua ổ cắm như ở nhà. Nhờ đó, bạn có thể chạy các thiết bị điện hoặc máy móc như điện thoại, đèn, loa hoặc lò nướng ngoài trời. Thậm chí, có chiếc xe còn cung cấp điện cho cả ngôi nhà trong trường hợp mất điện, ví dụ như Hyundai Ioniq 5 hay Ford F-150 Lightning.
Nhung thuat ngu ban can biet trong thoi dai xe oto dien len ngoi-Hinh-4
Công nghệ sạc hai chiều biến chiếc ô tô điện của bạn thành "cục sạc dự phòng" khổng lồ.
Tùy thuộc vào từng loại xe và pin, công suất điện đầu ra của ôtô điện có thể dao động từ 1,9 - 9,6 kW. Một số chiếc xe điện thậm chí còn cho phép bạn chọn điện 120V hoặc 240V.
Thảo Nguyễn

>> xem thêm

Bình luận(0)