Một trong những con thuyền đẹp đẽ và ấn tượng nhất trên thế giới hiện tại chính là siêu du thuyền Black Pearl (Ngọc Trai Đen) – không phải con thuyền gắn liền tên tuổi Thuyền trưởng Sparrow trong loạt phim “Pirates of the Caribbean” mà nó hiện đại và ấn tượng theo kiểu khác.Black Pearl hoàn toàn mới là một trong những con thuyền cánh buồm lớn nhất trên thế giới, nhưng nó lại không hoạt động chỉ bằng cánh buồm như thời xưa. Nó thực tế được phân loại là một du thuyền gắn mô tơ kèm cánh buồm hỗ trợ.Đây là một siêu du thuyền 3 tầng mà sử dụng những cánh buồm đèn khổng lổ để bổ sung thêm công suất và khả năng vượt Đại Tây Dương mà không cần nhiên liệu. Nó cũng nằm trong số những siêu du thuyền to lớn nhất thế giới.Được ủy quyền chế tạo trong năm 2010, ra mắt trong năm 2016 và cuối cùng giao tới tay chủ nhân trong năm 2018, Black Pearl đã thu hút nhiều sự quan tâm trong suốt quá trình sản xuất và sau đó. Lạ lùng thay, người ta chỉ biết sơ lược chủ tàu là triệu phú người Nga Oleg Burlakov, và không hề có một bức ảnh nào hé lộ về chi tiết nội thất bên trong.Thông qua một số nguồn tin, ta có thể biết một vài chi tiết, nhưng trọng tâm chính là thử thách để chế tạo nên nó. Bởi hầu hết mọi thứ trên Black Pearl đều chưa từng được làm bao giờ, quá trình chế tạo nó là một thử thách thực sự.Công ty đóng tàu Oceanco đã cung cấp cho đội ngũ thiết kế một khung du thuyền 98 mét mà họ đã từng chế tạo trước đây. Các nhà thiết kế, bao gồm Dykstra Naval Architects, Ken Freivokh, Nuvolari Lenard, BMT Nigel Gee và Gerard P. Villate, đã biến khung cơ bản đó trở nên lớn hơn, sử dụng nó để tạo nên tàu Black Pearl dài 106,7 mét.Sự thay đổi lớn nhất và ấn tượng nhất là việc bổ sung ba cột buồm carbon cao 70 mét cho hệ thống DynaRig. Các cột buồm này có thể xoay tròn, đưa các cánh buồm lại gần nhau đến mức không còn khoảng cách tồn tại giữa chúng. Điều này cho phép chúng hoạt động như một cái cánh đơn nhất, và đổi lại là tăng thêm tốc độ cho con thuyền.Trong những lần thử nghiệm trên biển, Black Pearl đã có chạm tới tốc độ 30 hải lý (55,6 km/h) chỉ bằng những cánh buồm. Tại thời điểm ra mắt, đội ngũ chuyên gia làm ra nó tin tưởng rằng chủ tàu sẽ có thể vượt qua Đại Tây Dương mà không cần dùng một chút nhiên liệu nào – giả sử trường hợp gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.Black Pearl có thân tàu bằng thép và cấu trúc phần trên bằng nhôm, và cung cấp chỗ ở cho 12 khách trong 5 phòng: một phòng “master suite”, 2 phòng VIP và 2 phòng đôi. Không có nhiều thông tin chi tiết về bố cục nội thất, nhưng được biết nó là sản phẩm của nhà thiết kế Valentina Zannier và kiến trúc sư Gerard Villate, và được truyền cảm hứng bởi Louis XIV, vị vua cuối cùng của Pháp.Điểm ấn tượng hơn nữa là Black Pearl mang tính thân thiện môi trường. Nó có một hệ thống thu hồi nhiệt thải ra, và có thể sử dụng hệ thống chân vịt làm tua-bin sản sinh điện năng cho các hệ thống trên tàu. Nó cũng có một hệ thống đẩy hybrid, vậy nên khi không chạy bằng sức gió, nó có thể chạy với tốc độ lên tới 17,5 hải lý (32,4 km/h) bằng một cặp động cơ dầu MTU 12V2000M72 và hai mô tơ đẩy điện 400 kW.Một số báo cáo trên internet cho biết rằng một trong những giai đoạn dài nhất trong toàn bộ quá trình sáng tạo đằng sau Black Pearl là nghiên cứu nội thất, vì Zannier và Villate muốn có được cảm giác thời kỳ chuẩn xác dành cho siêu du thuyền này. Giá tàu Black Pearl được Oceanco chào bán tới 200 triệu USD.Video: Siêu du thuyền Black Pearl tới 200 triệu đô la.
Một trong những con thuyền đẹp đẽ và ấn tượng nhất trên thế giới hiện tại chính là siêu du thuyền Black Pearl (Ngọc Trai Đen) – không phải con thuyền gắn liền tên tuổi Thuyền trưởng Sparrow trong loạt phim “Pirates of the Caribbean” mà nó hiện đại và ấn tượng theo kiểu khác.
Black Pearl hoàn toàn mới là một trong những con thuyền cánh buồm lớn nhất trên thế giới, nhưng nó lại không hoạt động chỉ bằng cánh buồm như thời xưa. Nó thực tế được phân loại là một du thuyền gắn mô tơ kèm cánh buồm hỗ trợ.
Đây là một siêu du thuyền 3 tầng mà sử dụng những cánh buồm đèn khổng lổ để bổ sung thêm công suất và khả năng vượt Đại Tây Dương mà không cần nhiên liệu. Nó cũng nằm trong số những siêu du thuyền to lớn nhất thế giới.
Được ủy quyền chế tạo trong năm 2010, ra mắt trong năm 2016 và cuối cùng giao tới tay chủ nhân trong năm 2018, Black Pearl đã thu hút nhiều sự quan tâm trong suốt quá trình sản xuất và sau đó. Lạ lùng thay, người ta chỉ biết sơ lược chủ tàu là triệu phú người Nga Oleg Burlakov, và không hề có một bức ảnh nào hé lộ về chi tiết nội thất bên trong.
Thông qua một số nguồn tin, ta có thể biết một vài chi tiết, nhưng trọng tâm chính là thử thách để chế tạo nên nó. Bởi hầu hết mọi thứ trên Black Pearl đều chưa từng được làm bao giờ, quá trình chế tạo nó là một thử thách thực sự.
Công ty đóng tàu Oceanco đã cung cấp cho đội ngũ thiết kế một khung du thuyền 98 mét mà họ đã từng chế tạo trước đây. Các nhà thiết kế, bao gồm Dykstra Naval Architects, Ken Freivokh, Nuvolari Lenard, BMT Nigel Gee và Gerard P. Villate, đã biến khung cơ bản đó trở nên lớn hơn, sử dụng nó để tạo nên tàu Black Pearl dài 106,7 mét.
Sự thay đổi lớn nhất và ấn tượng nhất là việc bổ sung ba cột buồm carbon cao 70 mét cho hệ thống DynaRig. Các cột buồm này có thể xoay tròn, đưa các cánh buồm lại gần nhau đến mức không còn khoảng cách tồn tại giữa chúng. Điều này cho phép chúng hoạt động như một cái cánh đơn nhất, và đổi lại là tăng thêm tốc độ cho con thuyền.
Trong những lần thử nghiệm trên biển, Black Pearl đã có chạm tới tốc độ 30 hải lý (55,6 km/h) chỉ bằng những cánh buồm. Tại thời điểm ra mắt, đội ngũ chuyên gia làm ra nó tin tưởng rằng chủ tàu sẽ có thể vượt qua Đại Tây Dương mà không cần dùng một chút nhiên liệu nào – giả sử trường hợp gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.
Black Pearl có thân tàu bằng thép và cấu trúc phần trên bằng nhôm, và cung cấp chỗ ở cho 12 khách trong 5 phòng: một phòng “master suite”, 2 phòng VIP và 2 phòng đôi. Không có nhiều thông tin chi tiết về bố cục nội thất, nhưng được biết nó là sản phẩm của nhà thiết kế Valentina Zannier và kiến trúc sư Gerard Villate, và được truyền cảm hứng bởi Louis XIV, vị vua cuối cùng của Pháp.
Điểm ấn tượng hơn nữa là Black Pearl mang tính thân thiện môi trường. Nó có một hệ thống thu hồi nhiệt thải ra, và có thể sử dụng hệ thống chân vịt làm tua-bin sản sinh điện năng cho các hệ thống trên tàu. Nó cũng có một hệ thống đẩy hybrid, vậy nên khi không chạy bằng sức gió, nó có thể chạy với tốc độ lên tới 17,5 hải lý (32,4 km/h) bằng một cặp động cơ dầu MTU 12V2000M72 và hai mô tơ đẩy điện 400 kW.
Một số báo cáo trên internet cho biết rằng một trong những giai đoạn dài nhất trong toàn bộ quá trình sáng tạo đằng sau Black Pearl là nghiên cứu nội thất, vì Zannier và Villate muốn có được cảm giác thời kỳ chuẩn xác dành cho siêu du thuyền này. Giá tàu Black Pearl được Oceanco chào bán tới 200 triệu USD.
Video: Siêu du thuyền Black Pearl tới 200 triệu đô la.