Công nghệ cực dương pin sử dụng silicon được cung cấp bởi công ty vật liệu pin Sila Nanotechnologies có trụ sở tại California. Sau vài năm nghiên cứu, vật liệu pin “Titan Silicon” đã xuất hiện trên thị trường và hãng xe sang Mercedes-Benz đầu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến này.Công ty Sila tuyên bố rằng: “Titan Silicon là vật liệu đã được kiểm chứng về chất lượng sạch và an toàn đầu tiên trên thị trường, có thể thay thế cho than chì ứng dụng làm cực dương của tế bào pin phổ thông, được thiết kế cho quy mô lớn để tăng đáng kể hiệu suất xe EV".Theo đó, trong thực tế, công nghệ Titan Silicon này có thể khiến phạm vi di chuyển của mẫu xe tăng 20% so với công nghệ pin hiện có, cũng như tốc độ sạc được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, vật liệu pin của Sila cũng có những hiệu ứng tốt hơn cho môi trường.Trong giai đoạn sản xuất, Titan Silicon tạo ra lượng CO2 ít hơn từ 50% đến 75% trên mỗi KWh so với than chì. Công nghệ này được cho là có thế lưu điện tích gấp 10 lần so với than chì.Định hướng trong tương lai, Sila muốn trở thành công ty cung cấp vật liệu Titan Silicon ra toàn cầu, mục tiêu đạt 1 triệu xe điện vào năm 2028. Kế hoạch sẽ được bắt đầu với đối tác đầu tiên là Mercedes trên Mercedes-Benz EQG chạy điện, dự kiến ra mắt trong năm 2024.Ngoài ra, dòng xe Mercedes-Benz G-Wagon cũng được dự đoán sẽ có phạm vi hoạt động hơn 300 dặm, một phần nhờ vào công nghệ Titan Silicon.EQG rất có thế sẽ chia sẻ khung gầm với ICE G-Wagon, mẫu xe sẽ được nâng cấp giữa vòng đời vào cuối năm nay. Nội thất và thiết kế chung của EQG dự kiến cũng sẽ gần giống với G-Class thông thường, ngoại trừ một vài yếu tố đặc trưng của xe EV.Một chiếc G-Class chạy điện truyền thống sẽ có giá khởi điểm 139.900 USD, nhưng các chuyên gia cho rằng, biến thể điện khí hóa có thể nâng giá xe Mercedes-Benz EQG lên trong khoảng 3,2 tỷ đến 4,1 tỷ đồng.Video: Xem chi tiết Mercedes-Benz EQG chạy điện hoàn toàn mới.
Công nghệ cực dương pin sử dụng silicon được cung cấp bởi công ty vật liệu pin Sila Nanotechnologies có trụ sở tại California. Sau vài năm nghiên cứu, vật liệu pin “Titan Silicon” đã xuất hiện trên thị trường và hãng xe sang Mercedes-Benz đầu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến này.
Công ty Sila tuyên bố rằng: “Titan Silicon là vật liệu đã được kiểm chứng về chất lượng sạch và an toàn đầu tiên trên thị trường, có thể thay thế cho than chì ứng dụng làm cực dương của tế bào pin phổ thông, được thiết kế cho quy mô lớn để tăng đáng kể hiệu suất xe EV".
Theo đó, trong thực tế, công nghệ Titan Silicon này có thể khiến phạm vi di chuyển của mẫu xe tăng 20% so với công nghệ pin hiện có, cũng như tốc độ sạc được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, vật liệu pin của Sila cũng có những hiệu ứng tốt hơn cho môi trường.
Trong giai đoạn sản xuất, Titan Silicon tạo ra lượng CO2 ít hơn từ 50% đến 75% trên mỗi KWh so với than chì. Công nghệ này được cho là có thế lưu điện tích gấp 10 lần so với than chì.
Định hướng trong tương lai, Sila muốn trở thành công ty cung cấp vật liệu Titan Silicon ra toàn cầu, mục tiêu đạt 1 triệu xe điện vào năm 2028. Kế hoạch sẽ được bắt đầu với đối tác đầu tiên là Mercedes trên Mercedes-Benz EQG chạy điện, dự kiến ra mắt trong năm 2024.
Ngoài ra, dòng xe Mercedes-Benz G-Wagon cũng được dự đoán sẽ có phạm vi hoạt động hơn 300 dặm, một phần nhờ vào công nghệ Titan Silicon.
EQG rất có thế sẽ chia sẻ khung gầm với ICE G-Wagon, mẫu xe sẽ được nâng cấp giữa vòng đời vào cuối năm nay. Nội thất và thiết kế chung của EQG dự kiến cũng sẽ gần giống với G-Class thông thường, ngoại trừ một vài yếu tố đặc trưng của xe EV.
Một chiếc G-Class chạy điện truyền thống sẽ có giá khởi điểm 139.900 USD, nhưng các chuyên gia cho rằng, biến thể điện khí hóa có thể nâng giá xe Mercedes-Benz EQG lên trong khoảng 3,2 tỷ đến 4,1 tỷ đồng.
Video: Xem chi tiết Mercedes-Benz EQG chạy điện hoàn toàn mới.