Lượng ôtô tồn kho tại Việt Nam tăng tới 122,5% do COVID-19

Google News

(Kiến Thức) - Dưới tác động của đại dịch Covd-19, một số nhà máy sản xuất ôtô đã phải tạm thời đóng cửa nhằm  tránh dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên theo báo cáo mới đây, lượng xe tồn kho vẫn lên tới 122,5%.

 
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), trong quý I/2020 nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đều gặp phải những tác động mạnh của đại dịch Covid-19. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) của các ngành này đều sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái (trừ ngành điện tử) ví dụ như ngành sản xuất xe có động cơ với mức giảm 2,5%. Trong khi đó, chỉ số của ngành này ở năm 2019 tăng tới 20,8%.
Luong oto ton kho tai Viet Nam tang toi 122,5% do COVID-19
Lượng xe tồn kho vẫn lên tới 122,5% do Covid-19 (Ảnh minh hoạ).
Cụ thể, ở quý I/2020, sản lượng ôtô sản xuất đạt 56.200 chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói rằng, chỉ số tồn kho của ngành ôtô tăng đột biến tới mức 122,5% so với cùng kỳ năm 2019 dù rằng nhiều hãng xe như Toyota, VinFast, Honda, TC Motor, Mercedes-Benz… tạm đóng cửa các nhà máy lắp ráp trong tháng 4/2020 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Điều này khiến các hoạt động sản xuất, lắp ráp ở ngành này có phần trì trệ, chỉ duy trì ở mức thấp hậu cách ly xã hội.
Theo đó, Cục Công nghiệp kiến nghị cần sớm thông qua nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp phát triển công nghệ hỗ trợ. Đầu tiên, Bộ Công thương đề xuất sửa đổi quy định của luật về Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất trong nước theo hướng ưu đãi cho tỷ lệ nội địa hóa. Tiếp đến, nội dung còn đề cập đến thuế giá trị gia tăng sửa đổi theo hướng hoàn thuế sớm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích lũa thêm vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp: bổ sung thêm mức ưu đãi cao nhất cho các ngành sản xuất cơ khí trọng điểm.
Luong oto ton kho tai Viet Nam tang toi 122,5% do COVID-19-Hinh-2
Đầu tháng 4/2020 Bộ Công thương đã từng đề xuất Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ áp dụng cho các dòng ôtô sản xuất, lắp ráp nội địa. 
Trước đó, đầu tháng 4/2020 Bộ Công thương đã từng đề xuất Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ áp dụng cho các dòng ôtô sản xuất, lắp ráp nội địa cho đến hết năm 2020 và kiến nghị cho phép gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT (thuộc ngành sản xuất, lắp ráp ôtô) đến hết quý I/2021. Tuy nhiên, với đề xuất này Bộ Tài chính đã đưa ra ý kiến không đồng tình.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc giảm lệ phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước sẽ vi phạm cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) về việc không biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu. Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, đây là thuế gián tiếp thu trong đó người tiêu dùng mới là đối tượng phải nộp thuế, còn toàn bộ thuế giái trị gia tăng (VAT) đầu vào được khấu trừ với thuế VAT đầu ra khi xác định số thuế phải nộp, do đó không ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
Thảo Nguyễn

>> xem thêm

Bình luận(0)