Kể từ khi sản xuất lần đầu vào năm 1958, dòng xe số phổ thông Honda Super Cub có rất nhiều phiên bản và biến thể khác nhau. Trong đó, độc đáo nhất phải kể tới Honda CT90 Trail, được sản xuất từ năm 1966 tới 1979. Hiện nay, "hậu duệ" của dòng xe này là Honda Cross Cub 110.Trước CT90 Trail, Honda đã từng tạo ra một dòng xe tương tự là CT200 Trail 90. Chúng là những mẫu xe địa hình đầu tiên được sản xuất bởi Honda. CT90 Trail dựa trên cơ sở chiếc Super Cub thế hệ thứ 2 (hay được người Việt Nam gọi là Honda Dame) với mục tiêu đem tới cho khách hàng một chiếc xe địa hình với chi phí rẻ, dễ sửa và bền bỉ như Super Cub.Dù được dựa trên cơ sở khung sườn của Cub nhưng để trở thành một chiếc xe địa hình, CT90 Trail đã được Honda thay đổi gần như toàn bộ. Thay vì phuộc "giò gà" đặc trưng của dòng xe Super Cub, CT90 Trail đã được trang bị phuộc ống lồng với khoảng hành trình lớn hơn và chịu lực tốt hơn.Giống như những dòng xe scrambler, CT90 Trail có tay lái cao và thoải mái. Cụm đèn trước tích hợp bảng đồng hồ của chiếc xe được lấy từ Honda SS50 (hay Honda 67 theo cách gọi của người Việt Nam). Bảng đồng hồ hình tam giác cho thấy chiếc CT90 này thuộc đời 1969 - đời duy nhất sử dụng loại đồng hồ này.Dựa trên cơ sở khung sườn Super Cub nhưng bình xăng của CT90 Trail có thể tích lớn hơn và thiết kế khác biệt hoàn toàn. Để hạn chế hư hỏng dàn nhựa, yếm của xe được cắt gọn tối đa và cặp ốp che hai bên thân xe cũng được tạo hình lại cứng cáp hơn.Được coi là mẫu xe địa hình "hạng nhẹ" nhưng CT90 Trail cũng có khung kèm tấm chắn bảo vệ kín gầm xe. Giống như những chiếc Cub 90 cc khác, CT90 Trail sở hữu động cơ 1 xi-lanh SOHC 2 van, 4 kỳ, làm mát bằng không khí dung tích thực 89 cc, có 4 cấp số và côn bán tự động.Điểm đặc biệt của mẫu xe này đó là bộ nhông với 2 tỷ số truyền cao-thấp khác nhau, có thể chuyển đổi linh hoạt để phù hợp với cả địa hình lẫn đường bằng. Phiên bản CT200 Trail 90 thế hệ trước cũng có khả năng chuyển đổi tỷ số truyền, nhưng thay đổi bằng đĩa tải phía sau thay vì nhông.Sự thay đổi này khiến hệ thống nhông xích của xe bền hơn, do nhông được che chắn kín bởi bưởng máy. Động cơ của xe có công suất tối đa 8 mã lực và mô-men xoắn cực đại 6,6 Nm. Giống như những chiếc Super Cub 90 cùng thời, bưởng côn của xe có dạng hình vòm tròn, thường được dân Việt Nam gọi với cái tên ngộ nghĩnh là "bụng ông Địa".Để chiếc xe có khả năng lội nước, Honda đã trang bị cho CT90 Trail pô vắt theo phong cách scrambler. Xe sử dụng phanh đùm cho cả 2 bánh và vành nan 17 inch như những phiên bản Cub khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của CT90 đó là bộ lốp gai địa hình thay vì lốp thường.Một điểm đặc biệt của CT90 Trail đó là chiếc xe có tùy chọn can xăng phụ ở phía sau, kèm theo khóa chống trộm. Trang bị này giúp biker không bị "mắc kẹt" khi offroad do hết xăng. Dù có đèn pha và đèn hậu nhưng chiếc xe không có xi-nhan do vào cuối thập niên 60, phần lớn các thị trường đều không yêu cầu trang bị này. Kể từ đời 1973 trở đi, xi-nhan mới trở thành trang bị có sẵn của dòng xe.Cũng được nhập vào Việt Nam cùng thời điểm với những chiếc Super Cub "đầu vênh máy cánh" hay Dame, tuy nhiên số lượng CT90 Trail ở Việt Nam hiếm hơn nhiều. Hiện tại, nhiều người chơi xe đã nhận ra giá trị của dòng xe này và bắt đầu săn lùng chúng.
Kể từ khi sản xuất lần đầu vào năm 1958, dòng xe số phổ thông Honda Super Cub có rất nhiều phiên bản và biến thể khác nhau. Trong đó, độc đáo nhất phải kể tới Honda CT90 Trail, được sản xuất từ năm 1966 tới 1979. Hiện nay, "hậu duệ" của dòng xe này là Honda Cross Cub 110.
Trước CT90 Trail, Honda đã từng tạo ra một dòng xe tương tự là CT200 Trail 90. Chúng là những mẫu xe địa hình đầu tiên được sản xuất bởi Honda. CT90 Trail dựa trên cơ sở chiếc Super Cub thế hệ thứ 2 (hay được người Việt Nam gọi là Honda Dame) với mục tiêu đem tới cho khách hàng một chiếc xe địa hình với chi phí rẻ, dễ sửa và bền bỉ như Super Cub.
Dù được dựa trên cơ sở khung sườn của Cub nhưng để trở thành một chiếc xe địa hình, CT90 Trail đã được Honda thay đổi gần như toàn bộ. Thay vì phuộc "giò gà" đặc trưng của dòng xe Super Cub, CT90 Trail đã được trang bị phuộc ống lồng với khoảng hành trình lớn hơn và chịu lực tốt hơn.
Giống như những dòng xe scrambler, CT90 Trail có tay lái cao và thoải mái. Cụm đèn trước tích hợp bảng đồng hồ của chiếc xe được lấy từ Honda SS50 (hay Honda 67 theo cách gọi của người Việt Nam). Bảng đồng hồ hình tam giác cho thấy chiếc CT90 này thuộc đời 1969 - đời duy nhất sử dụng loại đồng hồ này.
Dựa trên cơ sở khung sườn Super Cub nhưng bình xăng của CT90 Trail có thể tích lớn hơn và thiết kế khác biệt hoàn toàn. Để hạn chế hư hỏng dàn nhựa, yếm của xe được cắt gọn tối đa và cặp ốp che hai bên thân xe cũng được tạo hình lại cứng cáp hơn.
Được coi là mẫu xe địa hình "hạng nhẹ" nhưng CT90 Trail cũng có khung kèm tấm chắn bảo vệ kín gầm xe. Giống như những chiếc Cub 90 cc khác, CT90 Trail sở hữu động cơ 1 xi-lanh SOHC 2 van, 4 kỳ, làm mát bằng không khí dung tích thực 89 cc, có 4 cấp số và côn bán tự động.
Điểm đặc biệt của mẫu xe này đó là bộ nhông với 2 tỷ số truyền cao-thấp khác nhau, có thể chuyển đổi linh hoạt để phù hợp với cả địa hình lẫn đường bằng. Phiên bản CT200 Trail 90 thế hệ trước cũng có khả năng chuyển đổi tỷ số truyền, nhưng thay đổi bằng đĩa tải phía sau thay vì nhông.
Sự thay đổi này khiến hệ thống nhông xích của xe bền hơn, do nhông được che chắn kín bởi bưởng máy. Động cơ của xe có công suất tối đa 8 mã lực và mô-men xoắn cực đại 6,6 Nm. Giống như những chiếc Super Cub 90 cùng thời, bưởng côn của xe có dạng hình vòm tròn, thường được dân Việt Nam gọi với cái tên ngộ nghĩnh là "bụng ông Địa".
Để chiếc xe có khả năng lội nước, Honda đã trang bị cho CT90 Trail pô vắt theo phong cách scrambler. Xe sử dụng phanh đùm cho cả 2 bánh và vành nan 17 inch như những phiên bản Cub khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của CT90 đó là bộ lốp gai địa hình thay vì lốp thường.
Một điểm đặc biệt của CT90 Trail đó là chiếc xe có tùy chọn can xăng phụ ở phía sau, kèm theo khóa chống trộm. Trang bị này giúp biker không bị "mắc kẹt" khi offroad do hết xăng. Dù có đèn pha và đèn hậu nhưng chiếc xe không có xi-nhan do vào cuối thập niên 60, phần lớn các thị trường đều không yêu cầu trang bị này. Kể từ đời 1973 trở đi, xi-nhan mới trở thành trang bị có sẵn của dòng xe.
Cũng được nhập vào Việt Nam cùng thời điểm với những chiếc Super Cub "đầu vênh máy cánh" hay Dame, tuy nhiên số lượng CT90 Trail ở Việt Nam hiếm hơn nhiều. Hiện tại, nhiều người chơi xe đã nhận ra giá trị của dòng xe này và bắt đầu săn lùng chúng.