Để tạo ra chiếc siêu xe Ford Mustang được ghép từ 2 thế hệ cũ nhất và mới nhất này, Ford đã hợp tác cùng với Bảo tàng vinh danh các nhà phát minh Quốc gia Mỹ (NHIF). Hiện tại, chiếc xe đang được trưng bày tại Trụ sở chính của Cục đăng ký bản quyền Mỹ tại Alexandria, bang Virginia.Trên thực tế, Ford đã "cưa đôi" chiếc Mustang thế hệ đầu tiên năm 1965 và Mustang thế hệ mới theo chiều dọc, sau đó tiếp tục lấy khoảng 60% chiều ngang mỗi chiếc xe. Về kiểu dáng, có thể thấy rằng dù hoàn toàn khác biệt, nhưng Mustang đời mới vẫn mang nhiều nét thiết kế đặc trưng đã có từ thế hệ đầu tiên.Tuy nhiên, trong khi đa số khách thăm quan tập trung so sánh sự khác biệt về ngoại hình giữa 2 thế hệ Mustang thì Ford và NHIF muốn thông qua "tác phẩm" này để kể về câu chuyện về những phát minh sáng tạo trên dòng xe. Theo Ford, khi Mustang được giới thiệu lần đầu vào năm 1965, hãng đã không đăng ký bản quyền thiết kế chi tiết nào trên xe.Nhưng sau khi bán được hơn 1 triệu chiếc Mustang chỉ sau 18 tháng, Ford đã bắt đầu dần đăng ký bản quyền thiết kế các chi tiết trên xe. Vào cuối năm 1965, đã có tổng cộng hơn 100 chi tiết trên Mustang thế hệ đầu sử dụng những bản quyền từ Ford, từ loa đặt ở hàng ghế sau, mui gập mở tự động và đèn xi-nhan tự tắt.Ở thế hệ Mustang mui trần mới nhất, Ford cũng đã được cấp 36 bằng sáng chế cho chiếc xe như cấu trúc túi khí, hệ thống tự gọi 911 cứu hộ và hàng loạt các công nghệ khác. Những chi tiết đã đăng ký bản quyền này khiến cho Mustang không thể bị lẫn với bất kỳ mẫu xe nào khác.Dù là một mẫu xe trưng bày, nhưng những người thăm quan được phép vào trong chiếc Mustang đặc biệt này để có thể trực tiếp so sánh sự khác biệt giữa 2 thế hệ Mustang.
Để tạo ra chiếc siêu xe Ford Mustang được ghép từ 2 thế hệ cũ nhất và mới nhất này, Ford đã hợp tác cùng với Bảo tàng vinh danh các nhà phát minh Quốc gia Mỹ (NHIF). Hiện tại, chiếc xe đang được trưng bày tại Trụ sở chính của Cục đăng ký bản quyền Mỹ tại Alexandria, bang Virginia.
Trên thực tế, Ford đã "cưa đôi" chiếc Mustang thế hệ đầu tiên năm 1965 và Mustang thế hệ mới theo chiều dọc, sau đó tiếp tục lấy khoảng 60% chiều ngang mỗi chiếc xe. Về kiểu dáng, có thể thấy rằng dù hoàn toàn khác biệt, nhưng Mustang đời mới vẫn mang nhiều nét thiết kế đặc trưng đã có từ thế hệ đầu tiên.
Tuy nhiên, trong khi đa số khách thăm quan tập trung so sánh sự khác biệt về ngoại hình giữa 2 thế hệ Mustang thì Ford và NHIF muốn thông qua "tác phẩm" này để kể về câu chuyện về những phát minh sáng tạo trên dòng xe. Theo Ford, khi Mustang được giới thiệu lần đầu vào năm 1965, hãng đã không đăng ký bản quyền thiết kế chi tiết nào trên xe.
Nhưng sau khi bán được hơn 1 triệu chiếc Mustang chỉ sau 18 tháng, Ford đã bắt đầu dần đăng ký bản quyền thiết kế các chi tiết trên xe. Vào cuối năm 1965, đã có tổng cộng hơn 100 chi tiết trên Mustang thế hệ đầu sử dụng những bản quyền từ Ford, từ loa đặt ở hàng ghế sau, mui gập mở tự động và đèn xi-nhan tự tắt.
Ở thế hệ Mustang mui trần mới nhất, Ford cũng đã được cấp 36 bằng sáng chế cho chiếc xe như cấu trúc túi khí, hệ thống tự gọi 911 cứu hộ và hàng loạt các công nghệ khác. Những chi tiết đã đăng ký bản quyền này khiến cho Mustang không thể bị lẫn với bất kỳ mẫu xe nào khác.
Dù là một mẫu xe trưng bày, nhưng những người thăm quan được phép vào trong chiếc Mustang đặc biệt này để có thể trực tiếp so sánh sự khác biệt giữa 2 thế hệ Mustang.